Soạn bài Gió thanh lay động cành cô trúc
Soạn bài Gió thanh lay động cành cô trúc sách Cánh diều ngữ văn 10 tập 2. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.
ĐỌC HIỂU
Câu 1: Ở phần 1, tác giả nhắc đến chùm thơ nào?
Trả lời: Ở phần 1, tác giả nhắc đến chùm thơ thu.
Câu 2: Trong phần 2, tác giả đã nêu và muốn chứng minh với người đọc điều gì?
Trả lời:
Trong phần 2, tác giả đã giải thích cách nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng từ ngữ trong các câu thơ, điều đó tác giả muốn chứng minh được sự tài hoa viết thơ của Nguyễn Khuyến.
Câu 3: Xác định những câu văn, cụm từ cho biết thái độ và cảm xúc của người viêt trong phần 3.
Trả lời:
Những câu văn, cụm từ cho biết thái độ và cảm xúc của người viêt trong phần 3:
- Với hai sắc độ ấy, bức tranh thu của Nguyễn Khuyến đã lan tỏa một gam xanh vừa thanh đạm vừa sâu lắng, điều mà Xuân Diệu gọi là "những điệu xanh".
- Thực thì, khung cửa kia mùa nào chẳng thế, chẳng phải thu đến thì nó thưa hơn. Nhưng, có phải sang đến mùa thu thì cái vẻ thưa của nó mới lưu thành ấn tượng trong nhỡn quan thi sĩ như một nét song thu...
- Và vầng trăng tri kỉ chỉ thoải mái đi về cùng với thi nhân qua cái khung trời thông thoáng trữ tình ấy?
Câu 4: Hãy chỉ ra những từ ngữ có tính gợi hình, gợi cảm trong phần 4.
Trả lời:
Những từ ngữ có tính gợi hình, gợi cảm trong phần 4: ảo giác về thời gian, những thi vị hư huyền, cái chùm hoa nơi lưng giậu, tiếng ngỗng rớt xuống từ thinh không, một thoáng hồ nghi, một giây thảng thốt, thinh không càng tĩnh lặng, xa vắng hơn, tiếng cá quẫy vọng, tiếng chim di trú rớt xuống từ không trung.
Câu 5: Những từ ngữ nào có tác dụng kết nối ý của phần 5 với các phần trước đó?
Trả lời:
Những từ ngữ có tác dụng kết nối ý của phần 5 với các phần trước đó: cuối cùng, Thu vịnh đã kết lại bằng bức họa thật nhanh mà thật đọng
Bình luận