Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều Ôn tập học kì I (P3)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều học kì 1 (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khu vườn có cây táo vàng có đặc điểm gì?

  • A. Một khu vườn rất thanh lịch, cổ kính cách không xa nơi thần Át-lát giơ vai chống đội bầu trời, có con rồng tên La-đông canh giữ - một con rồng có tới một nghìn cái đầu và không lúc nào ngủ, giao cho ba chị em tiên nữ Nanh-phơ trông coi.
  • B. Một khu vườn rất thâm nghiêm cách xa nơi thần Át-lát giơ vai chống đội bầu trời, có con rồng tên La-đông canh giữ - một con rồng có tới một trăm cái đầu và không lúc nào ngủ, giao cho ba chị em tiên nữ Nanh-phơ trông coi.
  • C. Một khu vườn rất thâm nghiêm cách không xa nơi thần Át-lát giơ vai chống đội bầu trời, có con rồng tên La-đông canh giữ - một con rồng có tới một trăm cái đầu và không lúc nào ngủ, giao cho ba chị em tiên nữ Nanh-phơ trông coi.
  • D. Một khu vườn rất thâm nghiêm cách không xa nơi thần Át-lát giơ giữ vai trò thần vá trời, có con rồng tên La-đông canh giữ - một con rồng có tới một nghìn cái đầu và không lúc nào ngủ, giao cho ba chị em tiên nữ Nanh-phơ trông coi.

Câu 2: Cuộc giao đấu giữa Hê-ra-clét với Ăng-tê được miêu tả bằng hai từ gì?

  • A. Đẫm máu, chán ghét
  • B. Nhàm chán, bạo lực
  • C. Kịch tính, tình cảm
  • D. Quyết liệt, hấp dẫn

Câu 3: Ăng - tê có thứ gì hộ mệnh mà sau ba lần bị Hê-ra-clét quật nghã mà vẫn sống?

  • A. Cây đinh ba
  • B. Bộ giáp sắp
  • C. Bùa hộ mệnh
  • D. Chú hồi sinh

Câu 6: Trong văn bản "Chiến thắng Mtao Mxây", màu sắc văn hóa Tây Nguyên thể hiện rox nét qua chi tiết nào?

  • A. Trang phục của dân làng.
  • B. Trang phục của Đăm Săn.
  • C. Thiết kế của nhà Mtao Mxây.
  • D. Công cụ của dân làng.

Câu 7: Chi tiết nào miêu tả Mtao Mxây?

  • A. khiên hắn tròn như đầu cú, gươm hắn óng ánh như cái cầu vồng.
  • B. trông hắn dữ tợn như một vị thần, hắn đóng một cái khố sọc gấp bỏ múi, mặc một cái áo dày nút.
  • C. dáng tần ngần do dự, mỗi bước đi đắn đo.
  • D. tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 8: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng để miêu tả hình ảnh múa khiên của Đăm Săn và Mtao Mxây?

  • A. só sánh, nhân hóa
  • B. so sánh, phóng đại
  • C. so sánh, liệt kê
  • D. so sánh, hoán dụ

Câu 9: Trời và đất thay đổi như thế nào sau khi có cột chống trời?

  • A. Vòm trời đẩy lên mãi phía mây xanh mù mịt.
  • B. Trời đất phân đôi, chia tách.
  • C. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 10: Thần trụ trời xuất hiện trời đất chỉ là?

  • A. Một vùng tươi sáng
  • B. Một vùng hỗn độn, tối tăm
  • C. Một vùng xinh đẹp
  • D. Một vùng có thiên nhiên hùng vĩ

Câu 11: Trong văn bản Thần Trụ Trời, tác giả đã nhắc đến những vị thần nào?

  • A. Ông Đếm sao, ông Tát bể, ông Kể sao, ông Đào sông, ông Xây rú, ông Tru Trời
  • B. Ông Đếm sao, ông Tát bể, ông Đào sông, ông Xây rú, ông Trụ Trời.
  • C. Ông Đếm sao, ông Tát bể, ông Kể sao, ông Đào sông, ông Xây rú.
  • D. Ông Tát bể, ông Kể sao, ông Đào sông, ông Xây rú, ông Trụ Trời.

Câu 12: Thần Trụ Trời có điểm gì đặc biệt? 

 

  • A. Là người có năng lực phi thường, mạnh mẽ. 
  • B. Là nhân vật được lấy cảm hứng từ người thật. 
  • C. Là người đã có công tạo ra trời đất. 
  • D. A và C đúng. 

Câu 13: Đoạn trích Rama buộc tội nằm ở đoạn nào trong cốt truyện của sử thi Ramayana?

  • A. Sau khi hai vợ chồng bị đày vào rừng
  • B. Sau khi Xita bị quỷ Ravana bắt cóc
  • C. Sau khi Rama giúp vua khỉ Xugriva giành lại vương quốc
  • D. Sau khi Rama chiến thắng quỷ Ravana

Câu 14: Ra-ma quyết định ruồng bỏ Xi-ta chủ yếu vì:

  • A. Ghen tuông
  • B. Danh dự
  • C. Vì quá yêu
  • C. Cả A và B

Câu 15: Thể loại của văn bản “Ra-ma buộc tội” là gì?

  • A. Kịch
  • B. Sử thi
  • C. Thần thoại
  • D. Tuồng

Câu 16: Trong các câu sau, câu nào mắc lỗi dùng từ?

  • A. Tôi rất thích xem phim hài hước Pháp.
  • B. Hôm nay nhà có khách hay sao mà ăn uống thịnh soạn thế này hả chị?
  • C. Bài thơ gieo vào lòng tôi một nỗi buồn vô cớ.
  • D. Tất cả các ý trên đều mắc

Câu 17: Đọc câu văn: "Bỗng một chàng trai khôi ngô tuấn tú cùng cô út của phú ông từ phòng cô dâu đi ra." Từ "tuấn tú" trong câu văn trên có nghĩa là gì?

  • A. Tuấn tú: người con trai có học vấn và chăm chỉ dùi mài kinh sử.
  • B. Tuấn tú: người con trai thông minh, tốt bụng.
  • C. Tuấn tú: Người con trai có vẻ mặt đẹp và sáng sủa, thông minh.
  • D. Tuấn tú: người có tài năng vượt trội mọi người.

Câu 18: Trật tự của câu nào thể hiện trước sau theo thời gian?

  • A. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập. (Nguyễn Trãi)
  • B. Đám than đã vạc hẳn lửa. (Tô Hoài)
  • C. Tôi mở to đôi mắt, khẽ reo lên một tiếng thú vị. (Nam Cao)
  • D. Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. (Nguyên Hồng)

Câu 19: Trật tự từ của dòng thơ nào góp phần tạo nên tính nhạc?

  • A. Tranh Đông Hồ gà lơn nét tươi trong/ Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp. (Hoàng Cầm)
  • B. Con lại về quê mẹ nuôi xưa/ Một buổi trưa nắng dài bãi cát. (Tố Hữu)
  • C. Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối/ Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan. (Thế Lữ)
  • D. Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm/ Heo hút cồn mây súng ngửi trời. (Quang Dũng)

Câu 20: Trong các câu văn dưới đây, trật tự của câu nào thể hiện trình tự quan sát của người nói ?

  • A. Đáng tội nghiệp nhất là hai cô không sầu tư, không có một nỗi chán nản gê ghớm, nó xui ta cầu xin cái chết. (Xuân Diệu).
  • B. Rồi hắn tháo giày, quăng từng chiếc một vào xó nhà. (Nam Cao).
  • C. Bọn ấy đều hoặc là bạn hàng, hoặc là vây cánh, hoặc là tay sai của nghị Hách cả. (Vũ Trong Phụng).
  • D. Các nhà đã lên đèn cả rồi, đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệu khách... (Thạch Lam).

Câu 21: Ba người Nghêu, Đề Hầu, huyện Trìa đều muốn có được cái gì?

  • A. Cục vàng
  • B. Thùng gạo
  • C. Thị Hến
  • D. Gánh lúa

Câu 22: Theo nhiều học giả, tuồng xuất phát từ?

  • A. Văn hóa dân tộc Việt Nam
  • B. Âm nhạc Việt Nam
  • C. Ca vũ dân tộc Việt Nam
  • D. Kịch của Việt Nam

Câu 23: Cụm từ "khí thế nuốt trâu" được hiểu là:

  • A. khí phách mạnh mẽ.
  • B. khí phách anh hùng.
  • C. khí phách lão luyện.
  • D. khí phách hiên ngang.

Câu 24: Ai là tác giả của bài thơ “Thuật hoài”?

  • A. Trần Quang Khải   
  • B. Phạm Ngũ Lão   
  • C. Trần Quốc Tuấn   
  • D. Trương Hán Siêu

Câu 25: Dòng nào thể hiện nhận xét đúng về việc xử kiện của Huyện Trìa và Đề Hầu trong văn bản?

  • A. Đổi trắng thay đen. 
  • B. Con kiến mà kiện củ khoai 
  • C. Nén bạc đâm toạc tờ giấy
  • D. Có tiền mua tiên cũng được 

Câu 26: Tình huống tạo ra tiếng cười trong đoạn trích trên là gì?

  • A. thị Hến bị kiện
  • B. vợ chồng Trùm Sò đi kiện
  • C. việc phân xử công lí dựa trên sắc đẹp, lời ăn nói khéo léo, ngọt ngào của Thị Hến khi nói chuyện với Huyện Trìa.
  • D. lời huyện trìa nói

Câu 27: Đặc điểm của kịch bản tuồng được thể hiện ở văn bản Xử kiện như thế nào?

  • A. Tiếng khóc trong đoạn trích Xử kiện đã lên án thói hư tật xấu của bọn quan lại, chính cách xử kiện đổi trắng thay đen này đã lộ rõ bản chất của người cầm quyền.
  • B. Tiếng cười trong đoạn trích Xử kiện đã lên án thói hư tật xấu của bọn quan lại, chính cách xử kiện đổi trắng thay đen này đã lộ rõ bản chất của người cầm quyền.
  • C. Tiếng nói trong đoạn trích Xử kiện đã lên án thói hư tật xấu của bọn quan lại, chính cách xử kiện đổi trắng thay đen này đã lộ rõ bản chất của người cầm quyền.
  • D. Tiếng cười trong đoạn trích Xử kiện đã nêu lên cách xử kiện đổi trắng thay đen đã lộ rõ bản chất của người cầm quyền.

Câu 28:  Vì sao nhan đề của văn bản là Lễ hội Ok Om Bok mà không phải là Lễ hội Ok Om Bok - Đua ghe ngo?

  • A. Vì đây là lễ hội của đồng bào Khmer ở Sóc Trăng.
  • B. Vì hoạt động đua ghe ngo không diễn ra năm nay.
  • C. Vì đua ghe ngo chỉ là một hoạt động trong lễ hội.
  • D. Vì điểm nhấn của lễ hội chính là Giải Đua ghe ngo.

Câu 29: Các dòng in đậm ngay dưới nhan đề văn bản được gọi là gì?

  • A. phần mở đầu (sa pô) của tác phẩm
  • B. phần chú thích
  • C. phần nội dung chính của lễ hội
  • D. phần ý nghĩa của lễ hội

Câu 30: Vì sao người Khmer ở Sóc Trăng lại làm lễ vật cúng Mặt Trăng vào khoảng giữa tháng 10 âm lịch hằng năm?

  • A. Vì người Khmer ở Sóc Trăng coi Mặt Trăng là vị thần điều tiết mùa màng.
  • B. Vì đấy là khoảng thời gian mà người Khmer ở Sóc Trăng nhàn nhã nhất.
  • C. Vì đó là những ngày cuối mùa khô, tiện cho việc thu hoạch các loại hoa màu.
  • D. Vì đây là lúc thu hoạch lúa nếp và đủ các loại hoa màu để làn lễ vật cúng.

Câu 31: Ka-tê là lễ hội dân gian như thế nào?

  • A. là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của dân tộc Chăm
  • B. là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của dân tộc Mường
  • C. là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của dân tộc Tày
  • D. là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của dân tộc Kinh

Câu 32: Em làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

  • A. không tham gia các hoạt động
  • B. chỉ tham gia lễ hội yêu thích
  • C. tuyên truyền, lôi kéo mọi người không tham gia
  • D. tự hào và tham gia tích cực vào các hoạt động lễ hội

Câu 33: Đó là dịp người Chăm làm những gì?

  • A. Dâng các mâm quả
  • B. Dâng các đồ vật lễ
  • C. Dâng lễ vật tri ân các vị thần và tưởng nhớ tổ tiên của mình
  • D. Dâng các con vật

Câu 34: Đâu là câu nói thể hiện nét đẹp của người Hà Thành?

  • A. Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.
  • B. Có phải em – cô gái Hà Nội? Em mang trong mình 4 mùa của 1 thủ đô ngàn năm.
  • C. Hà Nội đỏng đảnh sợi nhớ sợi thương, Hà Nội du dương lạc vào bài hát, Hà Nội khao khát sưởi ấm bờ vai.
  • D. Tôi sinh ra giữa lòng Hà Nội, mang trong mình dòng máu mùa thu, thu Hà Nội mang nỗi buồn yên ả, như cõi lòng của 1 gã suy tư

Câu 35: Tên gọi "Hà Nội" bắt đầu được dùng làm địa danh ở Việt Nam từ năm bao nhiêu ?

  • A. 1831
  • B. 1888
  • C. 1896
  • D. 1902

Câu 36: Thành phố Hà Nội có diện tích lớn thứ mấy trong tất cả các thành phố trực thuộc trung ương ?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 37: Hà Nội được đã được UNESCO trao danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" vào ngày tháng năm nào ?

  • A. 21/12/1978
  • B. 12/08/1991
  • C. 04/10/1990
  • D. 16/07/1999

Câu 38: Hiện nay, lăng mộ và đền thờ Kinh Dương Vương thuộc địa phận của tỉnh nào?

  • A. Phú Thọ
  • B. Hà Tây
  • C. Bắc Ninh
  • D. Hải Dương

Câu 39: Theo truyền thuyết, vị vua đầu tiên của nước ta là ai?

  • A. Lạc Long Quân
  • B. Kinh Dương Vương
  • C. Hùng Vương
  • D. An Dương Vương

Câu 40: Giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 10 tháng 3 âm lịch bắt đầu từ bao giờ?

  • A. 1915
  • B. 1916
  • C. 1917
  • D. 1918

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác