Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều Ôn tập học kì I (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều học kì 1 (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cuộc giao đấu giữa Hê-ra-clét với Ăng-tê được miêu tả bằng hai từ gì?

  • A. Đẫm máu, chán ghét
  • B. Nhàm chán, bạo lực
  • C. Kịch tính, tình cảm
  • D. Quyết liệt, hấp dẫn

Câu 2: Ăng - tê có thứ gì hộ mệnh mà sau ba lần bị Hê-ra-clét quật nghã mà vẫn sống?

  • A. Cây đinh ba
  • B. Bộ giáp sắp
  • C. Bùa hộ mệnh
  • D. Chú hồi sinh

Câu 3: Ý nghĩa của hình ảnh mang tính biểu tượng: Prô-mê-tê bị xiềng là gì?

  • A. Mang ý nghĩa về sự khao khát tự do của một dân tộc đang bị xâm lược.
  • B. Mang ý nghĩa về sự khao khát tự do của một tù nhân đã biết hối cải vì những gì mình làm.
  • C. Mang ý nghĩa về một sức mạnh, sự hiên ngang với niềm tin mãnh liệt, chiến đấu quyết không đầu hàng của người anh hùng Prô-mê-tê.
  • D. Mang ý nghĩa răn dạy con người ta, kẻ ác sẽ gặp báo ứng.

Câu 4: Hê-ra-clét giơ lưng chống đỡ bầu trời thay cho vị thần nào?

  • A. Thần Dớt
  • B. Nữ Oa
  • C. Thần Mặt trời
  • D. Thần Át-lát

Câu 5: Nhân lúc Đăm Săn cùng nô lệ lên rẫy, Mtao Mxây đã làm gì?

  • A. Đến phá buôn làng và bắt Hơ Nhị về làm vợ.
  • B. Đến phá buôn làng.
  • C. Đến dâng cống phẩm và hỏi cưới Hơ Nhị.
  • D. Đến cướp Hơ Nhị về làm vợ.

Câu 6: Nhân vật chính trong câu chuyện Chiến thắng Mtao - Mxây là ai?

  • A. Đăm Săn
  • B. Hơ Nhị
  • C. Mtao - Mxây
  • D. Dân làng

Câu 7: Nhân vật Đăm Săn có đặc điểm gì?

  • A. Bình thường như bao người, không có gì nổi bật.
  • B. Vạm vỡ, phi thường, mạnh mẽ, tài giỏi, có giọng nói hào sảng, vang rộn, ai cũng phải nể sợ.
  • C. Gầy gò, yếu đuối nhưng rất thông minh và được lòng người khác.
  • D. Vạm vỡ, phi thường, mạnh mẽ, tài giỏi.

Câu 8: Biện pháp nghệ thuật nổi bật của văn bản Chiến thắng Mtao - Mxây là gì?

  • A. so sánh, ẩn dụ
  • B. so sánh và phóng đại
  • C. so sánh và nhân hóa 
  • D. so sánh, liệt kê

Câu 9: Để có thể trở thành một người đứng đầu lãnh đạo thì ngoài sự tài giỏi điều không thể thiếu là gì?

  • A. Một trái tim vị tha và lòng yêu thương, thấu hiểu. 
  • B. Biết yêu thương.
  • C. Thông minh nhưng cũng phải ích kỷ.
  • D. Biết giữ tài sản.

Câu 10: Trong văn bản "Chiến thắng Mtao Mxây", màu sắc văn hóa Tây Nguyên thể hiện rox nét qua chi tiết nào?

  • A. Trang phục của dân làng.
  • B. Trang phục của Đăm Săn.
  • C. Thiết kế của nhà Mtao Mxây.
  • D. Công cụ của dân làng.

Câu 11: Chi tiết nào miêu tả Mtao Mxây?

 

  • A. khiên hắn tròn như đầu cú, gươm hắn óng ánh như cái cầu vồng.
  • B. trông hắn dữ tợn như một vị thần, hắn đóng một cái khố sọc gấp bỏ múi, mặc một cái áo dày nút.
  • C. dáng tần ngần do dự, mỗi bước đi đắn đo.
  • D. tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 12: Bố cục của tác phẩm “Thần trụ trời” gồm mấy phần?

  • A. 5 phần
  • B. 4 phần
  • C. 3 phần
  • D. 2 phần

Câu 13: Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu " đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp..." trong truyện Thần Trụ Trời gợi cho bạn nhớ đến truyền thuyết nào của người Việt Nam?

 

  • A. Sự tích trầu cau. 
  • B. Sự tích bánh chưng, bánh dày. 
  • C. Sự tích ông trời. 
  • D, Sự tích cái chổi.

Câu 14: Trước mặt mọi người, những lời đầu tiên của Rama nói với Xita là những lời lẽ như thế nào?

  • A. Lời lẽ thân mật của vợ chồng    
  • B. Lời lẽ xa cách và lạnh lùng
  • C. Lời lẽ xuề xòa, giản dị          
  • D. Lời lẽ tha thiết nồng nàn

Câu 15: Câu văn nào dưới đây nói lên động cơ chiến đấu của Rama?

  • A. Hỡi phu nhân cao quý! Ta đưa nàng tới đây sau khi đã đánh bại kẻ thù.
  • B. Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, để xóa vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lẫy lừng tiếng tăm của ta.
  • C. Nay ta phải nghi ngờ tư cách của nàng,vì nàng đã lưu lại lâu trong nhà một kẻ xa lạ.
  • D. Phải biết chắc điều này: chẳng phải vì nàng mà ta đã đánh thắng kẻ thù với sự giúp đỡ của bạn bè

Câu 16: Theo lời tuyên bố của Rama, chàng tiêu Diệt quỷ vương Ravana để cứu Xita vì động cơ gì?

  • A. Vì danh dự của bản thân và dòng họ bị xúc phạm khi vợ mình bị kẻ khác cướp
  • B. Vì tình yêu thương khát khao đoàn tụ gia đình
  • C. Vì danh dự và khát khao quyền lực của Rama và dòng họ
  • D. Vì danh dự của bản thân, dòng họ bị xúc phạm và tình yêu Xita, sự khát khao đoàn tụ gia đình

Câu 17: Qua lời nói và hành động , ta thấy Xi-ta là người như thế nào?

  • A. Yếu đuối và dịu dàng
  • B. Cam chịu và nhẫn nhục
  • C. Khôn ngoan và mạnh mẽ
  • D. Dịu dàng và cương quyết

Câu 18: Bốn câu đầu và bốn câu sau trong bài Cảm xúc mùa thu có quan hệ với nhau như thế nào?

  • A. Bốn câu đầu tả cảnh thu, bốn câu sau tả tình thu.
  • B. Bốn câu đầu tả cảnh trên cao, bốn câu sau tả cảnh dưới thấp.
  • C. Bốn câu đầu tả xa, bốn câu sau tả gần.
  • D. Bốn câu đầu tả cảnh, bốn câu sau tả người.

Câu 19: Bức tranh thiên nhiên trong hai câu thực của bài Cảm xúc mùa thu gợi ra điều gì?

  • A. Sự hùng vĩ.
  • B. Sự ghê rợn.
  • C. Sự âm u.
  • D. Sự dữ dội.

Câu 20: Cảm xúc tác giả trong hai câu luận của bài Cảm xúc mùa thu chủ yếu được gợi lên bởi

  • A. nỗi buồn vì chiến tranh loạn lạc.
  • B.không thể trở về quê hương.
  • C. sự nghèo khó.
  • D. cuộc sống xa quê trong hoàn cảnh chiến tranh loạn lạc.

Câu 21: Dòng nào dưới đây nhận xét không đúng về Đỗ Phủ?

  • A. Xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học và thơ ca.
  • B. Là một trong những nhà thơ có cuộc sống rất gian nan.
  • C. Cuối đời được triều đình trọng dụng, sống yên ấm cho tới lúc chết.
  • D. Là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất thời Đường của Trung Quốc.

Câu 22: Hồ Xuân Hương sống vào khoảng thời gian nào?

  • A. nửa cuối thế kỉ XVII – nửa cuối thế kỉ XIX
  • B. nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa cuối thế kỉ XIX
  • C. nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa cuối thế kỉ XX
  • D. nửa cuối thế kỉ XVI – nửa cuối thế kỉ XIX

Câu 23: Bài thơ Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương chủ yếu được viết với giọng điệu:

  • A. Hờn oán.
  • B. Buồn đau
  • C. Nhớ thương
  • D. Căm giận.

Câu 24: Từ "mảnh" trong câu thơ cuối của bài Tự tình (bài II) cho thấy cái tình mà Hồ Xuân Hương nhận được:

  • A. Hầu như không có.
  • B. Mong manh, dễ vỡ.
  • C. Vụn vặt, thoáng qua.
  • D. Nhỏ bé, ít ỏi.

Câu 25: Nguyễn Khuyến xuất thân từ gia đình nào?

  • A. nhà nông
  • B. nhà nho nghèo
  • C. gia đình quý tộc
  • D. hoàng tộc

Câu 26: Nguyễn Khuyến được mệnh danh là gì?

  • A. Thi thần
  • B. Thi thánh
  • C. Tam Nguyên Yên Đổ
  • D. Bà chúa thơ nôm

Câu 27: Cái gì không được miêu tả trong sáu câu thơ đầu bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến?

  • A. Bầu trời.
  • B. Tầng mây.
  • C. Mặt nước ao.
  • D. Âm thanh.

Câu 28: Cách nào hiểu đúng nghĩa của từ “Ba quân” ?

  • A. Hình ảnh quân đội nhà Trần.
  • B. Hình ảnh dân tộc.
  • C. Hình ảnh quân đội nhà Trần và nhà Nguyên.
  • D. Hình ảnh quân đội nhà Nguyên.

Câu 29: Bài "Tỏ lòng" gợi cho em cảm nhận được:

  • A. Lý tưởng của người trai trẻ thời Trần
  • B. Ý chí sắt đá của con người thời Trần.
  • C. Ước mơ công hầu, khanh tướng của con người thời Trần.
  • D. Ý nguyện về sự hy sinh của con người thời Trần.

Câu 30: Tác phẩm “Thị Mầu lên chùa” thuộc thể loại gì?

  • A. Kịch
  • B. Chèo
  • C. Tuồng
  • D. Văn bản thông tin

Câu 31: Thể loại chèo là thể loại như thế nào?

  • A. Là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam, mang tính quần chúng và được coi là loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình.
  • B. Là một môn nghệ thuật sân khấu, một trong ba phương thức phản ánh hiện thực của văn học.
  • C. Là một bộ môn nghệ thuật sân khấu truyền thống độc đáo của dân tộc Việt Nam từng có một thời kỳ hoàng kim với những vở diễn được đông đảo khán giả đón xem.
  • D. Là văn bản được viết để truyền đạt thông tin, kiến thức. Loại văn bản này rất phổ biến, hữu dụng trong đời sống.

Câu 32: Bố cục của tác phẩm “Thị Mầu lên chùa” là?

  • A. 5 phần
  • B. 4 phần
  • C. 3 phần
  • D. 2 phần

Câu 33: Phát hiện lỗi dùng từ sai quy tắc ngữ pháp trong câu sau: Trong truyện ngắn, nhà văn đã xây dựng nên nhiều hình tượng đặc sắc với những phẩm chất cao quý và tốt đẹp của nhân văn.

  • A. nhân văn 
  • B. cao quý
  • C. xây dựng
  • D. đặc sắc

Câu 34: Phát hiện lỗi dùng từ sai quy tắc ngữ pháp trong câu sau: Lớp trẻ của chúng ta là niềm hi vọng đất nước Việt Nam hàng ngàn năm văn hiến.

  • A. Lớp trẻ
  • B. Hi vọng
  • C. Hàng ngàn năm văn hiến
  • D. đất nước

Câu 35: Phát hiện lỗi dùng từ sai quy tắc ngữ pháp trong câu sau: Qua các vở tuồng, chèo trong bài học này, chúng ta thấy các người phụ nữ trong mỗi câu chuyện đều có những số phận riêng.

  • A. số phận riêng
  • B. bài học
  • C. câu chuyện
  • D. chúng ta thấy các người phụ nữ

Câu 36: Ka-tê là lễ hội dân gian như thế nào?

  • A. là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của dân tộc Chăm.
  • B. là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của dân tộc Mường.
  • C. là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của dân tộc Tày.
  • D. là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của dân tộc Kinh.

Câu 37: Em làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

  • A. không tham gia các hoạt động.
  • B. chỉ tham gia lễ hội yêu thích.
  • C. tuyên truyền, lôi kéo mọi người không tham gia.
  • D. tự hào và tham gia tích cực vào các hoạt động lễ hội.

Câu 38: Giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 10 tháng 3 âm lịch bắt đầu từ bao giờ?

  • A. 1915
  • B. 1916
  • C. 1917
  • D. 1918

Câu 39: Ai là người đã tấu trình với Bộ Lễ xin định lệ hàng năm lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch để nhân dân cả nước kính tế Quốc Tổ Hùng Vương?

  • A. Lê Trung Ngọc
  • B. Lê Văn Duyệt
  • C. Nguyễn Văn Mỹ
  • D. Hoàng Văn An

Câu 40: Theo sự tích Âu Cơ – Lạc Long Quân thì những người con theo mẹ Âu Cơ lên vùng cao đã tôn người anh cả lên làm vua, người đó chính là?

  • A. Hùng Vương
  • B. An Dương Vương
  • C. Thủy Tinh
  • D. Sơn Tinh

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác