Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 9 Chân trời bài 3: Ngọ Môn (Theo Lê Đình Phúc)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 3: Ngọ Môn (Theo Lê Đình Phúc). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 3.2. VĂN BẢN NGỌ MÔN

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Đặc điểm của văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

- Tác dụng của cách trình bày thông tin trong văn bản như: trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, các đối tượng phân loại, so sánh và đối chiếu,...

- Thông tin cơ bản của văn bản; ý nghĩa của nhan đề trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.

- Vai trò của các chi tiết quan trọng trong văn bản.

- Quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ (như đồ thị, sơ đồ) dùng để biểu đạt thông tin trong văn bản.

B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

I. Trải nghiệm cùng văn bản

1. Đọc

- Cách đọc: HS có thể áp dụng những kĩ năng đọc sau:

+ Đọc quét: đọc kĩ một vài chỗ trong một đoạn/ phần VB để tìm lại những cụm từ, thông tin quan trọng.

+ Đọc lướt: đọc nhanh qua một số đoạn/ trang để nắm bắt thông tin chính của VB.

II. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

1. Tìm hiểu đặc điểm hình thức và cấu trúc của kiểu văn bản giới thiệu một di tích lịch sử được thể hiện trong văn bản Ngọ Môn

a. Đặc điểm về cấu trúc

Cấu trúc

Biểu hiện trong văn bản Ngọ Môn

Phần mở đầu

Ngọ Môn là cống chính, cổng phía nam của Hoàng thành được xây dựng vào năm 1833... vị vua cuối cùng của Việt Nam vào ngày 30/8/1945.”: Giới thiệu khái quát về di tích lịch sử Ngọ Môn ở Huế.

Phần nội dung

Đặc điểm kiến trúc Ngọ Môn... Chúng được làm tương đối đơn giản, không cầu kì nhưng lại rất thanh thoát, đẹp mắt, có tính mĩ thuật cao.”: Giới thiệu một cách có hệ thống những phương diện khác nhau (đặc điểm kiến trúc, nét riêng trong cách trang trí) làm nên giá trị biểu tượng của Ngọ Môn trong kiến trúc cung đình Huế.

Phần kết thúc

“Ngọ Môn là một tổng thể kiến trúc có - vóc dáng đó... phong cảnh thiên nhiên và tình cảm, tâm hồn của người dân đất Việt nói chung, xứ Huế nói riêng"... Nhận xét khái quát về giá trị của di tích Ngọ Môn; qua đó bày tỏ tình cảm, thái độ của người viết dành cho di tích.

b. Đặc điểm về hình thức

- Sơ đồ tư duy.BÀI 3.2. VĂN BẢN NGỌ MÔN

2. Cách trình bày thông tin trong văn bản Ngọ Môn

a. Sapo

Sapo được hiểu là phần mở đầu của bài báo, nằm ngay dưới tiêu đề, có vai trò tóm tắt khái quát nội dung chính của toàn bài viết.

- Sapo trong văn bản Ngọ Môn: “Ngọ Môn là công trình kiến trúc … cố đô Huế”. => Giới thiệu tóm tắt nội dung bài viết, tạo sự lôi cuốn đối với người đọc.

b. Cách trình bày thông tin theo đối tượng phân loại

- Phần VB thể hiện rõ cách trình bày thông tin theo đối tượng phân loại: “Về mặt kiến trúc, có thể chia tổng thể Ngọ Môn ra thành hai hệ thống: hệ thống nền đài ở dưới và hệ thống lầu Ngũ Phụng ở trên... nên người ta đã xây thêm một nền lâu đài lỗi cao 1,11 m để vừa tôn cao lầu lên, vừa tránh được mưa gió tạt vào trong lòng lầu...”.

- Cơ sở xác định:

+ Trước tiên, nội dung của đoạn “Về mặt kiến trúc, có thể chia tổng thể Ngọ Môn ra thành hai hệ thống: hệ thống nền đài ở dưới và hệ thống lầu Ngũ Phụng ở trên ... từ tổng thể đến chi tiết” giới thiệu khái quát về tổng thể kiến trúc phức tạp của Ngọ Môn.

+ Sau đó, phần VB “Nền đài cao gần 5m... nên người ta đã xây thêm một nền lâu đài lồi cao 1,11 m để vừa tôn cao lầu lên, vừa tránh được mưa gió tạt vào trong lòng lầu” giới thiệu cụ thể hai thành phần của kiến trúc ấy là hệ thống nền đài và hệ thống lầu Ngũ Phụng.

- Tác dụng: Vừa giúp người đọc hình dung về tổng thể, vừa cung cấp những thông tin chi tiết cụ thể về hệ thống kiến trúc của Ngọ Môn. Điều đó góp phần làm rõ đặc điểm của di tích Ngọ Môn, hướng đến thực hiện mục đích của VB (cung cấp thông tin về di tích lịch sử Ngọ Môn). 

c. Nhận xét về cách trình bày thông tin của văn bản Ngọ Môn

- Về cách trình bày thông tin, VB phối hợp nhiều cách trình bày thông tin:

+ Trình bày thông tin theo trật tự không gian (ví dụ: đoạn mô tả kết cấu các cửa của nền đài,...).

+ Trình bày theo các đối tượng phân loại (cấu trúc của hai hệ thống: hệ thống nền đài, hệ thống lầu Ngũ Phụng).

+ Trình bày thông tin theo mối quan hệ nhân quả (thông tin lí giải về tên gọi lầu Ngũ Phụng theo quan niệm dân gian).

3. Phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản Ngọ Môn

- Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong VB: hình ảnh.

- Vai trò: minh hoạ trực quan cho nội dung thông tin được trình bày trong VB, giúp những thông tin trở nên dễ hình dung, cụ thể, sinh động hơn với người đọc.

=> Mối quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ trong VB Ngọ Môn: hình ảnh minh hoạ trực quan cho thông tin được trình bày bằng ngôn ngữ, thông tin được trình bày bằng ngôn ngữ có tác dụng thuyết minh, giải thích rõ hơn các yếu tố của hình ảnh.

4. Nhan đề, thông tin cơ bản và thông tin chi tiết trong văn bản Ngọ Môn

a. Phân biệt thông tin cơ bản và thông tin chi tiết trong VB thông tin.

- Thông tin cơ bản là nội dung chính, quan trọng nhất mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua một đoạn văn hoặc VB. 

- Thông tin chi tiết là những phương tiện ngôn ngữ (từ ngữ, câu văn, đoạn văn,...) và phương tiện phi ngôn ngữ được dùng để diễn giải, làm rõ thông tin cơ bản.

b. Mối quan hệ giữa nhan đề và thông tin cơ bản của VB Ngọ Môn

- Thông tin cơ bản trong VB Ngọ Môn:

+ Đặc điểm kiến trúc của Ngọ Môn.

+ Những nét riêng trong cách trang trí Ngọ Môn.

- Sơ đồ: (đính kèm Phụ lục phía dưới).

c. Những thông tin chi tiết liên quan đến nền đài và lầu Ngũ Phụng trong văn bản “Ngọ Môn”

Thông tin chi tiết

Nội dung

Vai trò

Nền đài cao gần 5 m, đáy dài 57,77 m gần như là một sự tiếp nối của dãy thành ... Quanh trên nền đài là hệ thống tường hoa lan can được trang trí bằng nhiều kiểu gạch hoa đúc rỗng tráng men ngũ sắc…

Thông tin chi tiết về kích thước, hình dạng, cấu trúc của nền đài, kiến trúc năm của của Ngọ Môn, chất liệu, hệ thống bậc cấp bằng đá thanh ở hai bên, hệ thống tường hoa lan can bao quanh phía trên nền đài.

Cung cấp thông tin rõ ràng, cụ thể về hai bộ phận cấu thành nên kiến trúc của Ngọ Môn, làm cho thông tin cơ bản trong “Đặc điểm kiến trúc Ngọ Môn” trở nên rõ hơn. 

Lầu Ngũ Phụng trên nền đài có hai tầng, tầng dưới lớn, tầng trên nhỏ, với 13 gian kết cấu thành một bộ khung cũng theo hình chữ U như nền đài ... xây thêm một nền lâu đài lồi cao 1,11 m để vừa tôn cao lầu lên, vừa tránh được mưa gió tạt vào trong lòng lầu,...

Thông tin chi tiết về kết cấu, nội dung lí giải về tên gọi lầu Ngũ Phụng, hình dạng, chất liệu,... của lầu Ngũ Phụng.

Chi tiết hình ảnh minh hoạ

BÀI 3.2. VĂN BẢN NGỌ MÔN

5. Tổng kết

a. Nội dung

Văn bản Ngọ môn cũng cấp những thông tin chi tiết về đặc điểm kiến trúc và những nét riêng độc đáo của di tích lịch sử Ngọ môn.

b. Nghệ thuật

Trình bày rõ ràng, sử dụng các đề mục.

- Sử dụng yếu tố miêu tả hợp lý, giúp bài viết trở nên hấp dẫn, lôi cuốn.

- Sử dụng nhiều hình ảnh minh họa trực quan, sinh động.

- Vận dụng từ ngữ chuyên ngành đa dạng, hợp lý, giúp cũng cấp nhiều kiến thức bổ ích, lí thú.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 9 CTST bài 3: Ngọ Môn (Theo Lê Đình Phúc), kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 3: Ngọ Môn (Theo Lê Đình Phúc), Ôn tập Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 3: Ngọ Môn (Theo Lê Đình Phúc)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác