Trắc nghiệm Ngữ văn 10 cánh diều bài Ngày cuối cùng của chiến tranh
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm văn 10 bài Ngày cuối cùng của chiến tranh - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Câu chuyện xảy ra ở địa điểm nào?
A. Bên trong nhà thờ
- B. Quanh nhà nguyện
- C. Trên đài quan sát
- D. Trong vườn cây
Câu 2: Trong phần 1, những người lính Giải Phóng và các ma xơ ở trong tình huống nào?
A. ma xơ Giám Đốc đang cố giấu người nào đó trong nhà nguyện
- B. ma xơ đang cầu nguyện
- C. ma xơ phát hiện người lính đang bị thương
- D. ma xơ phát hiện người lính đang tàn nhẫn giết người
Câu 3: Trong phần 1, chuyện gì làm đảo lộn công việc của các chiến sĩ?
- A. Các ma xơ ngăn cản không cho các chiến sĩ vào ở cùng trong ngôi trường.
- B. Binh nhất Ruân, con chiên xứ đạo gốc Hải Hậu đi tìm phòng cầu nguyện.
C. Mối nghi ngờ Giám đốc Cô nhi viện đã giấu ai đó trong nhà nguyện.
- D. Tiểu đội trưởng Vinh đi kiếm rau dền, rau rệu quanh trường và gặp địch.
Câu 4: Những chi tiết trong phần 2 của văn bản miêu tả tâm trạng của người lính Giải phóng trong đêm cuối cùng của chiến tranh.
- A. Vậy là cuối cùng, đã đến với chúng tôi một đêm bức bối và hồi hộp lạ thường.
- B. ...thân xác chúng tôi căng lên hết nỗi.
- C. Chúng tôi lắng theo bước chân chiến thắng của đồng đội, chúng tôi lo làm nhiệm vụ được giao.
- D. Mọi thứ dịu đi nhưng tuyệt nhiên không một ai muốn chợp mắt.
E. Tất cả những ý trên đều đúng.
Câu 5: Tình huống nào ở cuối truyện khiến ma xơ Giám đốc Cô nhi viện phải xuất hiện?
- A. Bọn trẻ trong nhà nguyện khóc khi các chiến sĩ Giải phóng đập cửa
B. Nhà nguyện, nơi giấu các em bé, có thể trúng bom đạn máy bay
- C. Khi nghe được lệnh phá khóa, gọi hàng người trốn trong nhà nguyện
- D. Khi nghe tin thành phố Sài Gòn được giải phóng
Câu 6: Những chi tiết miêu tả thái độ của ma xơ Giám đốc Cô nhi viện lúc được yêu cầu mở cửa nhà nguyện.
- A. ...bước chân lẩu bẩy nhưng khựng lại.
- B. Khi bà gắng giơ cao một chùm chìa khóa, hào hển điều chi mà khi đến gần mới nghe rành: - Xin đừng bắn vô trỏng, trung úy...
- C. Mới chỉ qua một đêm, ma xơ đã gầy rộc hẳn đi.
- D. Bà cúi xuống, đôi tay gầy guộc run rẩy lần tìm chiếc chìa khóa nhà nguyện.
- E. Thoắt một cái, động tác của ma xơ bỗng trở nên nhanh hoạt lạ lùng.
- F. Bà nấc lên: - Lạy Chúa, xin các ông đừng giết. Chúng đâu có tội, chúng không có tội...
G. Tất cẩ những ý trên đều đúng.
Câu 7: Lí do khiến các ma xơ giấu "ba đứa trẻ lai" trong nhà nguyện là gì?
- A. Chăm sóc trẻ em mồ côi
B. Lo sợ bị Quân Giải phóng trả thù
- C. Thương xót những đứa trẻ con lai
- D. Tránh bom rơi, loạn lạc
Câu 8: Ý kiến sau đúng hay sai: Phần kết thúc của truyện ngắn Ngày cuối cùng của chiến tranh đã cho em những suy ngẫm về tình người, bất chấp sự nguy hiểm, để giấu những đứa trẻ lai không có tội tình gì thoát khỏi Quân Giải Phóng. Qua đó, ta thấy được lòng nhân ái, sự vị tha của lòng người trong thời chiến tranh.
A. Đúng
- B. Sai
Câu 9: Chi tiết nào trong phần kết thúc đã giải tỏa những lo lắng, nghi ngờ của bà Giám đốc Cô nhi viện đối với các chiến sĩ Giải phóng?
- A. Bà cúi xuống, đôi tay gầy guộc run rẩy lần tìm chiếc chìa khóa nhà nguyện.
- B. Và bất đồ đổ ụp dưới chân tôi, bà nấc lên...
- C. Mới chỉ qua một đêm, ma xơ đã gầy rộc hẳn đi.
D. Người chiến sĩ nói: "Lấy sữa trong ba lo pha cho các cháu mau đi!".
Câu 10: Giải nghĩa từ "Hảo hền":
A. Nói, thở mạnh và mệt nhọc
- B. cử chỉ, nghi thức của người theo đạo Thiên Chúa tuyên xưng đức tin, nhớ ơn hoặc tạ ơn chúa
- C. tương tự như từ xơ nhưng được dùng với nghĩa tôn quý hơn
- D. nơi thu nhận, nuôi dưỡng trẻ mồ côi
Câu 11: Giải nghĩa từ "Dấu chúa tuẫn nạn":
- A. Nói, thở mạnh và mệt nhọc
B. cử chỉ, nghi thức của người theo đạo Thiên Chúa tuyên xưng đức tin, nhớ ơn hoặc tạ ơn chúa
- C. tương tự như từ xơ nhưng được dùng với nghĩa tôn quý hơn
- D. nơi thu nhận, nuôi dưỡng trẻ mồ côi
Câu 12: Giải nghĩa từ "ma xơ":
- A. Nói, thở mạnh và mệt nhọc
- B. cử chỉ, nghi thức của người theo đạo Thiên Chúa tuyên xưng đức tin, nhớ ơn hoặc tạ ơn chúa
C. tương tự như từ xơ nhưng được dùng với nghĩa tôn quý hơn
- D. nơi thu nhận, nuôi dưỡng trẻ mồ côi
Câu 13: Giải nghĩa từ "cô nhi viện":
- A. Nói, thở mạnh và mệt nhọc
- B. cử chỉ, nghi thức của người theo đạo Thiên Chúa tuyên xưng đức tin, nhớ ơn hoặc tạ ơn chúa
- C. tương tự như từ xơ nhưng được dùng với nghĩa tôn quý hơn
D. nơi thu nhận, nuôi dưỡng trẻ mồ côi
Câu 14: Truyện kể theo ngôi thứ mấy?
- A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ ba
Câu 15: Ma xơ xưng với những đứa trẻ là gì?
- A. Bác
B. Má
- C. Bà
- D. cô
Câu 16: Tác giả của truyện là ai?
A. Vũ Cao Phan
- B. Nguyễn Ngọc Sơn
- C. Tô Hoài
- D. Vũ Trọng Trường
Câu 17: Tác phẩm in trong:
A. Giải nhất văn chương, NXB Hội Nhà vă, Hà Nội
- B. Vấn đề Biển Đông và Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc hiện nay
- C. Cuộc nghi binh chiến lược công phu và vĩ đại
- D. Kỳ tích Trường Sơn và tướng Đồng Sỹ Nguyên
Câu 18: Em có đồng ý với nhận đánh giá sau: Ngòi bút nhà văn Vũ Cao Phan thật sự cao tay khi không để lộ chút sơ hở nào hòng đánh lạc hướng độc giả dự đoán về kết cục kia. Và ông đã thành công trong việc bình tĩnh dẫn dụ cho diễn biến câu chuyện đến chỗ cần thiết – Cuối cùng từ từ ánh sáng tình người đầy xúc động hắt ra từ uẩn khúc của cuộc chiến.
A. Có
- B. Không
Câu 19: Tác phẩm in năm bao nhiêu?
A. 1998
- B. 1999
- C. 2000
- D. 2001
Câu 20: Nhận định nào sau đây là đúng về ma xơ
- A. theo phe địch
- B. bán nước cầu vinh
C. giàu lòng nhân ái
- D. không thích trẻ con
Xem toàn bộ: Soạn bài Ngày cuối cùng của chiến tranh
Bình luận