Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 10 cánh diều bài Thực hành tiếng Việt trang 105

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm văn 10 bài Thực hành tiếng Việt trang 105 - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để liên kết các câu trong đoạn văn?

Nếu muốn thay đổi tính chất của các mỗi quan hệ với mọi người xung quanh, bạn phải ý thức rõ tác động của những gì mình nói ra. Có lẽ, chúng ta không cố tình gây tổn thương người khác bằng nhận xét của mình. Thật ra, chúng ta cứ nghĩ mình đang cư xử lịch thiệp hay thậm chí là ân cần, những biểu hiện trên gương mặt của người đối diện mới nói lên sự thật. (Ca-ren Ca-xây)

  • A.  Có lẽ
  • B. Thật ra
  • C. A và B đúng
  • D. A và B sai

Câu 2: Tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để liên kết các câu trong đoạn văn?

Sự sáng tạo trong văn học nghệ thuật gần giống với sự sáng tạo ra sự sống: "Dùng hình tượng là để lấy sự sống tác động vào sự sống, lấy sự sống sinh ra sự sống:. Nhưng đây là một sự sống đặc biệt, một sự sống bất diệt. Hình tượng văn học có giá trị, một khi ra ra đời, tham gia vào sự sinh hoạt xã hội như một con người thực. Người ta tâm sự với Kiều, thương Kiều, khóc Kiều và mê Kiều. Từ những nét mực, trang giấy bỗng hiện lên cả một thế giới đã lùi sâu vào dĩ vãng. Chính cái "phép mầu" kì diệu ấy đã khiến Go-rơ-ki (Gorki) ngồi đọc truyện ngắn "Trái tim bình dị" của Phlô-be (Flaubert), cảm thấy như trong quyển sách có một thứ ảo thuật gì khó hiểu; và Go-rơ-ki đã mấy lần giơ tờ giấy ra trước ánh sáng, nhìn qua các dòng chữ để tìm xem có cái bí mật gì ở trong ấy không. (Nguyễn Duy Bình).

  • A. Sự sáng tạo trong văn học
  • B. Chính cái "phép mầu" kì diệu ấy
  • C. Từ những nét mực
  • D. Hình tượng văn học có giá trị

Câu 3:  Phát hiện trong các đoạn văn sau:

Cảnh vật trong bài thơ "Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến thật là vắng vẻ. Ngõ trúc quanh co, sóng nước gợn tí, lá vàng đưa vèo, chiếc thuyền bé tẻo teo. Cảnh vật dường như ngưng đọng, im lìm. Bởi vậy, nét bút của Nguyễn Khuyến đã tạo dựng được rất thành công cảnh sắc im ắng ấy. (Dẫn theo Bùi Minh Toán, Nguyễn Quang Ninh).

  • A. Lỗi logic
  • B. Lỗi sai chính tả 
  • C. Lỗi sai về cách dùng từ quan hệ
  • D. Không có lỗi gì

Câu 4: Phát hiện trong các đoạn văn sau:

Trong ca dao Việt Nam, những bài về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả. Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau sinh sống. Những người nông dân yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng, đến công việc trong xóm, ngoài làng. Tình yêu trong bài ca dao thật nồng nhiệt, đằm thắm. (Dẫn theo Bùi Minh Toán, Nguyễn Quang Ninh).

  • A. Lỗi logic
  • B. Lỗi về liên kết nội dung
  • C. Lỗi sai về cách dùng từ quan hệ
  • D. Không có lỗi gì

Câu 5: Phát hiện trong các đoạn văn sau:

Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại hội 2 ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Hai bố con cùng viết đơn xin ra mặt trận. Mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối. (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm).

  • A. Lỗi về liên kết nội dung
  • B. Lỗi sai chính tả 
  • C. Lỗi sai về cách dùng từ quan hệ
  • D. Không có lỗi gì

Câu 6: Dòng nào nói đúng nhất về liên kết trong văn bản?

  • A. Chỉ có các phương tiện liên kết của ngôn ngữ mới có thể làm nhiệm vụ liên kết.
  • B. Người ta liên kết các câu bằng mối liên quan của nội dung mà chúng thể hiện, và cũng có thể dùng các phương tiện liên kết của ngôn ngữ để liên kết.
  • C. Không bao giờ cần các phương tiện ngôn ngữ khi liên kết các câu văn trong văn bản.
  • D. Các dấu câu là phương tiện liên kết chủ yếu.

Câu 7: Cho đoạn văn sau:

Trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.

Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hoà An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

Hai đoạn văn trên có mối liên hệ liên kết như thế nào?

  • A. Hai đoạn văn trên không có mối liên hệ gì.
  • B. Hai đoạn văn liên kết với nhau chặt chẽ, liền mạch về mặt ý nghĩa.
  • C. Đoạn văn phía dưới được kết nối với đoạn văn phía trên về mặt ý nghĩa thời gian.
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 8: Các từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn trên là gì?

  • A. Từ “sau”
  • B. Từ “bắt đầu”, “sau”
  • C. Từ “bắt đầu”, “sau”, “thế là”
  • D. Cả A, B, C đều sai

u 9: Hai đoạn văn trên liệt kê những khâu nào của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học?

  • A. Khâu tìm hiểu
  • B. Khâu cảm thụ
  • C. Khâu hoàn thiện bài viết
  • D. Câu A và B đúng

Câu 10: Đọc đoạn văn sau và nhận xét về tính liên kết của nó

Đêm nay trăng sáng. Ánh trăng tràn xuống mặt đường, len lỏi trong những ngỏ nhỏ . Những con ngõ tối om, chẳng có một bóng người. Mọi người làm việc quần quật từ sáng đến tối mà chẳng mở lời than phiền.

  • A. Đoạn văn có liên kết
  • B. Đoạn văn không có sự liên kết vì mỗi câu văn diễn đạt một nội dung khác nhau
  • C. Đoạn văn không có sự liên kết bởi ý đồ của người viết là như vậy
  • D. Đoạn văn không có sự liên kết do không tìm thấy các phương tiện liên kết

Câu 11: Cho đoạn văn sau:

U lại nói tiếp:

- Chăn cho giỏi, rồi hôm nào phiên chợ u mua giấy về bố đóng sách cho mà đi học bên Thận.

Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy! Học thích hơn hay đi chăn nghé thích hơn nhỉ? Thôi, cái gì làm một cái thôi. Thế thằng Các bó vừa chăn trâu vừa đi học đấy thì sao.

(Bùi Hiển, Ngày công đầu tiên của cu Tí)

Tìm câu liên kết trong đoạn văn.

  • A. Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy
  • B. U lại nói tiếp
  • C. Học thích hơn hay đi chăn nghé thích hơn nhỉ?
  • D. Thôi, cái gì làm một cái thôi

Câu 12: Liên kết trong văn bản là gì?

  • A. Liên kết là một tỏng những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa và dễ hiểu
  • B. Liên kết là sự móc nối các đoạn, các phần của văn bản với nhau
  • C. Liên kết là sự kết nối tác phẩm này với tác phẩm khác, tạo nên sự liên kết về mặt chủ đề, đề tài giữa các tác phẩm
  • D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 13: Trong văn bản có thể không cần đáp ứng yêu cầu về tính liên kết, chỉ cần đáp ứng được tính mạch lạc, đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 14: Hãy sắp xếp các câu văn sau theo thứ tự hợp lí để tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh:

1. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử? 2. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy. Bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. 3. Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng.

  • A. 1-3-2
  • B. 1-2-3
  • C. 3-2-1
  • D. 2-1-3

Câu 15: Để văn bản có tính liên kết, người viết hoặc người nói cần làm gì?

  • A. Phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau
  • B. Phải biết kết nối câu, đoạn văn đó bằng từ ngữ, câu… thích hợp
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 16: Từ nào dưới đây có thể điền vào cả hai chỗ trống trong đoạn văn bên dưới (để câu văn đó có nội dung thích hợp)?

"[...] là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản. Trong một văn bản có tính [...], các câu, các đoạn phải được nối liền với nhau một cách tự nhiên, hợp lí, để việc diễn đạt trở nên dễ hiểu, không bị rời rạc và hỗn độn".

  • A. Liên kết.
  • B. Dấu câu.
  • C. Đoạn văn.
  • D. Bố cục.

Câu 17: Dòng nào nói đúng nhất về liên kết trong văn bản?

  • A. Chỉ có các phương tiện liên kết của ngôn ngữ mới có thể làm nhiệm vụ liên kết.
  • B. Người ta liên kết các câu bằng mối liên quan của nội dung mà chúng thể hiện, và cũng có thể dùng các phương tiện liên kết của ngôn ngữ để liên kết.
  • C. Không bao giờ cần các phương tiện ngôn ngữ khi liên kết các câu văn trong văn bản.
  • D. Các dấu câu là phương tiện liên kết chủ yếu.

Câu 18: Có các phương tiện chủ yếu nào để thể hiện sự liên kết giữa các đoạn văn?

  • A. Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết
  • B. Dùng câu nối
  • C. Dùng các quan hệ từ
  • D. Câu A và B đúng

Câu 19: Liên kết trong văn bản cần phải

  • A. Liên kết về nội dung
  • B. tùy thuộc ý đồ nghệ thuật của người viết
  • C. Liên kết cả về nội dung và hình thức
  • D. Liên kết về hình thức với các phương tiện liên kết rõ ràng

Câu 20: Vì sao các câu thơ sau không tạo thành một đoạn thơ hoàn chỉnh?

"Ngày xuân con én đưa thoi 

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi 

Long lanh đáy nước in trời 

Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng 

Sè sè nắm đất bên đàng 

Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh"

  • A. Vì chúng không vần với nhau
  • B. Vì chúng có vần nhưng vẫn không gieo đúng luật
  • C. Vì các câu thơ chưa đủ một ý trọn vẹn
  • D. Vì chúng có vần nhưng ý của các câu không liên kết với nhau

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác