Trắc nghiệm Ngữ văn 10 cánh diều bài Tự đánh giá Xử kiện
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm văn 10 bài Tự đánh giá Xử kiện - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Sự việc trong đoạn trích diễn ra ở đâu?
A. Chốn huyện nha
- B. Nhà Thị Hến
- C. Nhà Trùm Sò
- D. Nhà Đề Hầu
Câu 2: Dòng nào thể hiện nhận xét đúng về việc xử kiện của Huyện Trìa và Đề Hầu trong văn bản?
A. Đổi trắng thay đen.
- B. Con kiến mà kiện củ khoai
- C. Nén bạc đâm toạc tờ giấy
- D. Có tiền mua tiên cũng được
Câu 3: Tình huống tạo ra tiếng cười trong đoạn trích trên là gì?
- A. thị Hến bị kiện
- B. vợ chồng Trùm Sò đi kiện
C. việc phân xử công lí dựa trên sắc đẹp, lời ăn nói khéo léo, ngọt ngào của Thị Hến khi nói chuyện với Huyện Trìa.
- D. lời huyện trìa nói
Câu 4: Đặc điểm của kịch bản tuồng được thể hiện ở văn bản Xử kiện như thế nào?
- A. Tiếng khóc trong đoạn trích Xử kiện đã lên án thói hư tật xấu của bọn quan lại, chính cách xử kiện đổi trắng thay đen này đã lộ rõ bản chất của người cầm quyền.
B. Tiếng cười trong đoạn trích Xử kiện đã lên án thói hư tật xấu của bọn quan lại, chính cách xử kiện đổi trắng thay đen này đã lộ rõ bản chất của người cầm quyền.
- C. Tiếng nói trong đoạn trích Xử kiện đã lên án thói hư tật xấu của bọn quan lại, chính cách xử kiện đổi trắng thay đen này đã lộ rõ bản chất của người cầm quyền.
- D. Tiếng cười trong đoạn trích Xử kiện đã nêu lên cách xử kiện đổi trắng thay đen đã lộ rõ bản chất của người cầm quyền.
Câu 5: Thành ngữ cú nói có, vọ nói không trong lời của Huyện Trìa có nghĩa là gì?
A. Lời khai của Trùm Sò và Thị Hến mâu thuẫn, không biết đúng sai, phân định thế nào cho thoả đáng
- B. Lời khai của Trùm Sò mâu thuẫn, không trung thực
- C. Lời khai của Thị Hến với Đề Hầu và Huyện Trìa không thống nhất
- D. Lời trình của Đề Hầu mâu thuẫn với lời khai của Trùm Sò và Thị Hến
Câu 6: Đặc điểm của kịch bản tuồng được thể hiện ở văn bản Xử kiện như thế nào?
- A. những tình huống buồn kết cục bất ngờ, lối chơi chữ.
- B. những tình huống buồn vui lẫn lộn.
C. những tình huống gây cười như kết cục bất ngờ, lối chơi chữ.
- D. những tình huống gây cười nhưng cũng chứa đầy sự đau thương, tủi hờn của những người dân nghèo.
Câu 7: Phương án nào phát biểu đúng về nhân vật Thị Hến trong văn bản?
- A. Bị Trùm Sò vu oan tội tàng trữ đồ ăn trộm, bắt giải quan
- B. Chăm chỉ lao động, không làm việc gì bất chính
- C. Khai báo trung thực, đầy đủ
D. Lợi dụng thói háo sắc của quan lại để tìm cách thoát tội
Câu 8: Ai là người bị kiện?
A. Thị Hến
- B. Đế Hầu
- C. Trùm Sò
- D. Huyện Trìa
Câu 9: Ai là người đi kiện?
A. Vợ chồng Trùm Sò
- B. Đế Hầu
- C. Huyện Trìa
- D. Thị Hến
Câu 10: Tuồng là gì?
A. Là thể loại văn học dân gian mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật Tuồng.
- B. Là một môn nghệ thuật sân khấu, một trong ba phương thức phản ánh hiện thực của văn học.
- C. Là loại hình sân khấy cổ truyền Việt Nam
- D. Là văn bản được viết để truyền đạt thông tin, kiến thức.
Câu 11: Văn bản được trích từ vở tuồng nào?
- A. Xuân Đào cắt thịt
- B. Trưng nữ Vương
C. Nghêu sò ốc hến
- D. Mộc Quế Anh dâng cây
Câu 12: Văn bản xử kiện có gì giống với các văn bản khác trong Bài 3?
A. Đều là kịch bản sân khấu dân gian.
- B. Đều thể hiện số phận bất hạnh của người phụ nữ
- C. Đều thể hiện khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ
- D. Đều thể hiện tiếng cười phê phán các thói hư tật xấu trong xã hội
Câu 13: Tác giả đã phơi bày cho chúng ta thấy cái gì?
- A. những bộ mặt thân thiện của nhân vật
- B. những cái thói tốt đẹp
C. những thói hư tật xấu, bộ mặt tham lam giả dối, hèn nhát
- D. những cái tốt đẹp hiền lành
Câu 14: Hến là nhân vật như thế nào?
A. Là một người đàn bà góa, thông minh, mưu mẹo và bản lĩnh.
- B. Là một người khát khao, hạnh phúc
- C. Là một người muốn được bảo vệ
- D. Tất cả những ý trên
Câu 15: Theo nhiều học giả, tuồng xuất phát từ?
- A. Văn hóa dân tộc Việt Nam
- B. Âm nhạc Việt Nam
C. Ca vũ dân tộc Việt Nam
- D. Kịch của Việt Nam
Câu 16: Các tác giả dân gian đã thể hiện thái độ gì với các nhân vật?
- A. Thái độ hài hước
B. Thái độ phê phán, châm biếm
- C. Thái độ bình thường
- D. Thái độ gắt gỏng
Câu 17: Lối hát tuồng du nhập vào Việt Nam vào thời điểm nào?
- A. Cuối thế kỉ X
B. Chưa xác minh
- C. Đầu thế kỉ I
- D. Cuối thế kỉ II
Câu 18: Thể loại của tác phẩm “Xử kiện” là?
- A. Kịch
B. Tuồng
- C. Tiểu thuyết
- D. Văn bản
Câu 19: Ý nghĩa của tiếng cười trong đoạn trích Xử kiện là gì?
- A. phê phán một bộ phận dân thường.
B. lên án thói hư tật xấu của bọn quan lại, chính cách xử kiện đổi trắng thay đen này đã lộ rõ bản chất của người cầm quyền.
- C. lên án thói hư tật xấu của tất cả quan lại, chính cách xử kiện đổi trắng thay đen này đã lộ rõ bản chất của người cầm quyền.
- D. lên án thói hư tật xấu của bọn gian thương.
Câu 20: Ai là người xét sử trong vụ án này?
- A. Thị Hến
B. Huyện Trìa
- C. Trùm Sò
- D. Thị Hến
Xem toàn bộ: Soạn bài Tự đánh giá Xử kiện
Bình luận