Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 10 cánh diều bài Thực hành tiếng Việt 79

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm văn 10 bài Thực hành tiếng Việt 79 - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Giá trị của biện pháp tu từ so sánh trong các câu thơ dưới đây: 

Gió rát mặt, Đảo luôn thay hình dáng

Sỏi cát bay như lũ chim hoang

(Trần Đăng Khoa)

  • A. nhấn mạnh sự khắc nghiệt, gian khó của những người lính nơi đảo Trường Sa.
  • B. nhấn mạnh hoàn cảnh làm việc của những người lính đảo nơi đảo xa đầy khó khăn. Tuy vậy, họ vẫn giữ được tinh thần lạc quan, yêu đời.
  • C. nhấn mạnh khát khát được trở về với quê hương, đất nước.
  • D. nhấn mạnh sự hào quyện giữa tình yêu quê hương với tình yêu đôi lứa của người lính.

Câu 2: Giá trị của biện pháp tu từ so sánh trong các câu thơ dưới đây: 

Những giai điệu ngang tàng như gió biển

Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi

Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữa

Cứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời

(Trần Đăng Khoa)

  • A. nhấn mạnh sự khắc nghiệt, gian khó của những người lính nơi đảo Trường Sa.
  • B. nhấn mạnh hoàn cảnh làm việc của những người lính đảo nơi đảo xa đầy khó khăn. Tuy vậy, họ vẫn giữ được tinh thần lạc quan, yêu đời.
  • C. nhấn mạnh khát khát được trở về với quê hương, đất nước.
  • D. nhấn mạnh sự hào quyện giữa tình yêu quê hương với tình yêu đôi lứa của người lính.

Câu 3: Giá trị của biện pháp tu từ so sánh trong các câu thơ dưới đây: 

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Có đón giêng hai, chim én gặp mùa,

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.

(Chế Lan Viên)

  • A. nhấn mạnh sự khắc nghiệt, gian khó của những người lính nơi đảo Trường Sa.
  • B. nhấn mạnh hoàn cảnh làm việc của những người lính đảo nơi đảo xa đầy khó khăn. Tuy vậy, họ vẫn giữ được tinh thần lạc quan, yêu đời.
  • C. nhấn mạnh khát khát được trở về với quê hương, đất nước.
  • D. nhấn mạnh sự hào quyện giữa tình yêu quê hương với tình yêu đôi lứa của người lính.

Câu 4: Giá trị của biện pháp tu từ so sánh trong các câu thơ dưới đây: 

Tình yêu là vũ khí

Giữ đất trời quê hương

(Lò Ngân Sủn)

  • A. nhấn mạnh sự khắc nghiệt, gian khó của những người lính nơi đảo Trường Sa.
  • B. nhấn mạnh hoàn cảnh làm việc của những người lính đảo nơi đảo xa đầy khó khăn. Tuy vậy, họ vẫn giữ được tinh thần lạc quan, yêu đời.
  • C. nhấn mạnh khát khát được trở về với quê hương, đất nước.
  • D. nhấn mạnh sự hào quyện giữa tình yêu quê hương với tình yêu đôi lứa của người lính.

Câu 5: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ sau:

Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều

  • A. hoán dụ
  • B. nhân hóa
  • C. A và B đúng
  • D. A và B sai

Câu 6: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ sau:

Trán cháy rực nghĩ trời đất mới

Lòng ta bát ngát ánh bình minh

  • A. hoán dụ
  • B. ẩn dụ
  • C. nhân hóa
  • D. so sánh

Câu 7: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ sau:

Súng nổ trời giận dữ

Người lên như nước vỡ bờ

Nước Việt Nam từ máu lửa

Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.

  • A. hoán dụ
  • B. ẩn dụ
  • C. nhân hóa
  • D. so sánh

Câu 8: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ sau:

Đã tan tác những bóng thù hắc ám

Đã sáng lại trời thu tháng Tám.

(Tố Hữu)

  • A. hoán dụ
  • B. ẩn dụ
  • C. nhân hóa
  • D. so sánh

Câu 9: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ sau:

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

(Nguyễn Đình Thi)

  • A. hlặp câu trúc
  • B. ẩn dụ
  • C. điệp ngữ
  • D. A và C đúng

Câu 10: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ sau:

Từ những năm đau thương chiến đấu

Đã ngời lên nét mặt quê hương

Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu

Đã bật lên những tiếng căm hờn

(Nguyễn Đình Thi)

  • A. hoán dụ
  • B. ẩn dụ
  • C. nhân hóa
  • D. so sánh

Câu 11: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ sau:

Sân khấu lô nhô mấy chàng đầu trọc

Người xem ngốn ngang cũng rặt lính trọc đầu

(Trần Đăng Khoa)

  • A. hoán dụ
  • B. ẩn dụ
  • C. nhân hóa
  • D. so sánh

Câu 12: Phép điệp từ là gì?

  • A. Là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, âm, thanh, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật.
  • B. Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
  • C. Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
  • D. Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Câu 13: Phép điệp nào được sử dụng trong đoạn trích sau:

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục... cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)

  • A. Điệp cách quãng
  • B. Điệp vòng
  • C. Điệp nối tiếp
  • D. Điệp đầu

Câu 14:  Hiệu quả nghệ thuật mà biện phép điệp mang lại là gì?

  • A. Tạo âm hưởng, tạo ấn tượng.
  • B. Nhấn mạnh ý nghĩa, nội dung cần biểu đạt.
  • C. Khiến người đọc dễ nhớ.
  • D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 15: Phép điệp nào được sử dụng trong đoạn trích sau:

Khi sao phong gấm rủ là,

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.

Mặt sao dày gió dạn sương,

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

  • A. Điệp cách quãng
  • B. Điệp vòng
  • C. Điệp nối tiếp
  • D. Điệp đầu

Câu 16: Đoạn văn nào dưới đây có chứa phép điệp:

1. Đồng Đăng có phố Kì Lừa,/Có nàng Tô thị, có chùa Tam Thanh.

2. Này chồng, này mẹ, này cha,/Này là em ruột, này là em dâu.(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

3. Sương nương theo trăng ngừng lưng trời/Tương tư nâng lòng lên chơi vơi

(Nhị Hồ - Xuân Diệu)

  • A. 1 và 2 đều đúng
  • B. 1 và 3 đều đúng
  • C. 2 và 3 đều đúng

Câu 17:  Phép đối là cách sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh về ý , gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói, biểu đạt cảm xúc tư tưởng…, đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 18: Trích đoạn trong bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu:

Tôi muốn tắt nắng đi,

Cho màu đừng nhạt mất.

Tôi muốn buộc gió lại,

Cho hương đừng bay đi.

Có những loại phép điệp nào?

  • A. Điệp ngữ, điệp cấu trúc cú pháp, điệp câu.
  • B. Điệp câu, điệp ngắt quãng, điệp đầu câu.
  • C. Điệp ngữ, điệp cấu trúc cú pháp, điệp ngắt quãng.
  • D. Điệp nối tiếp, điệp câu, điệp ngắt quãng.

Câu 19: Đặc điểm của phép đối là

  • A. Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau.
  • B. Các từ ngữ đối nhau phải có số âm tiết bằng nhau, phải có thanh trái nhau về B/T
  • C. Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ loại với nhau (danh từ đối với danh từ, động từ – tính từ đối với động từ – tính từ)
  • D. Các từ đối nhau hoặc phải trái nghĩa với nhau,hoặc phải cùng trường nghĩa với nhau, hoặc phải đồng nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa..
  • E. Cả A, B, C và D đều đúng

Câu 20: Hai dòng thơ dưới có sử dụng phép đối không?

Có bầu, có bạn, can chi tủi,

Cùng gió, cùng mây, thế mới vui.

(Muốn làm thằng Cuội – Tản Đà)

  • A. Có
  • B. Không

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác