5 phút soạn Văn 10 tập 1 cánh diều trang 94

5 phút soạn Văn 10 tập 1 cánh diều trang 94. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN. THĂNG LONG – ĐÔNG ĐÔ – HÀ NỘI: MỘT HẰNG SỐ VĂN HÓA VIỆT NAM

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH 1: Tìm hiểu lịch sử, ý nghĩa của các tên gọi "Thăng Long", "Đông Đô", "Hà Nội" và thông tin về nhà sử học Trần Quốc Vượng

ĐỌC VĂN BẢN

CH 1: Văn hóa Hà Nội được hình thành dựa trên sự kết hợp của những yếu tố nào?

CH 2: Điều gì đã tạo nên nếp sống thanh lịch của người Hà Nội?

SAU KHI ĐỌC

CH 1: Nhan đề của văn bản giúp người viết nêu bật được thông tin chính nào? Em hiểu thế nào là "hằng số văn hóa"?

CH 2: Đề tài của văn bản trên là gì? Em dựa vào đâu để xác định điều đó?

CH 3: Trong từng phần, thông tin chính của văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam đã được làm rõ qua những phương diện nào?

CH 4: Để giúp người đọc hiểu đặc điểm của "văn hóa Thăng Long - Hà Nội", tác giả đã huy động, kết nối thông tin lĩnh vực nào? Hãy chỉ ra biểu hiện cụ thể của các loại thông tin ấy (ví dụ: thông tin địa lí - "Hà Nội [...] là thủ đô tự nhiên của lưu vực sông Hồng, của miền Bắc Việt Nam")

CH 5: Theo em, văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam đã sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với những phương thức nào (biểu cảm, tự sự, nghị luận,..)? Hãy chỉ ra và phân tích mục đích của việc lồng ghép các yếu tố đó trong bài viết.

CH 6: Văn bản đã đem đến cho em những kiến thức nào mới? Em thích nhất đặc điểm nào của văn hóa Hà Nội được đề cập trong bài? Hãy nêu lên một số nét đặc sắc về văn hóa của vùng miền hoặc quê hương của em.

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH 1: Thăng Long: 

+ Được ghi trong Đại Việt sử ký

+ Thăng Long – Hà Nội là Kinh đô lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam

  • Đông Đô:  Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, sứ thần nhà Nguyễn chú thích: “Đông Đô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hóa là Tây Đô, Thăng Long là Đông Đô”.

  • Hà Nội: 

+ Được ghi trong Sử ký của Tư Mã Thiên

+  Người ta đã dựa vào một CH trong sách Mạnh Tử (Lương Huệ Vương, thượng) “Hà Nội mất mùa, thì đưa dân đó về Hà Đông, đưa thóc đất này về Hà Nội, Hà Đông mất mùa cũng theo phép đó”.

ĐỌC VĂN BẢN

CH 1: 

Văn hóa Hà Nội được hình thành dựa trên sự kết hợp của những yếu tố:

  • Trữ lượng folklore (dân gian) phong phú

  • Truyền thống lễ hội văn hóa dân gian, sinh hoạt văn hóa tôn giáo lâu đời

  • Văn hóa dân gian không tác rời mà kết hợp, hòa hợp với văn hóa cung đình và được "chính thức hóa" và "sang trọng hóa". 

CH 2: 

  • Hà Nội là nơi tập trung của những người Việt Nam lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi. Là nơi tích tụ tinh hoa bốn phương 

  • Có mạng lưới làng quê tập trung sản xuất đặc sản chuyên biệt → biết hưởng thức, tận hưởng, sành ăn, sành mặc.

  • Có điều kiện thuận lợi để giao lưu và tiếp thu văn hóa cộng thêm truyền thống hiếu học.

SAU KHI ĐỌC

CH 1: 

  • Nhan đề của văn bản giúp người viết nêu bật được thông tin chính đó là văn hóa Hà Nội là một "hằng số" của văn hóa Việt Nam.

  • "Hằng số văn hóa": là những yếu tố khách quan vũ trụ  cố định đã tạo ra nền tảng của một nền văn hóa dân tộc, từ đó sinh ra những đặc điểm cơ bản không thay đổi trong lịch sử 

CH 2: 

- Đề tài của văn bản: Viết về văn hóa Việt Nam – cụ thể là văn hóa Hà Nội.

- Dấu hiệu xác định

+ Thông qua nhan đề của văn bản

+ Thông qua các chi tiết, thông tin trong văn bản

CH 3: 

Trong từng phần, thông tin chính của văn bản đã được làm rõ qua những phương diện nội dung và hình thức:

  • Phần 1: Sự hình thành văn hóa Hà Nội.

  • Nội dung: lịch sử hình thành văn hóa Hà Nội qua các triều đại lịch sử, nhà nước dân tốc; các yếu tố dẫn đến sự hình thành văn hóa Hà Nội.

  • Hình thức: dấu ngoặc đơn (dùng để trú giải); các số chú thích (giải nghĩa từ ngữ).

  • Phần 2: Nếp sống thanh lịch của người Hà Nội.

  • Nội dung: những nguyên nhân giải thích lí do cho sự hình thành nếp sống thanh lịch của người Hà Nội; trích những CH thơ, ca dao, tục ngữ để làm sáng tỏ cho nội dung.

  • Hình thức: chữ in nghiêng; dấu ngoặc đơn.

CH 4: 

  • Về lịch sử: 

+ Triều đình Lý Trần đưa việc thờ cúng các anh hùng dân tốc như Phù Đổng,... về giữa phố phường và xóm trại ven đô

+ Nhà nước dân tộc Lý - Trần - Lê lại nâng các lễ hội đua thuyền. đấu vật, hất phết, tung còn,... phục trang sang trọng hơn.

  • Về địa lí: 

+ Hà Nội, như các nhà địa lí học nhận định,... trung tâm đầu não của cả nước

+ Đông, Nam, Đoài, Bắc, mỗi vùng đều có một trữ lượng folklore,..

  • Về văn hóa, xã hội: Người Hà Nội, kết quả của tinh hoa bốn phương tụ hội, đua trí,... làm thầy cũng giỏi.

CH 5: 

  • Theo em, văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đã sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với những phương thức tự sự và nghị luận.

  • Phương thức tự sự: kể về sự hình thành của văn hóa Hà Nội.

  • Phương thức nghị luận: bàn về đặc điểm văn hóa Đông Đô.

  • Mục đích: giúp cho văn bản có tính xác thực, thuyết phục được người đọc.

CH 6: 

- Văn bản đã mang đến cho em hiểu thêm về nguồn gốc văn hóa của Hà Nội cũng như nếp sống đẹp của người Tràng An.

- Đặc điểm em thích nhất là đặc điểm sang trọng của văn hóa Thủ đô.

- Thái Bình là một trong những cái nôi của những làn điệu chèo cổ. Những người sành chèo, mê chèo vẫn luôn ấn tượng về những đào, những kép xuất thân từ quê lúa Thái Bình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 10 tập 1 cánh diều, soạn Văn 10 tập 1 cánh diều trang 94, soạn Văn 10 tập 1 CD trang 94

Bình luận

Giải bài tập những môn khác