Tóm tắt kiến thức ngữ văn 10 cánh diều bài 8: Thực hành tiếng Việt trang 105

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 10 cánh diều bài 8: Thực hành tiếng Việt trang 105. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. LÝ THUYẾT

1. Tính mạch lạc, tính liên kết trong đoạn văn và văn bản

- Để bảo đảm tính mạch lạc, các phần, các đoạn văn, các câu trong văn bản đều phải phục vụ chủ đề chung của văn bản và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Để bảo đảm tính liên kết, mối quan hệ về nội dung giữa các câu, các đoạn văn, các phần trong văn bản phải được thể hiện bằng những phương tiện ngôn ngữ thích hợp.

Các lỗi thường gặp về đoạn văn và văn bản là:

- Lỗi về mạch lạc:

+ Các câu của đoạn văn (hoặc các đoạn văn, các phần trong văn bản) không nói về cùng một chủ đề.

+ Các câu của đoạn văn (các phần, các đoạn văn trong văn bản) mâu thuẫn với nhau.

+ Các câu của đoạn văn (các phần, các đoạn văn trong văn bản) không được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

- Lỗi về liên kết

+ Biểu hiện của lỗi này là người viết không sử dụng phương tiện liên kết giữa các câu trong một đoạn văn (các phần, các đoạn văn trong văn bản) hoặc sử dụng phương tiện liên kết không phù hợp. 

II. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK

1. Bài tập 1

a)  - Từ ngữ liên kết thể hiện phép liên kết trong đoạn văn: phép lặp (người lớn; lớp trẻ; tôn trọng...); phép nối (néu).

- Tác dụng của từ ngữ liên kết: có chức năng duy trì chủ đề và nối kết các câu trong đoạn.

b)  - Từ ngữ liên kết thể hiện phép liên kết trong đoạn văn: phép nôi (nêu; có lẽ; thật ra); phép lặp (chúng ta).

- Tác dụng của từ ngữ liên kết: có chức năng duy trì chủ đề và nôi ket cac cau trong đoạn thành một thể thống nhất về cấu trúc.

c)  - Từ ngữ liên kết thể hiện phép liên kết trong đoạn văn: phép nối (nhưng); phép lặp (sự sống; hình tượng).

- Tác dụng của từ ngữ liên kết: có chức năng duy trì chủ đề và nối kết các câu trong đoạn thành một thể thống nhất về cấu trúc.

2. Bài tập 2

a) - Câu chủ đề của đoạn văn là câu đầu và cũng là câu mang ý chính của đoạn văn: “Ngày nay, người ta thường nói nhiều đến sự xung đột giữa chiếc xe Lếch-xớt với cây ô liu”.

- Tính mạch lạc: các câu trong đoạn thống nhất về chủ đề của đoạn và các ý triển khai chủ đề của đoạn văn bằng các ý nhỏ theo lô gích sau: sự xung đột giữa chiếc xe Lếch-xớt với cây ô liu => hiện đại và toàn cầu hoá... (câu 2); bản sắc và truyền thống (câu 3). Các câu sau đi vào lí giải theo cách giải thích, triển khai các ý về sự xung đột nói ở câu chủ đề.

a) - Câu chủ đề của đoạn văn là câu đầu và cũng là câu mang ý chính của đoạn văn: “Ngày nay, người ta thường nói nhiều đến sự xung đột giữa chiếc xe Lếch-xớt với cây ô liu

- Tính mạch lạc: các câu trong đoạn thống nhất về chủ đề của đoạn và các ý triển khai chủ đề của đoạn văn bằng các ý nhỏ theo lô gích sau: sự xung đột giữa chiếc xe Lếch-xớt với cây ô liu => hiện đại và toàn cầu hoá... (câu 2); bản sắc và truyền thống (câu 3). Các câu sau đi vào lí giải theo cách giải thích, triển khai các ý về sự xung đột nói ở câu chủ đề.

3. Bài tập 3

a)  - Phân tích lỗi: Lỗi liên kết, dẫn đến lỗi mạch lạc. Câu 1 là câu chủ đề đoạn văn, bàn về cảnh vật vắng vẻ trong bài thơ Câu cá mùa thu. Câu 2, câu 3 là câu triển khai ý câu chủ đề. Câu cuối lạc ý, nói về “nét bút của Nguyễn Khuyến” nên không thể dùng kết ngừ “bởi vậy” như là sự khái quát cho đoạn văn.

- Sửa lỗi: Bỏ câu cuối đoạn văn hoặc viết lại câu cuối đoạn văn.

b)  - Phân tích lỗi: Đoạn văn mắc lỗi về mạch lạc, mâu thuẫn ý. Các câu của đoạn văn hoặc các phần, các đoạn văn trong văn bản không nói về cùng một chủ đề. Chủ đề của đoạn văn được thể hiện ở câu đầu đoạn văn: các bài ca dao nói về tình yêu nam nữ, những câu sau lại triển khai về yêu người làng, yêu người nước, từ từ cảnh đồng ruộng,...

- Sửa lỗi: Người viết phải triển khai các ý của đoạn vãn phù hợp với câu chủ đề của đoạn: Trong ca dao Việt Nam, những bài về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả.

c) - Phân tích lỗi: Đoạn văn mắc lỗi về mạch lạc, lạc chủ đề. Các câu của đoạn văn hoặc các phần, các đoạn văn trong văn bản không nói về cùng một chủ đề. Câu 1 nói về căm chọi, câu 2 nói về trận địa đại đội 2, câu 3 nói về hai bố con, câu 4 nói về mùa thu hoạch lạc. Có thể nói, mỗi câu trong đoạn là một chủ đề, không liên quan tới nhau.

- Sửa lỗi: Xác định chủ đề bộ phận của đoạn văn thông qua câu chủ đề, từ đó triển khai bằng các câu hướng về chủ đề đó.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 8: Thực hành tiếng Việt trang 105, kiến thức trọng tâm ngữ văn cánh diều bài 8: Thực hành tiếng Việt trang 105, nội dung chính bài Thực hành tiếng Việt trang 105

Bình luận

Giải bài tập những môn khác