Trắc nghiệm Ngữ văn 10 cánh diều bài Thực hành tiếng Việt trang 105
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm văn 10 bài Thực hành tiếng Việt trang 105- sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Cách dẫn trực tiếp là gì?
A. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép
- B. Thuật lại lời hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp
- C. Trích dẫn lời nhân vật theo ý của mình
- D. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó vào trong dấu gạch ngang.
Câu 2: Trong trường hợp trích dẫn quá dài và người dẫn muốn lược bỏ phần không cần yếu trong lời trích dẫn đối lập luận của mình thì:
- A. Phần bị lược bỏ phải đặt trong dấu móc {}
- B. Phần bị lược bỏ phải đặt trong dấu ngoặc vuông []
C. Phần bị lược bỏ có thể đặt trong dấu ngoặc vuông [] hoặc dấu ngoặc đơn ()
Câu 3: Lời trao đổi của nhân vật trong các tác phẩm văn học (nhất là văn xuôi) thường được dẫn bằng cách nào?
- A. Gián tiếp
B. Trực tiếp
Câu 4: Các từ LÀ, RẰNG nối giữa hai phần của câu là một trong những dấu hiệu hình thức cho biết phần tiếp theo đó sẽ là?
A. Có thể là lời dẫn trực tiếp hoặc lời dẫn gián tiếp
- B. Chỉ có thể là lời dẫn gián tiếp
- C. Chỉ có thể là lời dẫn trực tiếp
Câu 5: Đoạn văn sau có những câu nào là trích dẫn trực tiếp và gián tiếp ?
(1) Mỗi lần bạn bè hỏi thăm về xứ Huế, tôi thường trả lời vui bằng một câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng :
"Dạ thưa xứ Huế bây giờ
Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương"
(2) Cứ tưởng là đùa chơi, hóa ra câu thơ còn nhắc đến một sự bất biến của xứ Huế, khi mà nói núi Ngự sông Hương từ bao giờ đã trở thành biểu tượng của xứ này. (3) Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã từng lo sợ một ngày nào đó "Huế không còn sông Hương thì liệu còn ai buồn nhắc tới Huế nữa không". (4) Còn nhà thơ Huy Tập thì xa xăm rằng : Nếu như chẳng có sông Hương-Câu thơ xứ Huế giữa đường đánh rơi. (5)Vâng, con sông, ngọn núi là chỗ tựa, đồng thời cũng là cội nguồn để tạo ra hương sắc của cả một vùng đất và cao hơn là bản sắc văn hóa của vùng đất ấy.
- A. Các câu (1) (2) (3) ( 4)
B. Các câu (1) (3) (4)
- C. Các câu (1) (2) (4)
- D. Các câu (5) (4) (3)
Câu 6: Nhận định nào nói đầy đủ nhất dấu hiệu để nhận ra lời nói của nhân vật được dẫn ra trong các tác phẩm văn xuôi?
- A. Thường được viết tách ra như kiểu viết đoạn văn.
- B. Có thêm dấu gạch ngang ở đầu lời nói.
- C. Cả A và B đều sai.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 7: Cách dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói, ý nghĩ của người, nhân vật, điều chỉnh cho phù hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép, đúng hay sai?
A. Đúng
- B. Sai
Câu 8: Trong các câu sau , câu nào có lời dẫn trực tiếp ?
A. An nói với Nam: “Năm nay, tôi quyết tâm học tập, không mê chơi nữa”.
- B. An nói với Nam là năm nay, An quyết tâm học tập, không mê chơi nữa.
- C. An nói với Nam là năm nay, bạn ấy quyết tâm học tập, không mê chơi nữa .
- D. An nói với Nam là năm nay, cậu ấy quyết tâm học tập, không mê chơi nữa .
Câu 9: : Đâu là những từ ngữ được giải thích nghĩa trong văn bản "Thủy tiên tháng Một"?
- A. Thái cực
- B. Đồng loại
- C. Hải lưu
- D. Cực đoan
E. Các ý trên đều đúng
Câu 10: Lời trao đổi của nhân vật trong tác phẩm văn học (nhất là văn xuôi) thường được dẫn bằng cách nào?
- A. Gián tiếp
B. Trực tiếp
Câu 11: Theo em, cần có thêm cước chú cho từ ngữ, nội dung nào có trong văn bản "Thủy tiên tháng Một"?
- A. cần có thêm cước chú cho tên của Hân-tơ Lo-vin (Hunter Lovins).
- B. cần có thêm cước chú cho tên của Giôn Hô-đơ-rơn (John Holdren).
C. cần có thêm cước chú cho tên của những người được tác giả đề cập đến trong bài: Hân-tơ Lo-vin (Hunter Lovins), Giôn Hô-đơ-rơn (John Holdren).
- D. không cần thêm.
Câu 12: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống:
Lời dẫn trực tiếp thường được đặt sau dấu hai chấm và...
- A. Nhắc lại ý chính
B. Nhắc lại nguyên văn
- C. Nhắc lại một phần
Câu 13: Trích dẫn tài liệu tham khảo là gì?
A. là hành động đề cập đến một cái gì đó bằng văn bản hoặc lời nói để sao lưu một nguồn thông tin.
- B. là một thuật ngữ tổng quát để chỉ định danh sách các nguồn tư vấn được sử dụng trong nghiên cứu của một chủ đề nhất định để xây dựng một tác phẩm bằng văn bản.
- C. là phần giải thích, phụ chú, dẫn chứng, đánh giá hay lời nhận định được trình bày ở cuối mỗi trang giấy của một bài nghiên cứu, tiểu luận, luận văn, luận án hay sách.
- D. chú thích và dẫn chứng cho rõ thêm.
Câu 14: Trong trường hợp trích dẫn gián tiếp ý kiến của người khác:
- A. Chúng ta có thể nêu hoặc cũng có thể không nêu thông tin về xuất xứ của ý kiến đó.
- B. Chúng ta không cần thiết nêu thông tin về xuất xứ của ý kiến đó.
C. Chúng ta vẫn phải nêu thông tin về xuất xứ của ý kiến đó.
- D. Chúng ta bỏ qua thông tin về xuất xứ của ý kiến đó
Câu 15: Có thể ghi ghi cước chú cho John Holdren như thế nào?
A. John Holdren: giáo sư người Mỹ nghiên cứu Khoa học Môi trường và Chính sách tại Trường Chính phủ Kennedy thuộc Đại học Harvad, từng là cố vấn cấp cao của Tổng thống Mỹ Barack Obama về các vấn đề khoa học và công nghệ.
- B. John Holdren: giáo sư người Mỹ.
- C. John Holdren: cố vấn cấp cao của Tổng thống Mỹ Barack Obama về các vấn đề khoa học và công nghệ.
- D. John Holdren: giáo sư người Mỹ nghiên cứu Khoa học Môi trường và Chính sách tại Trường Chính phủ Kennedy thuộc Đại học Harvad.
Câu 16: Tài liệu tham khảo là gì?
A. Tài liệu tham khảo là một thuật ngữ tổng quát để chỉ định danh sách các nguồn tư vấn được sử dụng trong nghiên cứu của một chủ đề nhất định để xây dựng một tác phẩm bằng văn bản.
- B. chú thích và dẫn chứng cho rõ thêm.
- C. là phần giải thích, phụ chú, dẫn chứng, đánh giá hay lời nhận định được trình bày ở cuối mỗi trang giấy của một bài nghiên cứu, tiểu luận, luận văn, luận án hay sách.
- D. là hình thức tồn tại dưới hai dạng nói và viết cùng nhằm mục đích chính là cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giải thích.
Câu 17: Các hình thức trích dẫn tài liệu tham khảo bao gồm:
- A. Trích dẫn trực tiếp
- B. Trích dẫn gián tiếp
- C. Trích dẫn thứ cấp
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 18: Thao tác trích dẫn tài liệu tham khảo bao gồm:
- A. Đặt trong dấu ngoặc kép đoạn trích dẫn nguyên văn một ý kiến, nhận định nào đó.
- B. Nêu thông tin về họ, tên tác giả của ý kiến, nhận định được trích dẫn.
- C. Ghi chú đầy đủ tên tài liệu được trích dẫn cùng nơi xuất bản, thời gian xuất bản vào vị trí thích hợp (ghi như một cuốc chú; ghi ngay sau đoạn trích dẫn; ghi ở phần cuối văn bản trong mục Tài liệu tham khảo.)
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 19: Dòng nào thực hiện đúng cách dẫn gián tiếp ?
- A. Cúc nói với Mai : “ Bố của tôi rất nghiêm khắc”
- B. Cúc nói với Mai là bố của tôi rất nghiêm khắc .
- C. Cúc nói với Mai là bố của bạn ấy rất nghiêm khắc .
D. Cúc nói với Mai rằng : bố của tôi rất nghiêm khắc .
Câu 20: Có thể ghi ghi cước chú cho Hunter Lovins như thế nào?
- A. Hunter Lovins: nhà môi trường Mỹ.
- B. Hunter Lovins: chủ tịch và người sáng lập của tổ chức Những giải pháp chủ nghĩa tư bản tự nhiên (Natural Capitalism Solutions).
C. Hunter Lovins: nhà môi trường Mỹ, là chủ tịch và người sáng lập của tổ chức Những giải pháp chủ nghĩa tư bản tự nhiên (Natural Capitalism Solutions), là tác giả hàng đầu về phát triển bền vững.
- D. Hunter Lovins: tác giả hàng đầu về phát triển bền vững.
Xem toàn bộ: Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 105
Bình luận