Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 10 cánh diều bài Thực hành tiếng Việt trang 54

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm văn 10 bài Thực hành tiếng Việt trang 54 - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khái niệm phép chêm xen?

  • A. Là chêm vào câu một cụm từ không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc.
  • B. Là chêm vào câu một câu khác có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc.
  • C. Là chêm vào câu một cụm từ láy không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc.
  • D. Là chêm vào câu một cụm danh từ không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc.

Câu 2: Ý kiến sau đúng hay sai: "Thành phần phụ chú thường được dùng trong phép chêm xen để giải thích, mở rộng một nội dung nào đó của văn bản." 

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 3: Dấu hiệu nhận biết của bộ phận chêm xen trong câu thường gặp là gì?

  • A. Thường được tách ra bằng dấu phẩy, dấu ngoặt đơn hoặc dấu gạch ngang.
  • B. Thường được tách ra bằng dấu ngoặc kép.
  • C. Thường được tách ra bằng dấu phẩy hoặc dấu chấm.
  • D. Thường được tách ra bằng dấu phẩy, dấu ngoặt đơn hoặc dấu chấm câu.

Câu 4: Chỉ ra phép chêm xen trong đoạn thơ sau:

"Cô bên nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)"

 

( Trích Quê hương – Giang Nam) 

  • A. có ai ngờ 
  • B. thương thương quá đi thôi
  • C. A và B đúng
  • D. A và B sai

Câu 5: Dòng nào sau đây không sử dụng phép chêm xen?

  • A. Thị nở xích lại. Đặt bàn tay lên ngực hắn (thị suy nghĩ đến bây giờ mới xong), thị hỏi hắn: - Vừa thổ hả?
  • B. Chí Phèo hình như đa trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn cả đói rét và ốm đau.
  • C. Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.
  • D. Bán anh em xa, mua láng giềng gần.

Câu 6:  Biện pháp lặp cú pháp là gì?

  • A. Là lặp kết cấu cú pháp, nhưng thường có sự phối hợp với lặp từ ngữ, lặp nhịp điệu trong câu hoặc phối hợp với các phép tu từ khác.
  • B. Là lặp cấu tứ thơ và thường có sự phối hợp với các phép tu từ khác.
  • C. Là lặp thanh vần của câu và thường có sự phối hợp với lặp từ ngữ hoặc phối hợp với các phép tu từ khác.
  • D. Là lặp kết cấu câu chữ, không có sự phối hợp với lặp nhịp điệu trong câu.

Câu 7: Xác định bộ phận chêm xen trong đoạn văn sau 

"Tố Hữu, lá cờ đầu trong dòng văn học cách mạng đã sáng tác bài thơ Việt Bắc. Bài thơ đã nói lên tình cảm quân dân thắm thiết trong những năm kháng chiến chống Pháp. Việt Bắc – mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc, đã nuôi dưỡng những người chiến sĩ cách mạng, nơi có những người dân hồn hậu và chất phác. Bài thơ đã để lại nhiều tình cảm về thiên nhiên và con người các tỉnh miền núi phía Bắc trong lòng người đọc."

  • A. lá cờ đầu trong dòng văn học cách mạng đã sáng tác bài thơ Việt Bắc.
  • B. mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc, đã nuôi dưỡng những người chiến sĩ cách mạng
  • C. nơi có những người dân hồn hậu và chất phác.
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 8: Câu văn dưới đây có sử dụng biệp pháp lặp cú pháp hay không?

"Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta."

  • A. Có
  • B. Không

Câu 9: Tác dụng của phần chêm xen ở đoạn trích sau là gì?

"Tố Hữu, lá cờ đầu trong dòng văn học cách mạng đã sáng tác bài thơ Việt Bắc. Bài thơ đã nói lên tình cảm quân dân thắm thiết trong những năm kháng chiến chống Pháp. Việt Bắc – mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc, đã nuôi dưỡng những người chiến sĩ cách mạng, nơi có những người dân hồn hậu và chất phác. Bài thơ đã để lại nhiều tình cảm về thiên nhiên và con người các tỉnh miền núi phía Bắc trong lòng người đọc."

  • A. Cung cấp thêm thông tin về nhà thơ Tố Hữu và địa danh Việt Bắc.
  • B. Làm rõ về con người nhà thơ Tố Hữu
  • C. Làm rõ hơn về địa danh Việt Bắc
  • D. Cả 3 đáp án trên đều sai

Câu 10: Tác dụng của phép lặp cú pháp là gì?

  • A. Vừa triển khai được ý một cách hoàn chỉnh, vừa làm cho người nghe dễ nhớ, dễ hiểu.
  • B. Làm trọn vẹn hoặc nhấn mạnh ý nghĩa, gia tăng cảm xúc
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai 

Câu 11: Tìm bộ phận chêm xen trong: Lúc đó, buổi sáng của một ngày trước Ba mươi tháng Tư, năm người lính đứng bên chiếc cổng sắt xiêu vẹo, phía trong nhô cao một tháp xi măng lênh khênh.

  • A. lúc đó
  • B. buổi sáng của một ngày trước
  • C. phía trong nhô cao một tháp xi măng lênh khênh
  • D. Ba mươi tháng Tư

Câu 12: Tìm bộ phận chêm xen trong: Vào phiên liên lạc sớm với trung đoàn, tôi được nhắc tăng cường cảnh giác và được biết thêm rằng ngày hôm nay - rất có thể là ngày hôm nay - các binh đoàn bộ binh sẽ tiến vào nội đô.

  • A. rất có thể là ngày hôm nay
  • B. các binh đoàn bộ binh sẽ tiến vào nội đô
  • C. tăng cường cảnh giác 
  • D. vào phiên liên lạc sớm với trung đoàn

Câu 13: Tác dụng của bộ phận trong câu sau là gì?

Lúc đó, buổi sáng của một ngày trước Ba mươi tháng Tư, năm người lính đứng bên chiếc cổng sắt xiêu vẹo, phía trong nhô cao một tháp xi măng lênh khênh.

  • A. bổ sung thông tin, đầy đủ ý hơn trong câu.
  • B. tăng sắc thái biểu cảm cho câu.
  • C. A và B đúng
  • D. A và B sai

Câu 14: Tác dụng của bộ phận trong câu sau là gì?

Vào phiên liên lạc sớm với trung đoàn, tôi được nhắc tăng cường cảnh giác và được biết thêm rằng ngày hôm nay - rất có thể là ngày hôm nay - các binh đoàn bộ binh sẽ tiến vào nội đô.

  • A. bổ sung thông tin, đầy đủ ý hơn trong câu.
  • B. tăng sắc thái biểu cảm cho câu.
  • C. A và B đúng
  • D. A và B sai

Câu 15: Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ chêm xen trong những ngữ liệu sau:

Trước hết, người Hà Nội, kết quả của tinh hoa bốn phương tụ hội, đua trí, đua tài học hỏi người ngoài và nâng cao nên trở thành những người Việt Nam lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi. (Trần Quốc Vượng)

  • A. bổ sung ý nghĩa cho câu.
  • B. tăng sắc thái biểu cảm cho câu.
  • C. A và B đúng.
  • D. A và B sai.

Câu 16: Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ chêm xen trong những ngữ liệu sau:

Chèo buông, đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Ông và dì, một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật tựa đỡ vào nhau. Bóng dì và ông in trên mặt sóng lẫn trong bóng chiều cháy đỏ. (Sương Nguyệt Minh)

  • A. bổ sung ý nghĩa cho câu.
  • B. bổ sung thông tin cho câu. 
  • C. A và B đúng.
  • D. A và B sai.

Câu 17: Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ chêm xen trong những ngữ liệu sau:

Các chiến sĩ trinh sát của tôi khá đấy. Tôi cũng đã thấy đôi điều ngờ ngợ và giờ đây thì rất nhanh, như một phản ứng nghề nghiệp, tất cả các dữ kiện được xâu lại để bật lên thông tin chủ yếu này: ma xơ Giám đốc đã giấu ai đó - những ai đó - trong nhà nguyện kia vào lúc chúng tôi vừa hành quân đến đây. Ai? (Vũ Cao Phan)

  • A. bổ sung ý nghĩa cho câu.
  • B. tăng sắc thái biểu cảm cho câu.
  • C. A và B đúng.
  • D. A và B sai.

Câu 18: Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ chêm xen trong câu sau:

"Cô gái như chùm hoa lặng lẽ

Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu

(Anh vô tình anh chẳng biết điều

Tôi đã đến với anh rồi đấy...)"

(Phan Thị Thanh Nhàn)

  • A. bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể
  • B. bổ sung ý nghĩa cho câu
  • C. A và B đúng.
  • D. A và B sai.

Câu 19: Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ chêm xen trong câu sau:

Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và đau ốm.

(Nam Cao)

  • A. bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể
  • B. bổ sung ý nghĩa cho câu
  • C. A và B đúng.
  • D. A và B sai.

Câu 20:  chỉ ra biện pháp tu từ chêm xen trong câu: Trước hết, người Hà Nội, kết quả của tinh hoa bốn phương tụ hội, đua trí, đua tài học hỏi người ngoài và nâng cao nên trở thành những người Việt Nam lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi. (Trần Quốc Vượng)

  • A. người Hà Nội
  • B. đua trí, đua tài học hỏi người ngoài
  • C. nâng cao nên trở thành những người Việt Nam lao động giỏi
  • D. làm thầy cũng giỏi

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác