Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều Ôn tập học kì II (P4)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều học kì 2 (P4) . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Các lĩnh vực mà Nguyễn Trãi có đóng góp: 

  • A. Các tác phẩm văn học, thơ ca.
  • B. Các tác phẩm trên nhiều lĩnh vực như: tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, lịch sử, địa lí, văn học,...
  • C. A và B đúng
  • D. A và B sai

Câu 2: Bài viết đã dẫn ra những tác phẩm nào của Nguyễn Trãi?

  • A. Ngôn Chí
  • B. Quốc âm thi tập
  • C. Tặng bạn (Tặng hữu nhân)
  • D. Mạn thuật
  • E. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 3: Văn bản "Nguyễn Trãi - Cuộc đời và sự nghiệp" gồm mấy phần?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 4: Đại cáo trong nhan đề tác phẩm được hiểu là:

  • A. Bài văn nghị luận được vua chúa, thủ lĩnh dùng để công bố một việc, một vấn đề gì đó.
  • B. Bài văn nghị luận được vua chúa, thủ lĩnh dùng để công bố những việc trọng đại đến muôn dân.
  • C. Bài văn nghị luận được viết bằng văn biền ngẫu có độ dài và dung lượng lớn.
  • D. Bài văn nghị luận được viết ra vì đại nghiệp, đại sự.

Câu 5:  Là một áng “thiên cổ hùng văn”, thành công quan trong, dễ thấy nhất của Đại cáo bính Ngô là đã kết hợp một cách tự nhiên, hài hòa giữa:

  • Yếu tố lịch sử và yếu tố nghệ thuật
  • Yếu tố lí trí và yếu tố cảm xúc
  • Yếu tố chính luận và yếu tố văn chương
  • Yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình

Câu 6: Ở "Bình Ngô đại cáo", Nguyễn Trãi tố cáo giặc Minh về:

  • A. Chủ trương đồng hóa.
  • B. Chủ trương cai trị thâm độc
  • C. Tội ác của giặc.
  • D. Cả B, C đều đúng.

Câu 7: Dòng nào sau đây khái quát không đúng những đóng góp của Nguyễn Trãi trong quá trình phát triển của văn học dân tộc

 

  • A. Nghệ thuật viết văn chính luận kiệt xuất
  • B. Nhà thơ trữ tình sâu sắc
  • C. Là người tiên phong sáng tạo trong thơ Nôm, viết nhiều và hay nhất
  • D. Có nhiều bài sáng tác theo thể thơ thuần chất dân tộc nhất.

Câu 8: Bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43) thuộc thể loại nào sau đây?

  • A. Thơ chữ Hán thất ngôn bát cú Đường luật.
  • B. Thơ chữ Hán tứ tuyệt Đường luật.
  • C. Thơ chữ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật.
  • D. Thơ chữ Nôm tứ tuyệt Đường luật. 

Câu 9:  Bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43) được sáng tác vào thời gian nào?

  • A. Trong thời gian Nguyễn Trãi làm quan cho nhà Hồ.
  • B. Trước khi Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn.
  • C. Cùng thời gian khi ôn viết Đại cáo bình Ngô.
  • D. Sau khi đánh đuổi quân Minh xâm lược, thời kỳ xây dựng đất nước.

Câu 10: Chủ đề bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43) là gì?

  • A. Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên.
  • B. Ca ngợi vẻ đẹp đất nước.
  • C. Ca ngợi khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho muôn nhà của Nguyễn Trãi.
  • D. Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước và khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho muôn nhà của Nguyễn Trãi.

Câu 11: Đoạn văn sau đây dùng phép liệt kê nhằm mục đích gì?

"Dưới vườn, con chích bông kêu chiếp chiếp chuyền từ luống rau diếp sang bụi hành hoa. Đàn vành khuyên hót ríu ran lướt qua ngạc cây xoan xuống khóm chuối ngự. Con vành khuyên, con bạc má đã ngửi thấy mùi chuối thơm. Buồng chuối ngự vàng hây, con chào mào, con vàng anh đã khoét vỏ từ lúc nào, ăn chưa hết, bỏ lại".

(Tô Hoài)

  • A. Diễn tả vẻ linh hoạt, đáng yêu của những chú chim trong khu vườn nhỏ, thể hiện một cách nhìn quan sát hết sức tinh tế của tác giả.
  • B. Miêu tả sự đa dạng trong cách kiếm ăn của các loài chim.
  • C. Miêu tả sự đa dạng về tiếng hót của các loài chim.
  • D. Miêu tả sự phong phú về màu lông của các loài chim.

Câu 12: Liệt kê là gì?

  • A. Là việc kể ra hàng loạt những sự vật, sự việc quan sát được trong thực tế.
  • B. Là việc sắp xếp các từ, cụm từ không theo một trình tự nào nhằm diển tả sự phong phú của đời sống tư tưởng, tình cảm
  • C. Là sự sắp xếp nối tiếp các từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm
  • D. Là sự xen kẽ các từ hay cụm từ nhằm thể hiện ý đồ của người viết hoặc nhgười nói.

Câu 13: Câu văn sau đây dùng biện pháp tu từ gì ?

"Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán …"

 

  • A. So sánh
  • B. Ẩn dụ
  • C. Hoán dụ
  • D. Liệt kê

Câu 14: Hoàn cảnh ra đời của "Thư dụ Vương Thông lần nữa" là gì?

  • A. sau khi Liễu Thăng không đợi lệnh vua Minh đã "tự ý giảng hoà" với quân Lam Sơn rồi rút quân về nước.
  • B. sau khi Vương Thông bị giết ở gò Mã Yên.
  • C. sau khi Liễu Thăng bị giết ở gò Mã Yên, Vương Thông không đợi lệnh vua Minh đã "tự ý giảng hoà" với quân Lam Sơn rồi rút quân về nước.
  • D. sau khi quân ta vây thành Đông Quan..

Câu 15:  Phân tích nghệ thuật lập luận được Nguyễn Trãi thể hiện trong bức thư.

  • A. Lập luận của Nguyễn Trãi trong Thư dụ Vương thông lần nữa rất chặt chẽ. Nghệ thuật lập luận trong bức thư bắt đầu từ quan niệm dùng binh là phải biết thời và thế; tiếp theo phân tích thế  của quân Vương Thông ở thành Đông Quan, chỉ ra sau cớ bại vong tất yếu, cuối cùng khuyên chúng phải rút quân về nước sẽ có lợi hơn cả.
  • B. Bức thư không chỉ thuần túy nói lí lẽ mà còn bày tỏ thái độ khinh bỉ, xỉ mắng, vạch mặt quân giặc, đánh vào niềm hi vọng của chúng vào viện binh. Cuối cùng lại khiêu khích giặc bằng cách sỉ nhục và thách đánh để tỏ uy thế của quân ta.
  • C. Tác giả không chỉ dùng lí lẽ mà còn vỗ về, hứa hẹn tạo điều kiện cho giặc rút lui làm cho chúng mềm lòng.
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 16: Tác phẩm chính của tác giả tác phẩm "Kiêu binh nổi loạn":

  • A. Đại Nam Quốc túy
  • B. Hoàng Việt hưng long chí
  • C. A và B đúng
  • D. A và B sai

Câu 17:  Ý nào dưới đây là sự kiện chính của mỗi phần trong văn bản "Người ở bến sông Châu"?

  • A. chú San đi lấy vợ, dì Mây đi bồ đội trở về. Hai người họ đã cuộc nói chuyện trong tình cảnh đầy trớ trêu, nghiệt ngã. 
  • B. tâm trạng buồn bã, thơ thẩn đến não lòng của dì Mây thông qua những cuộc nói chuyện với mẹ, Mai và lũ bạn của Mai.
  • C. dì Mây đỡ đẻ giúp vợ của chú San sinh em bé do vợ chú vượt cạn thiếu tháng, thai ngôi bị ngược.
  • D. Số phẩn con người hẩm hiu, đầy đau thương do hậu quả chiến tranh để lại.
  • E. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 18: Nhận định nào dưới đây là đúng về dì Mây?

  • A. Dì Mây là người dũng cảm, gan dạ, dâng hiến quãng đời thanh xuân tươi đẹp cho cách mạng
  • B. Dì Mây có mối tình đằm thắm, trong sáng với chú San, tuy nhiên lại rơi vào nghịch cảnh éo le
  • C. Dì Mây có lòng nhân hậu vị tha, thương người
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 19: Những chi tiết trong phần 2 của văn bản miêu tả tâm trạng của người lính Giải phóng trong đêm cuối cùng của chiến tranh.

  • A. Vậy là cuối cùng, đã đến với chúng tôi một đêm bức bối và hồi hộp lạ thường.
  • B. ...thân xác chúng tôi căng lên hết nỗi.
  • C. Chúng tôi lắng theo bước chân chiến thắng của đồng đội, chúng tôi lo làm nhiệm vụ được giao.
  • D. Mọi thứ dịu đi nhưng tuyệt nhiên không một ai muốn chợp mắt. 
  • E. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 20: Tình huống nào ở cuối truyện khiến ma xơ Giám đốc Cô nhi viện phải xuất hiện?

  • A. Bọn trẻ trong nhà nguyện khóc khi các chiến sĩ Giải phóng đập cửa
  • B. Nhà nguyện, nơi giấu các em bé, có thể trúng bom đạn máy bay
  • C. Khi nghe được lệnh phá khóa, gọi hàng người trốn trong nhà nguyện
  • D. Khi nghe tin thành phố Sài Gòn được giải phóng

Câu 21: Những chi tiết miêu tả thái độ của ma xơ Giám đốc Cô nhi viện lúc được yêu cầu mở cửa nhà nguyện.

 

  • A. ...bước chân lẩu bẩy nhưng khựng lại.
  • B. Khi bà gắng giơ cao một chùm chìa khóa, hào hển điều chi mà khi đến gần mới nghe rành: - Xin đừng bắn vô trỏng, trung úy...
  • C. Mới chỉ qua một đêm, ma xơ đã gầy rộc hẳn đi.
  • D. Bà cúi xuống, đôi tay gầy guộc run rẩy lần tìm chiếc chìa khóa nhà nguyện.
  • E. Thoắt một cái, động tác của ma xơ bỗng trở nên nhanh hoạt lạ lùng.
  • F. Bà nấc lên: - Lạy Chúa, xin các ông đừng giết. Chúng đâu có tội, chúng không có tội...
  • G. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 22: Bài thơ “Đất nước” nằm trong tập thơ nào dưới đây?

  • A. Dòng sông trong xanh
  • B. Tia nắng
  • C. Người chiến sĩ
  • D. Bài thơ Hắc Hải

Câu 23: Điền từ vào chỗ trống: Phần một của "Đất nước" đã vẽ lên bức tranh mùa thu có ......, đường nét, màu sắc những chứa đầy tâm trạng của người ra đi "Người ra đi... lá rơi đầy".

 

  • A. hình ảnh
  • B. hình thể
  • C. hình khối
  • D. hình thức

Câu 24: Phong cách nghệ thuật của tác giả bài thơ "Lính đảo hát tình ca trên đảo": 

  • A. Mộc mạc, bình dị
  • B. Giản dị, gần gũi, giàu chất nhạc
  • C. Gần gũi thiên nhiên, ca ngợi vẻ đẹp đất nước
  • D. Bình dị, gần gũi, ca ngợi những người nông dân chân lấm tay bùn, chăm chỉ, thật thà.

Câu 25: Những ý nào dưới đây là tác phẩm của tác giả bài thơ "Lính đảo hát tình ca trên đảo"?

  • A. Góc sân và khoảng trời
  • B. Từ góc sân nhà em
  • C. Khúc hát người anh hùng
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 26: Thể thơ của tác phẩm "Lính đảo hát tình ca trên đảo" là gì?

  • A. Thất ngôn bát cú
  • B. 4 chữ
  • C. 5 chữ 
  • D. Tự do

Câu 27: Giá trị nội dung của tác phẩm Đi trong hương tràm là gì?

  • A. Bức tranh Đồng bằng sông Cửu Long đầy sắc hương 
  • B. Khung cảnh sinh hoạt nơi sông nước
  • C. Tình cảm nhớ thương của người đi xa khi nhớ về nhà
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 28: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm Đi trong hương tràm là gì?

  • A. Biện pháp so sánh, nhân hóa, điệp từ điệp ngữ được sử dụng hiệu quả
  • B. Ngôn ngữ thơ trong sáng thiết tha
  • C. A và B đúng
  • D. A và B sai

Câu 29: Không gian, thời gian, hình ảnh hòa tràm trong Đi trong hương tràm phần 1 được miêu tả như thế nào?

 

  • A. Không gian: trong gió, mây.
  • B. Thời gian: buổi sáng.
  • C. Hình ảnh hoa tràm: e ấp trong vòm lá, khắp trời hương tỏa bay.
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 30: Nội dung phần 1 của bài thơ Mùa hoa mận là gì?

  • A. Trẻ con trong mùa hoa mận nở
  • B. Người lớn trong mùa hoa mận nở
  • C. Thiên nhiên, cảnh vật trong mùa hoa mận nở
  • D. Cảnh hoa mận tàn

Câu 31: Nội dung phần 2 của bài thơ Mùa hoa mận là gì?

  • A. Trẻ con trong mùa hoa mận nở
  • B. Người lớn trong mùa hoa mận nở
  • C. Thiên nhiên, cảnh vật trong mùa hoa mận nở
  • D. Cảnh hoa mận tàn

Câu 32: Nội dung phần 3 của bài thơ Mùa hoa mận là gì?

 

  • A. Trẻ con trong mùa hoa mận nở
  • B. Người lớn trong mùa hoa mận nở
  • C. Thiên nhiên, cảnh vật trong mùa hoa mận nở
  • D. Cảnh hoa mận tàn

Câu 33: "Thơ, điệu hồn và cấu trúc" xuất bản năm bao nhiêu

  • A. 2005
  • B. 2006
  • C. 2007
  • D. 2008

Câu 34:  Theo văn bản trên, một tác phẩm văn học được xem là hấp dẫn khi tác phẩm ấy khiến cho người đọc:

  • A. Mải mê đọc và quên hết nội dung của tác phẩm
  • B. Thích thú đi tìm những kiến thức ở ngoài tác phẩm
  • C. Cùng sống với thế giới do nhà văn sáng tạo ra
  • D. Thấy hiện ra trên trang sách cả một thế giới đương đại

Câu 35: Chiêm nghiệm của Nguyễn Đình Thi về việc "bừng thức tỉnh, tự nhận thấy rõ tâm hồn mình, thực sự tìm thấy mình" khi đến với văn học cho biết điều gì?

  • A. Vai trò của nhà văn đối với nghệ thuật
  • B. Sức mạnh của nghệ thuật vị nghệ thuật
  • C. Chức năng giải trí của văn học nghệ thuật
  • D. Khả năng thanh lọc tâm hồn của văn học

Câu 36: Hãy sắp xếp lại các ý sau cho đúng với trình tự: luận điểm, các lí lẽ, dẫn chứng mà tác giả đã trình bày ở phần 2.

A. Tác động thẩm mĩ có đặc điểm và quy luật riêng rất uyển chuyển.

B. Xin lấy một ví dụ, những suy nghĩ của Ta-go khi đọc Sếch-xpia.

C. Thường là trực tiếp, gần như bằng trực giác và bằng liên tưởng rất linh hoạt, chịu sự quy định của rất nhiều yếu tố.

D. Không nên nghĩ rằng tác động của tác phẩm cũng như sự liên hệ của người đọc bao giờ cũng phải thông qua con đường lô gích.

E. Rồi sau đó, ta mới có thể dùng tư duy lô gích để giải thích.

  • A. D - B - C - E - A
  • B. D - A - C - E - B
  • C. D - E - C - B - A
  • D. D - B - A - E - C

Câu 37:  Biểu hiện của việc làm tổn thương người khác:

  • A. Trong lúc bạn phát ngôn, bạn không chắc đã ý thức được lời phê bình của mình ảnh hưởng đến người khác
  • B. Bạn có thể đã đáp trả lại lời chỉ trích của người khác bằng nhận xét đầy ác ý
  • C. Cặp mắt trừng trừng, ánh nhìn lơ đi, cái nhếch mép, đôi môi trễ xuống…
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 38: Những hệ quả tích cực từ lời cam kết “Không làm tổn thương người khác”:

  • A. Chúng ta cảm thấy nhẹ nhõm và thanh thản về cả thể chất và tinh thần
  • B. Chúng ta không phải đoán già đoán non liệu những hành động của mình sẽ gây ra tác động hay hậu quả thế nào đối với người khác
  • C. Mỗi ngày đem đến một dòng chảy mới đem cảm giác hạnh phúc và bình yên cho chúng ta
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 39: Một số những lời khuyên hoặc câu danh ngôn về lối sống xuất hiện trong văn bản Đừng gây tổn thương là:

  • A. Đừng nói với người khác những điều mà bạn không muốn nghe.
  • B. Nói đơn giản hơn là bạn chẳng được lợi gì khi đối xử với người khác không tử tế.
  • C. Chúng ta không cần đáp trả bằng thái độ tương tự khi ai đó đối xử tệ với mình.
  • D. Chọn cách ứng xử cùng với yêu thương không quá khó so với chọn cách đáp trả tàn nhẫn.
  • E. “Chúng ta chỉ được giao phó một nhiệm vụ duy nhất, đó là yêu thương lẫn nhau. Nếu không thể làm được như vậy thì ít nhất hãy cố gắng kiềm chế để không xúc phạm nhau”.
  • F. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 40: Theo tác giả, thế nào là "thô lỗ"?

  • A. Bất cứ điều gì không thể hiện sự chú tâm của chúng ta thì được coi là sự thô lỗ.
  • B. Thô tục, lỗ mãng trong cách giao tiếp, đối xử, ăn nói thô lỗ, người đàn ông thô lỗ, Đồng nghĩa : lỗ mãng, thô tục.
  • C. Nói hoặc hành động theo cách bất lịch sự hoặc khiếm nhã, thường là theo cách cố ý.
  • D. Có thể được sử dụng để đủ điều kiện cho một cá nhân không có trình độ học vấn và hành động thiếu văn minh .

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác