Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều Ôn tập học kì I
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Thần thoại là gì?
A. Là những truyện hoang đường, tưởng tượng về các vị thần, các nhân vật anh hùng, nhân vật sáng tạo văn hóa,... phản ánh nhận thức, cách lí giải của con người thời cổ đại về các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội.
- B. Là những câu chuyện kể dân gian, kể lại những câu chuyện trong lịch sử dựng nước, giữ nước của cha ông ta được khúc xạ qua lời kể của nhiều thế hệ để rồi kết tinh thành những hình tượng nghệ thuật đặc sắc, nhuốm màu thần kì mà vẫn thấm đẫm cảm xúc đời thường.
- C. Là tác phẩm tự sự có quy mô lớn, bằng văn vần hoặc văn xuôi kết hợp văn vần, xây dựng những hình tượng hà hùng, kì vĩ để kể về những sự kiện lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.
- D. là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật.
Câu 2: Sử thi là gì?
- A. Là những câu chuyện kể dân gian, kể lại những câu chuyện trong lịch sử dựng nước, giữ nước của cha ông ta được khúc xạ qua lời kể của nhiều thế hệ để rồi kết tinh thành những hình tượng nghệ thuật đặc sắc, nhuốm màu thần kì mà vẫn thấm đẫm cảm xúc đời thường.
- B. Là những truyện hoang đường, tưởng tượng về các vị thần, các nhân vật anh hùng, nhân vật sáng tạo văn hóa,... phản ánh nhận thức, cách lí giải của con người thời cổ đại về các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội.
- C. là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật.
D. Là tác phẩm tự sự có quy mô lớn, bằng văn vần hoặc văn xuôi kết hợp văn vần, xây dựng những hình tượng hà hùng, kì vĩ để kể về những sự kiện lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.
Câu 3: Cuộc giao đấu giữa Hê-ra-clét với Ăng-tê được miêu tả bằng hai từ gì?
- A. Đẫm máu, chán ghét
- B. Nhàm chán, bạo lực
- C. Kịch tính, tình cảm
D. Quyết liệt, hấp dẫn
Câu 4: Nhân lúc Đăm Săn cùng nô lệ lên rẫy, Mtao Mxây đã làm gì?
A. Đến phá buôn làng và bắt Hơ Nhị về làm vợ.
- B. Đến phá buôn làng.
- C. Đến dâng cống phẩm và hỏi cưới Hơ Nhị.
- D. Đến cướp Hơ Nhị về làm vợ.
Câu 5: Trong văn bản "Chiến thắng Mtao Mxây", màu sắc văn hóa Tây Nguyên thể hiện rox nét qua chi tiết nào?
- A. Trang phục của dân làng.
- B. Trang phục của Đăm Săn.
C. Thiết kế của nhà Mtao Mxây.
- D. Công cụ của dân làng.
Câu 6: Chi tiết nào miêu tả Mtao Mxây?
- A. khiên hắn tròn như đầu cú, gươm hắn óng ánh như cái cầu vồng.
- B. trông hắn dữ tợn như một vị thần, hắn đóng một cái khố sọc gấp bỏ múi, mặc một cái áo dày nút.
- C. dáng tần ngần do dự, mỗi bước đi đắn đo.
D. tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 7: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng để miêu tả hình ảnh múa khiên của Đăm Săn và Mtao Mxây?
- A. só sánh, nhân hóa
B. so sánh, phóng đại
- C. so sánh, liệt kê
- D. so sánh, hoán dụ
Câu 8: Văn bản Thần Trụ Trời thuộc loại văn bản nào?
- A. Truyền thuyết.
- B. Truyện cổ tích.
C. Thần thoại.
- D. Truyện ngụ ngôn
Câu 9: Theo văn bản Thần Trụ Trời, vì sao mặt đất ngày nay không bằng phẳng, mà có chỗ lồi, chỗ lõm?
- A. Do sự kiến tạo của Trái Đất.
- B. Do chiếc tru trời bị gãy.
C. Do thần phá cột tru trời đi, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi.
- D. Do hiện tượng thay đổi địa hình.
Câu 10: Theo em, câu nói nào của Rama là sự xúc phạm thô bạo nhất đối với Xita?
- A. Nay ta phải nghi ngờ tư cách của nàng,vì nàng đã lưu lại lâu trong nhà một kẻ xa lạ.
- B. Phải biết chắc điều này: chẳng phải vì nàng mà ta đã đánh thắng kẻ thù với sự giúp đỡ của bạn bè.
C. Người đã sinh trưởng trong một gia đình cao quý có thể nào lại lấy về một người vợ từng sống trong nhà kẻ khác, đơn giản chỉ vì mụ ta là một vật để yêu đương?
- D. Giờ đây, nàng đang đứng trước mặt ta, nhưng trông thấy nàng, ta không chịu nổi, chẳng khác nào ánh sáng đối với người mù.
Câu 11: Trước mặt mọi người, những lời đầu tiên của Rama nói với Xita là những lời lẽ như thế nào?
- A. Lời lẽ thân mật của vợ chồng
B. Lời lẽ xa cách và lạnh lùng
- C. Lời lẽ xuề xòa, giản dị
- D. Lời lẽ tha thiết nồng nàn
Câu 12: Câu văn nào dưới đây nói lên động cơ chiến đấu của Rama?
- A. Hỡi phu nhân cao quý! Ta đưa nàng tới đây sau khi đã đánh bại kẻ thù.
B. Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, để xóa vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lẫy lừng tiếng tăm của ta.
- C. Nay ta phải nghi ngờ tư cách của nàng,vì nàng đã lưu lại lâu trong nhà một kẻ xa lạ.
- D. Phải biết chắc điều này: chẳng phải vì nàng mà ta đã đánh thắng kẻ thù với sự giúp đỡ của bạn bè.
Câu 13: Xác định từ có hình thức ngữ âm, chính tả đúng trong trường hợp sau đây:
- A. oan giải
- B. oan khóc
C. oan khốc
- D. oan sốc
Câu 14: Những từ in nghiêng trong các câu sau mắc lỗi gì?
Hê-ra-clét và Ăng-tê đã giao đấu với nhau vô cùng quyết đoán.
A. Dùng từ không đúng nghĩa
- B. Dùng từ sai chính tả
- C. Dùng từ sai ngữ cảnh
- D. Dùng từ không đúng hình thức cấu tạo
Câu 15: Theo đoạn trích, nhân vật Nữ Oa xuất hiện trong bối cảnh (thời gian, không gian) như thế nào?
- A. Trời đất mới sinh, đã có loài người nhưng chưa có cỏ cây, muông thú
B. Trời đất mới sinh, đã có cỏ cây, muông thú mà chưa có loài người
- C. Trời đất mới sinh, chỉ có Nữ Oa cùng một số vị thần như thần Lửa, thần Nước
- D. Trời đất mới sinh, có cỏ cây, muông thú và các vị thần Lần, thần Nước
Câu 16: Nữ Oa đã tạo ra con người từ những thứ gì?
- A. Nước, bùn, gạch
B. Nước, bùn
- C. Cành cây, ngọn cỏ
- D. Một bộ phận trên người Nữ Oa
Câu 17: Đoạn trích Nữ Oa thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Khát vọng giải thích tự nhiên, biết ơn người có công với cộng đồng
- B. Khát vọng giải thích lịch sử, tôn vinh người anh hùng
- C. Khát vọng giải thích vũ trụ, thương xót con người bé nhỏ
- D. Khát vọng chinh phục vũ trụ, biết ơn thần linh và con người
Câu 18: Đặc điểm mà con người khác với muông thú được tác giả nhấn mạnh là gì?
- A. Thông minh hơn
B. Có hình hài giống Nữ Oa
- C. Giỏi săn bắt
- D. Có sức mạnh hơn
Câu 19: Bốn câu đầu và bốn câu sau trong bài Cảm xúc mùa thu có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Bốn câu đầu tả cảnh thu, bốn câu sau tả tình thu.
- B. Bốn câu đầu tả cảnh trên cao, bốn câu sau tả cảnh dưới thấp.
- C. Bốn câu đầu tả xa, bốn câu sau tả gần.
- D. Bốn câu đầu tả cảnh, bốn câu sau tả người.
Câu 20: Bức tranh thiên nhiên trong hai câu thực của bài Cảm xúc mùa thu gợi ra điều gì?
A. Sự hùng vĩ.
- B. Sự ghê rợn.
- C. Sự âm u.
- D. Sự dữ dội.
Câu 21: Cảm xúc tác giả trong hai câu luận của bài Cảm xúc mùa thu chủ yếu được gợi lên bởi
- A. nỗi buồn vì chiến tranh loạn lạc.
- B.không thể trở về quê hương.
- C. sự nghèo khó.
D. cuộc sống xa quê trong hoàn cảnh chiến tranh loạn lạc.
Câu 22: Những hình ảnh được nói đến trong hai câu luận của bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương không phải là hình ảnh của ngoại cảnh, mà là hình ảnh của tâm trạng. Đó là tâm trạng gì?
- A. Tâm trạng buồn khổ, muốn có sự đồng cảm và sẻ chia để vượt qua bi kịch tinh thần.
B. Tâm trạng bị dồn nén, bức bối, muốn đập phá, muốn được giải thoát khỏi sự cô đơn, chán chường.
- C. Tâm trạng chán chường, tuyệt vọng, không còn niềm tin vào tình yêu.
- D. Tâm trạng buồn chán, cô đơn lặp đi lặp lại trong một thời gian dài tạo nên sự nhàm chán.
Câu 23: Những dòng nào sau đây nói về ý nghĩa nhân văn trong bài thơ “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương?
- A. Là sức sống mãnh liệt trong tâm hồn người phụ nữ và sự cố gắng vươn lên trên số phận, nhưng cuối cùng rơi vào bi kịch.
- B. Là lời ca buồn về số phận người phụ nữ có tình duyên dở dang
- C. Là ý chí vươn lên mạnh mẽ của người phụ nữ từng chịu nhiều bất hạnh
D. Là tiếng kêu thống thiết về nỗi đau duyên tình và khát vọng hạnh phúc
Câu 24: Ý nào sau đây không đúng khi nói về tiểu sử của Hồ Xuân Hương
- A. là nữ sĩ tài năng, là hiện tượng văn học trung đại Việt Nam.
- B. Xuất thân trong một gia đìnhnhà Nho nghèo, con của vợ lẽ
- C. là nhà thơ mà cuộc đời với nhiều trắc trở.
D. bà có một cuộc sống gia đình hạnh phúc, giàu sang
Câu 25: Tác giả của bài thơ "Câu cá mùa thu" là ai?
- A. Nguyễn Du
- B. Nguyễn Trãi
- C. Nguyễn BỈnh Khiêm
D. Nguyễn Khuyến
Câu 26: Bài thơ Thu điếu được làm theo thể thơ nào?
- A. Thất ngôn tứ tuyệt
- B. Ngũ ngôn tứ tuyệt
C. Thất ngôn bát cú
- D. Thất ngôn
Câu 27: Quê của Nguyễn Khuyến là ở đâu?
A. Nam Định
- B. Nghệ An
- C. Thái Nguyên
- D. Cao Bằng
Câu 28: Màu sắc chủ đạo trong bức tranh mùa thu của Nguyễn Khuyến là:
- A. Màu vàng úa
B. Màu xanh ngắt
- C. Mùa trắng toát
- D. Mùa đỏ
Câu 29: Hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong câu thơ "Xanh xanh bãi mía bờ dâu" (Hoàng Cầm, Bên kia Sông Đuống) là gì?
- A. Nhằm miêu tả vẻ đẹp của bãi mía bờ dâu.
- B. Nhằm nhấn mạnh màu xanh tràn đầy sức sống của bãi mía bờ dâu.
- C. Nhằm giúp người đọc hình dung ra màu sắc của bãi mía bờ dâu.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 30: Sự sắp xếp trật tự từ (những từ gạch chân) trong đoạn văn dưới đây là hợp lý nhất vì “Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm. Cây tre xanh mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quí của dân tộc Việt Nam.”
- A. Đúc kết được những phẩm chất của cây tre theo đúng trình tự miêu tả trong bài văn.
- B. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật hiện tượng.
C. Có tác dụng liên kết câu với các câu khác trong văn bản.
- D. Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói.
Câu 31: Ngũ Lão có những tác phẩm nào?
- A. Tỏ lòng và Cáo bệnh bảo mọi người.
- B. Tỏ lòng và Cảnh ngày hè.
C. Tỏ lòng và Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương.
- D. Tỏ lòng và Phò giá về kinh.
Câu 32: Nhận định nào không đúng khi nói về tác giả của bài thơ “Thuật hoài”?
A. Người làng Phù Ủng, huyện Đường hào, nay thuộc Ân Thi, Hưng Yên.
- B. Là con rể nuôi của Trần Quốc Tuấn
- C. Có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên
- D. Là một nhà quan văn, nên ông thích ngâm thơ đọc sách.
Câu 33: Tình cảm, cảm xúc nao không được thể hiện trong bài thơ “Thuật hoài”?
- A. Tự hào về khí thế và sức manh của quân đội thời trần
- B. Thẹn vì chưa trả xong nợ công danh
- C. Tình yêu nước, tự hào dân tộc.
D. Phê phán triều đình phong kiến.
Câu 34: Văn bản Xúy Vân giả dại được trích từ tác phẩm nào?
- A. Lưu Bình Dương Lễ.
- B. Quan Âm Thị Kính.
C. Kim Nham.
- D. Đồ điếc.
Câu 35: Lời thoại thể hiện rõ nhất ngôn ngữ điên của nhân vật Xúy Vân là gì?
- A. Nói lệch.
B. Hát quá giang.
- C. Hát điệu con gà rừng.
- D. Nói điệu sử rầu.
Câu 36: Cảnh ngộ sống hiện nay của Xúy Vân được thể hiện như thế nào trong điệu “con gà rừng”?
- A. Sung sướng, vui vẻ bên Trần Phương.
- B. Giàu sang, không phải lo cơm ăn áo mặc.
C. Cay đắng, uất ức, đau đớn tủi hổ vì bị đàm tiếu, cười chê, phải mang tiếng xấu.
- D. Buồn tẻ, chán chường và không có mục đích sống.
Câu 37: Bố cục của tác phẩm “Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam” gồm?
- A. 4 phần
- B. 3 phần
C. 2 phần
- D. 5 phần
Câu 38: Giá trị nội dung của tác phẩm “Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam” là?
- A. Ca ngợi nền văn hóa, nét đẹp lâu đời của mảnh đất Hà Nội.
- B. Giới thiệu sự hình thành và nếp sống thanh lịch của người Hà Nội.
C. Cả A và B.
- D. Không có giá trị nội dung.
Câu 39: Ông viết "Đại cáo Bình Ngô" khi nào?
- A. khi bắt đầu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
B. sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng
- C. sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thất bại
- D. sau khi Lê Lợi mất
Câu 40: Dựa trên cơ sở nào để bài viết khẳng định: "Nguyễn Trãi là nhà văn hóa, nhà văn kiệt xuất"?
- A. Nguyễn Trãi là nhà văn hóa: Ông để lại rất nhiều trước tác văn chương, cả bằng chữ Hán, chữ Nôm và phong phú về thể loại, bao gồm nhiều lĩnh vực như: văn học, lịch sử, địa lý, luật pháp, lễ nghi...
- B. Nhà văn kiệt xuất: có nhiều tập thơ hay và nổi tiếng viết bằng cả chữ Hán và Nôm và các tác phẩm đều có ngôn từ và hình ảnh đặc sắc.
C. A và B đúng.
- D. A và B sai.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều Ôn tập học kì I
Bình luận