Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 10 cánh diều bài Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm văn 10 bài Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng)- sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Văn bản thuộc thể loại nào?

  • A. Kịch
  • B. Văn bản thông tin
  • C. Tuồng
  • D. Chèo

Câu 2: Bố cục của tác phẩm “Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam” gồm?

  • A. 4 phần
  • B. 3 phần
  • C. 2 phần
  • D. 5 phần

Câu 3: Giá trị nội dung của tác phẩm “Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam” là?

  • A. Ca ngợi nền văn hóa, nét đẹp lâu đời của mảnh đất Hà Nội
  • B. Giới thiệu sự hình thành và nếp sống thanh lịch của người Hà Nội
  • C. Cả A và B
  • D. Không có giá trị nội dung

Câu 4: Phương thức biểu đạt của văn bản là?

  • A. Tự sự
  • B. Miêu tả
  • C. Thuyết minh
  • D. Thuyết minh kết hợp tự sự và nghị luận

Câu 5: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm là?

  • A. Bài viết theo hình thức của một văn bản thông tin với bố cục rõ ràng, hợp lý
  • B. Ngôn từ mạch lạc, phù hợp với văn bản thông tin
  • C. Thông tin trong bài viết kết hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực như lịch sử, địa lý,...
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Đâu là câu nói thể hiện nét đẹp của người Hà Thành?

  • A. Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.
  • B. Có phải em – cô gái Hà Nội? Em mang trong mình 4 mùa của 1 thủ đô ngàn năm.
  • C. Hà Nội đỏng đảnh sợi nhớ sợi thương, Hà Nội du dương lạc vào bài hát, Hà Nội khao khát sưởi ấm bờ vai.
  • D. Tôi sinh ra giữa lòng Hà Nội, mang trong mình dòng máu mùa thu, thu Hà Nội mang nỗi buồn yên ả, như cõi lòng của 1 gã suy tư

Câu 7: Tên gọi "Hà Nội" bắt đầu được dùng làm địa danh ở Việt Nam từ năm bao nhiêu ?

  • A. 1831
  • B. 1888
  • C. 1896
  • D. 1902

Câu 8: Thành phố Hà Nội có diện tích lớn thứ mấy trong tất cả các thành phố trực thuộc trung ương ?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 9Hà Nội được đã được UNESCO trao danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" vào ngày tháng năm nào ?

  • A. 21/12/1978
  • B. 12/08/1991
  • C. 04/10/1990
  • D. 16/07/1999

Câu 10: Văn hóa Hà Nội được hình thành dựa trên sự kết hợp của những yếu tố?

  • A. Trữ lượng folklore (dân gian) phong phú, ca dao, tục ngữ, dân ca, chèo, múa rối, truyện cổ tích,... của vũng Đông, Nam, Đoài, Bắc kết tụ chọn loc và nâng cao trên cái có sẵn của vùng non nước Hồ Tây - Hồ Gươm, núi Nùng, núi Khán mà trở thành folklore Hà Nội.
  • B. Sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, xã hội phong phú về nhiều dạng: nhà nước dân tộc Lý - Trần - Lê nâng các lễ hội đua thuyền. đấu vật, hất phết, tung còn, múa rối nước,...
  • C. Văn hóa dân gian không tác rời mà kết hợp, hòa hợp với văn hóa cung đình và được "chính thức hóa" và "sang trọng hóa".
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 11: Đâu là nét tính cách đặc trưng của người Hà Nội?

  • A. Trí tuệ, bác học, tài hoa, nho nhã
  • B. Phóng khoáng, hào hoa, lòng nhân ái, yêu chuộng hòa bình
  • C. Tính chừng mực, văn minh thanh lịch
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 12: Trường đại học đầu tiên của Việt Nam có tên là gì?

  • A. Văn Miếu Quốc Tử Giám
  • B. Viện Đại học Đông Dương
  • C. Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
  • D. Đại Học Bách Khoa

Câu 13:  Đâu là món ăn dân dã nổi tiếng đã được tổng thống obama thưởng thức trong chuyến công du đến Việt Nam?

  • A. Bún chả
  • B. Bún đậu mắm tôm
  • C. Phở thìn
  • D. Phở bò

Câu 14:  Đâu là nét trang phục của người Hà Nội xưa?

  • A. Sang trọng, thanh nhã
  • B. Sang trọng, lòe loẹt
  • C. Trên đông dưới hè
  • D. Ăn mặc lố bịch

Câu 15:  Đâu là di sản thế giới được UNESCO công nhận?

  • A. Hoàng thành Thăng Long
  • B. Phố đi bộ Hồ Gươm
  • C. Văn Miếu Quốc Tử Giám
  • D. Chùa Một Cột

Câu 16: Qua thời gian đã mài giũa ra những người con Hà Nội như thế nào?

  • A. Bủn xỉn
  • B. Keo kiệt
  • C. Thanh lịch, tinh tế, tài hoa, phong lưu về vật chất, phong phú về tinh thần, sang trọng mà không xa hoa, cởi mở mà không lố bịch.
  • D. Không tinh tế

Câu 17 Hà Nội là nơi tập trung của những người Việt Nam lao động?

  • A. Lao động không làm ăn gì
  • B. Lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi
  • C. Lao động chỉ ngồi há miệng chờ sung
  • D. Lao động làm gì cũng sai

Câu 18: Thế nào là người Hà Nội?

  • A. Người sinh ra ở Hà Nội
  • B. Người lớn lên ở Hà Nội
  • C. Người có từ 3 đời trở lên sống ở Hà Nội
  • D. Là Người đã và đang sinh sống, sinh cơ lập nghiệp trên đất Hà Nộ

Câu 19: Người khai sinh ra kinh thành Thăng Long là?

  • A. Lý Bí
  • B. Lý Thường Kiệt
  • C. Lý Công Uẩn
  • D. Lý Thái Tông

Câu 20: Hành động nào sau đây thể hiện cách ứng xử văn minh khi nói, cười nơi công cộng?

  • A. Tranh luận gay gắt trong thư viện.
  • B. Nói chuyện thì thầm trong rạp chiếu phim.
  • C. Kể chuyện với bạn khi ngồi trên xe bus và phá lên cười rất to.
  • D. Cãi nhau to tiếng khi mẹ gọi điện hỏi bao giờ đi chơi với bạn về.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác