Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Chân trời bài 10: Sông Đáy (Nguyễn Quang Thiếu) (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 10: Sông Đáy (Nguyễn Quang Thiếu) (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Mở đầu văn bản, sông Đáy được so sánh với ai?

  • A. Người cha.
  • B. Người mẹ.
  • C. Người anh. 
  • D. Người chị.

Câu 2: Tác giả cảm thấy như thế nào khi sống xa quê?

  • A. Hạnh phúc.
  • B. Thoải mái.
  • C. Như người bước hụt.
  • D. Bình thản.

Câu 3: Hình ảnh nào được dùng để miêu tả đôi mắt nhớ thương của tác giả?

  • A. Hái hốc đất ven bờ.
  • B. Hai ngọn đèn.
  • C. Hai dòng sông. 
  • D. Hai cánh đồng.

Câu 4: Mùi gì được nhắc đến trong bài thơ “Sông Đáy”?

  • A. Mùi hoa.
  • B. Mùi cá.
  • C. Mùi cát khô và mùi tóc mẹ.
  • D. Mùi nước sông.

Câu 5: Trong bài thơ, chủ thể trữ tình xưng là gì?

  • A. Anh.
  • B. Em.
  • C. Tôi.
  • D. Chúng ta.

Câu 6: Khi trở lại quê hương, tác giả nhận thấy điều gì về mẹ mình?

  • A. Mẹ vẫn trẻ như xưa.
  • B. Mẹ đã già như cát bên bờ.
  • C. Mẹ không còn ở đó nữa.
  • D. Mẹ vẫn mạnh khỏe như xưa.

Câu 7: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

  • A. Thơ lục bát. 
  • B. Thơ tự do.
  • C. Thơ 5 chữ. 
  • D, Thơ 7 chữ. 

Câu 8: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm về hình thức của bài thơ?

  • A. Không vần. 
  • B. Ngắt nhịp phóng túng theo cảm xúc.
  • C. Sử dụng nhiều từ Hán Việt. 
  • D. Từ ngữ được kết hợp mới lạ.

Câu 9: Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều trong bài thơ? 

  • A. Ẩn dụ.
  • B. So sánh. 
  • C. Điệp ngữ.
  • D. Hoán dụ.

Câu 10: Hình ảnh nào sau đây không được sử dụng trong bài thơ để miêu tả nỗi nhớ quê của tác giả? 

  • A. Người bước hụt. 
  • B. Tiếng cá quẫy tuột câu. 
  • C. Hốc đất ven bờ. 
  • D. Cánh chim bay về tổ.

Câu 11: Trong bài thơ, mối quan hệ giữa hình ảnh sông Đáy và người mẹ được miêu tả như thế nào? 

  • A. Đối lập nhau. 
  • B. Song hành và soi chiếu vào nhau. 
  • c. Hoàn toàn tách Ibiệt. 
  • d. ChỈ xuất hiện riêng lẻ. 

Câu 12: Khi tác giả nhớ và mong được nhìn thấy dòng sống, điều đó cũng đồng nghãi với việc gì? 

  • A. Tác giả chỉ mong nhìn thấy dòng sông. 
  • B. Tác giả mong được nhìn thấy mẹ. 
  • C. Tác giả muốn quên đi hình ảnh người mẹ. 
  • D. Tác giả không có cảm xúc gì đặc biệt.  

Câu 13: Câu thơ nào thể hiện rõ nhất sự gắn kết giữa kí ức về mẹ và kí ức về sông Đáy?

  • A. "Sông Đáy ơi, Sông Đáy ơi... chiều nay tôi trở lại"
  • B. "Mẹ tôi đã già như cát bên bờ"
  • C. "Tôi quỳ xuống vốc cát ấp vào mặt"
  • D. "Toả mát xuống cơn đau tôi là tóc mẹ bến mòn đứng đợi"

Câu 14: Thông điệp chính của bài thơ là gì?

  • A. Hãy quên đi quá khứ để hướng tới tương lai.
  • B. Trân trọng và gìn giữ kí ức tuổi thơ gắn với quê hương và mẹ.
  • C. Phải luôn sống ở quê hương mới có thể hiểu về nó.
  • D. Chỉ có những kỉ niệm vui mới đáng được gìn giữ.

Câu 15: Nội dung chính của bài thơ “Sông Đáy” là gì?

  • A. Hình ảnh sông Đáy và hình ảnh quê hương trong tâm hồn nhà thơ.
  • B. Hình ảnh sống Đáy và kí ức tuổi thơ của tác giả.
  • C. Hình ảnh sông Đáy và hình ảnh người mẹ trong tâm hồn nhà thơ. 
  • D. Hình ảnh sông Đáy và nỗi nhớ quê hương của nhà thơ.

Câu 16: Chủ đề chính của bài thơ “Sông Đáy” là gì? 

  • A. Vẻ đẹp của thiên nhiên quê hương. 
  • B. Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ dành cho con sông quê hương và người mẹ.
  • C. Sự thay đổi của quê hương theo thời gian. 
  • D. Nỗi buồn của nhà thơ khi xa quê hương.

 


Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác