5 phút soạn Văn 10 tập 2 cánh diều trang 10

5 phút soạn Văn 10 tập 2 cánh diều trang 10. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN. BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

ĐỌC VĂN BẢN

CH1: Chỉ ra ý chính của đoạn văn và tác dụng của nghệ thuật đối trong các câu văn biền ngẫu.

CH2: Những tư tưởng, sự việc khách quan nào được khẳng định làm căn cứ triển khai toàn bộ nội dung bài Đại Cáo?

CH3: Chú ý giọng điệu, nghệ thuật đối lập ở đoạn cáo trạng và hệ thống hình ảnh, các nêu chứng cứ để kết tội kẻ thù.

CH4: Chú ý về việc tác giả hóa thân vào Lê Lợi để diễn tả nỗi lòng của lãnh tụ cuộc khởi nghĩa.

CH5: Nghĩa quân gặp những khó khăn nào và điều gì đã giúp họ vượt qua?

CH6: Nhịp điệu câu văn diễn tả cuộc chiến đấu và các chiến công ở đây có gì đặc biệt?

CH7: Cách thể hiện khí thế chiến thắng của quân ta và thất bại của quân Minh ở đây có gì khác so với khi nói về giai đoạn của cuộc khởi nghĩa?

CH8: Tính chất hùng tráng, hào sảng được đoạn văn thể hiện thế nào qua việc sử dụng hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu, câu văn, biện pháp nghệ thuật so sánh,...?

CH9: Chú ý những biện pháp nghệ thuật miêu tả sự thất bại của giặc.

CH10: Phần kết đã thể hiện tư tưởng, khát vọng gì của dân tộc và với một cảm xúc nghệ thuật như thế nào?

SAU KHI ĐỌC

CH1: Tìm hiểu bài Đại cáo bình Ngô theo yêu cầu:

a. Tóm tắt nội dung cơ bản của từng phần theo mẫu sau:

Phần 1

Nêu tư tưởng nhân nghĩa, khẳng định độc lập dân tộc và những bằng chứng làm sáng tỏ cho điều đó.

Phần 2

 

Phần 3

 

Phần 4

 

b. Chỉ ra mối liên hệ giữa các phần trên và cho biết: Bài Đại cáo viết về vấn đề gì?

CH2: Tư tưởng nổi bật được thể hiện xuyên suốt Bình Ngô đại cáo là gì? Hãy làm sáng tỏ tư tưởng ấy. 

CH3: Chọn một đoạn tiêu biểu trong bài Đại Cáo, phân tích để thấy được tác dụng của nghệ thuật lựa chọn hình ảnh, ngôn từ, nghệ thuật đối và nhịp điệu của CHvăn biền ngẫu đã tạo nên âm hưởng của Bình Ngô đại cáo. 

CH4: Hãy phân tích vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài Đại cáo qua các dẫn chứng cụ thể. 

CH5: Quan niệm về quốc gia, dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện trong bài Đại cáo như thế nào? Vì sao Bình Ngô đại cáo được coi là “bản tuyên ngôn độc lập thứ hai” của dân tộc? 

CH6: Theo em, những bài học lịch sử nào được Nguyễn Trãi thể hiện trong Bình ngô đại cáo? Bài học nào em thấy vẫn có ý nghĩa với ngày nay? 

CH7: Vận dụng những hiểu biết về cuộc dời và thơ văn Nguyễn Trãi, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-12 dòng) triển khai ý chính sau đây: “Nguyễn Trãi không chỉ là người anh hùng đánh giặc mà còn là nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc.” 

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

ĐỌC VĂN BẢN

CH1:  Luận đề: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”

-Giúp tăng thêm tính hài hòa trong diễn đạt, nhấn mạnh, tăng tính thuyết phục cho các câu văn biền ngẫu.

CH2: 

+ Nguyễn Trãi khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẳng vì mỗi dân tộc đều có: nền văn hiến riêng, có phong tục tập quán, có các triều đại làm chủ, có các anh hùng hào kiệt:

CH3: Giọng điệu: linh hoạt, khi uất hận trào sôi, khi cảm thương tha thiết, lúc nghẹn ngào, tấm tức. 

Nghệ thuật đối lập ở đoạn cáo trạng: sử dụng nhuần nhuyễn những hình ảnh, chi tiết vừa cụ thể, vừa khái quát kết hợp với lối liệt kê liên tiếp.

CH4: Việc tác giả hóa thân vào Lê Lợi để diễn tả nỗi lòng của lãnh tụ cuộc khởi nghĩa

CH5: Những khó khăn của nghĩa quân gặp phải: Thiếu thốn về quân trang và lương thực: binh yếu, có khi lương cạn, nhân tài ít.

Điều đã giúp họ vượt qua: gắng chí, quyết tâm, đồng lòng, đoàn kết

CH6: Nhịp điệu câu văn trở nên hùng hồn, thể hiện chí khí, tinh thần đánh giặc của quân dân ta.

CH7: Sự khác nhau: nghệ thuật đối lập đã thể hiện rõ những nét đối cực trong cuộc chiến giữa ta và địch, từ tính chất cuộc chiến cho đến khí thế, sức mạnh, những chiến công và cách ứng xử.

CH8: 

- Nghệ thuật cường điệu:

- Cách so sánh: “Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng”

à Nhịp điệu dồn dập, nghệ thuật cường điệu, hình ảnh so sánh thể hiện ro tính chất hùng tráng, hào sảng của đoạn văn

CH9: Những biện pháp nghệ thuật miêu tả sự thất bại của giặc: "khiếp vía vỡ mật", "xéo lên nhau chạy để thoát thân", "máy chảy trôi chày", "nước sông nghẹn ngào tiếng khóc", "thây chất thành núi"…

CH10: Tư tưởng: quy luật bĩ, thái của trời đất, suy vong, hưng thịnh của mỗi quốc gia

Khát vọng: xây dựng, phát triển đất nước độc lập, giàu mạnh

SAU KHI ĐỌC

CH1: 

a. 

Phần 1

Nêu tư tưởng nhân nghĩa, khẳng định độc lập dân tộc và những bằng chứng làm sáng tỏ cho điều đó.

Phần 2

Tố cáo, lên án tội ác của giặc Minh.

Phần 3

Kể lại diễn biến cuộc chiến từ lúc mở đầu đến khi thắng lợi hoàn toàn.

Phần 4

Tuyên bố độc lập, rút ra bài học lịch sử

b.

  • Các phần trong tác phẩm có mối liên hệ chặt chẽ. 

  • Bài Đại cáo viết về vấn đề vạch tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

CH2: Tư tưởng nổi bật được thể hiện xuyên suốt Bình Ngô đại cáo là: Tư tưởng nhân nghĩa.

CH3:

Một đoạn tiêu biểu trong bài Bình ngô đại cáo

“Gươm mài đá, đá núi cũng mòn

Voi uống nước, nước sông phải cạn

Đánh một trận, sạch không kinh ngạc

Đánh hai trận, tan tác chim muông”

  • Hình ảnh gợi sự hùng vĩ, mạnh mẽ: gươm, đá, núi, sông, chim muông

  • Ngôn từ mạnh, dứt khoát, quyết liệt: mài – cũng mòn, uống – phải cạn, đánh – sạch không kinh ngạc – tan tác chim muông

  • Nghệ thuật đối giữa 2 vế trong 1 CHvà giữa 2 CHvới nhau

  • Nhịp điệu: nhanh, dồn dập, gấp gáp

CH4: Yếu tố biểu cảm góp phần thể hiện tình cảm của người viết đối với nhân dân, đất nước, đem lại sự gần gũi, sức truyền cảm cao đối với bạn đọc

+ Cảm xúc đau đớn, tức giận: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/ Vui con đỏ xuống dưới hầm tai vạ…”

+ Cảm xúc hả hê, vui sướng: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường bạo/ Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật/ Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay...”

CH5: 

- Quan niệm về quốc gia, dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện trong bài Đại cáo: Đất nước là một quốc gia có đầy đủ chủ quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội

- Ý thức độc lập: khẳng định chủ quyền dân tộc qua 5 yếu tố: văn hiến, bờ cõi, phong tục, lịch sử, con người hào kiệt. Tinh thần tự hào dân tộc: niềm vui sướng trước những chiến thắng oai hùng của dân tộc.

CH6: 

Theo em, những bài học lịch sử được Nguyễn Trãi thể hiện trong Bình Ngô đại cáo là:

+ Những tội ác man rợ của giặc Minh xâm lược đối với dân

+ Người lãnh tụ của nghĩa quân sáng suốt quên ăn, đau lòng, dốc sức lãnh đạo nghĩa quân chống giặc ngoại xâm.

- Bài học về sự đoàn kết của dân tộc là bài học mà em thấy vẫn có ý nghĩa rất lớn với mọi người và mọi thời, nhất là thời hòa bình độc lập như ngày hôm nay.

CH7: Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, dâng Bình Ngô sách (Kế sách đánh đuổi quân Minh), cùng Lê Lợi và các tướng lĩnh bàn bạc việc quân, vạch ra đường lối chiến lược cho cuộc khởi nghĩa. Nguyễn Trãi còn để lại một di sản to lớn trên các lĩnh vực với nhiều tác phẩm có giá trị như Quân trung từ mệnh tập, Đại cáo bình Ngô, Ức Trai thi tập, ... Thơ văn của ông phản ánh chính bức chân dung Nguyễn Trãi với vẻ đẹp về một sự hài hòa, vừa vĩ nhân, vừa bình thường. Thiên nhiên chan hòa, tươi đẹp cũng là một trong những yếu tố không thể thiếu trong các sáng tác của ông. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 10 tập 2 cánh diều, soạn Văn 10 tập 2 cánh diều trang 10, soạn Văn 10 tập 2 CD trang 10

Bình luận

Giải bài tập những môn khác