Soạn bài Thực hành tiếng Việt 79
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 79 sách Cánh diều ngữ văn 10 tập 2. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.
1. Phân tích giá trị của biện pháp tu từ so sánh trong các câu thơ dưới đây:
a. Gió rát mặt, Đảo luôn thay hình dáng
Sỏi cát bay như lũ chim hoang
(Trần Đăng Khoa)
b. Những giai điệu ngang tàng như gió biển
Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi
Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữa
Cứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời
(Trần Đăng Khoa)
c. Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Có đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
(Chế Lan Viên)
d. Tình yêu là vũ khí
Giữ đất trời quê hương
(Lò Ngân Sủn)
Trả lời:
a. Tác dụng nhấn mạnh sự khắc nghiệt, gian khó của những người lính nơi đảo Trường Sa.
b. Tác dụng nhấn mạnh hoàn cảnh làm việc của những người lính đảo nơi đảo xa đầy khó khăn. Tuy vậy, họ vẫn giữ được tinh thần lạc quan, yêu đời.
c. Tác dụng nhấn mạnh khát khát được trở về với quê hương, đất nước.
d. Tác dụng nhấn mạnh sự hào quyện giữa tình yêu quê hương với tình yêu đôi lứa của người lính.
2. Tìm và phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong những câu thơ dưới đây ở bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi:
a. Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
b. Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
Lòng ta bát ngát ánh bình minh
c. Súng nổ trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.
Trả lời:
a. Biện pháp hoán dụ: cánh đồng quê chảy máu.
Biện pháp nhân hóa: dây thép gai đâm nát trời chiều
=> Khắc họa lên một bức tranh làng quê đầy tang thương, giúp người đọc liên tưởng đến những dấu hiệu của chiến tranh, sự đau thương, mất mát.
b. Biện pháp tu từ ẩn dụ: trán cháy rực nghĩ trời đất mới, lòng ta bát ngát ánh bình minh.
=> Họa lên những nét vẽ rạng ngời về những đứa con của Tổ quốc.
c. Biện pháp tu từ so sánh: Người lên như nước vỡ bờ.
=> Nhấn mạnh tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam.
3. Xác định biện pháp tu từ trong những câu thơ sau và phân tích tác dụng của chúng:
a. Đã tan tác những bóng thù hắc ám
Đã sáng lại trời thu tháng Tám.
(Tố Hữu)
b. Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
(Nguyễn Đình Thi)
c. Từ những năm đau thương chiến đấu
Đã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Đã bật lên những tiếng căm hờn
(Nguyễn Đình Thi)
d. Sân khấu lô nhô mấy chàng đầu trọc
Người xem ngốn ngang cũng rặt lính trọc đầu
(Trần Đăng Khoa)
Trả lời:
a. Biện pháp tu từ ẩn dụ: những bóng kẻ thù hắc ám - thế lực giặc ngoại xâm , trời thu tháng Tám - chiến thắng cách mạng tháng Tám.
=> Tác dụng: thể hiện cảm hứng tự hào của tác giả về những chiến thắng oanh liệt cùng những thành quả trong công cuộc xây dựng đát nước sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi.
b. Biện pháp tu từ điệp ngữ: những.
=> Tác dụng: Nhằm khẳng định tinh thần đoàn kết dân tộc, lời tuyên ngôn chắc nịch.
Biện pháp tu từ lặp cấu trúc: ...chúng ta.
=> Tác dụng: Nhằm khẳng định chủ quyền dân tộc, bộc lộ niềm tự hào, vui sướng,..
c. Biện pháp tu từ nhân hóa: nét mặt quê hương, lúa bờ tre hồn hậu.
=> Tác dụng: thể hiện sự quyết tâm sự thù hận của quê hương với lũ giặc xâm lược.
d. Biện pháp tu từ nhân hóa
=> Tác dụng: nhằm làm nổi bật rõ nét về sự thiếu thốn về vật chất và phải đối đầu với thiên nhiên khắc nghiệt
4. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) bàn về giá trị nghệ thuật của bài thơ Đất nước (Nguyễn Đình Thi), trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
Trả lời:
Đất nước là đề tài lớn, xuyên suốt trong lịch sử văn học mà các nhà thơ luôn tìm đến để khai thác. Nguyễn Đình Thi chính là một gương mặt tiêu biểu cho đề tài này, nổi tiếng vời bài thơ Đất nước. Bài thơ đã nói về một đất nước mỗi lúc lại hiện ra với một vẻ mặt mới lấp lánh, đa dạng và hàm chứa một nội dung cụ thể lịch sử. Các câu thơ trong bài có độ dài, ngắn xen kẽ nhau cùng nhịp điệu biến đổi linh hoạt. Ngoài ra, bài có sự kết hợp với những hình ảnh sinh động, biểu cảm, có những đoạn hình ảnh tương phản, có sức khái quát cao tạo cho đoạn thơ như một áng văn hay ca ngợi về tình yêu quê hương, đất nước. Đồng thời, nhà thơ chú ý diễn tả sâu sắc, tinh tế tiếng nói nội tâm của nhân vật trữ tình. Trong đó có sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tưởng.
Bình luận