5 phút soạn Văn 10 tập 2 cánh diều trang 70

5 phút soạn Văn 10 tập 2 cánh diều trang 70. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.

VĂN BẢN. ĐẤT NƯỚC 

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH1: Nhân vật trữ tình là ai và bộc lộ cảm xúc về điều gì?

CH2: Bài thơ có các hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ đặc sắc nào? Các yếu tố đó có tác dụng ra sao trong việc bộc lộ cảm xúc, suy ngẫm,... của tác giả?

CH3: Cảm hứng chủ đạo và chủ đề của bài thơ là gì?

CH4: Tìm hiểu những thông tin về nhà thơ Nguyễn Đình Thi và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

CH5: Em biết những bài thơ nào viết về đất nước? Ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ,... mà những bài thơ đó gợi ra cho em là gì?

ĐỌC VĂN BẢN

CH1: Khổ 1,2: Nhân vật trữ tình hiện lên qua những từ ngữ nào? Hãy hình dung về Hà Nội và "người ra đi" trong hoài niệm của nhân vật trữ tình.

CH2: Khổ 3: Chú ý đến độ dài các dòng thơ, phép điệp, phép liệt kê, hiệp vần, giọng điệu và cảm xúc của nhân vật trữ tình. Hình dung bức tranh đất nước trong “mùa thu nay” qua cảm nhận của nhân vật trữ tình

CH3: Chú ý đến những cảm nhận của tác giả về đất nước trong chiến tranh.

CH4: Từ khổ 5 - 10: Những dòng thơ nào chủ yếu thể hiện cảm nhận về: Đất nước đau thương, căm hờn? Đất nước quật cường, anh dũng?

CH5: Lưu ý thông tin về thời gian sáng tác.

SAU KHI ĐỌC

CH1: Bài thơ Đất nước có thể được chia làm mấy phần? Cảm xúc của nhân vật trữ tình có sự thay đổi như thế nào qua các phần này? Từ đó, hãy nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

CH2: Mùa thu Hà Nội trong quá khứ hiện lên như thế nào trong 7 dòng đầu của bài thơ? Hình ảnh nào em thấy ấn tượng nhất? Vì sao?

CH3: Hãy phân tích cảm xúc của nhân vật trữ tình trong "mùa thu nay". Tại sao có sự khác nhau khi cảm nhận về mùa thu giữa hai khổ thơ đầu và khổ thơ thứ ba?

CH4: Những dòng thơ nào thể hiện sâu sắc, ấn tượng nhất về đất nước đau thương, quật cường trong chiến tranh? Cách diễn tả, thể hiện của nhà thơ có gì độc đáo?

CH5: Trình bày cảm nhận của em về hình tượng đất nước được khắc họa trong khổ thơ cuối.

CH6: Trong bài thơ, nhân vật trữ tình xưng "tôi", sau đó chuyển sang xưng "ta" ("chúng ta"). Theo em, việc thay đổi hai đại từ này có ý nghĩa gì?

CH7: Từ hai dòng thơ: “Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất / Những buổi ngày xưa vọng nói về”, em có cảm nhận được lời nhắn nhủ gì trong tiếng vọng “rì rầm” ấy? Hãy chia sẻ bằng một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng).

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH1:Nhân vật trữ tình trong bài thơ là tác giả. Bộc lộ thế giới quan, thế giới tinh thần để nói lên tâm trạng, tình cảm, cảm xúc đối với quê hương đất nước.

CH2: Các biện pháp tu từ: điệp từ, điệp cấu trúc ngữ pháp, điệp ngữ, nhân hóa, so sánh

Tác dụng: tạo cho tác giả bộc lộ mọi cung bậc cảm xúc đến với độc giả, khiến cho bài thơ vừa linh động, gần gũi thân mật nhưng không kém phần hào hùng.

CH3: Cảm hứng chủ đạo: quê hương đất nước

Chủ đề: bài thơ thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào về truyền thống dân tộc.

CH4: Nguyễn Đình Thi là một nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình nổi tiếng của VN.

Tác phẩm viết trong khoảng thời gian từ 1948 đến 1955. 

CH5: Những bài thơ về đất nước mà em biết

+ Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi

+ Quê hương – Đỗ Trung Quân

+ Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm

+ Quê hương – Tế Hanh

Những bài thơ đó gợi cho em nhớ tới nơi mình đã sinh ra và lớn lên, giúp ta thêm tự hào về đất nước mình hơn nữa.

ĐỌC VĂN BẢN

CH1: Ở khổ 1 và 2 nhân vật trữ tình hiện lên qua từ “ Tôi nhớ những ngày thu đã xa”

  • Hà Nội trong hoài niệm của nhân vật trữ tình là những cảnh vật thiên nhiên đặc trưng của mùa thu.
  • Người ra đi thì không ngoảnh lại à ý chí quyết tâm

CH2: Độ dài các dòng thơ, phép điệp, phép liệt kê, hiệp vần, giọng điệu, cảm xúc đã giúp nhân vật trữ tình thể hiện sự thay đổi tâm trạng từ buồn, bâng khuâng, lưu luyến, đến vui sướng, tự hào.

Bức tranh đất nước trong “mùa thu nay” qua cảm nhận của nhân vật trữ tình:

+ Đó mà mùa thu độc lập, tự chủ: Trời xanh đây là của chúng ta…

+ Và cuối cùng đó là tất cả niềm tự hào về đất nước của nhân vật trữ tình yêu quê hương, yêu đất nước.

CH3: Một đất nước đau thương: 

CH4: Đất nước đau thương, căm hờn

  • Bát cơm chan nước mắt
  • Đứa đè cổ - đứa lột da
  • Trời đầy chim và đất đầy hoa/ Súng đạn chúng bay không bắn được
  • Đất nước quật cường, anh dũng
  • Ngời lên nét mặt quê hương
  • Bật lên những tiếng căm hờn
  • Xiềng xích chúng bay không khóa được
  • Ôm đất nước những người áo vải
  • Mỗi bước đường mỗi bước hi sinh
  • Súng nổ rung trời giận dữ
  • Nước Việt Nam từ máu lửa/ rũ rùn đứng dậy sáng lòa

CH5: Bài thơ được sáng tác trong thời gian dài tương đương với thời kì chống thực dân Pháp

Bài thơ có những đoạn lấy từ hai bài thơ “Sáng mắt trong như sáng năm xưa” và “Đêm mitting”, đến năm 1955 Nguyễn Đình Thi viết thêm phần sau “Ôi những cánh...

SAU KHI ĐỌC

CH1: 

- Bài thơ Đất nước có thể được chia làm 2 phần

- Sự thay đổi trong cảm xúc của nhân vật trữ tình:

+ Khởi đầu bài thơ là những cảm xúc trực tiếp trong một sáng mùa thu, gợi nhớ về Hà Nội

+ Từ cảm xúc về mùa thu đất nước, Nguyễn Đình Thi dẫn dắt đến sự bộc bạch tình cảm mến yêu tha thiết và tự hào.

+ Tứ thơ phát triển theo hướng suy tưởng nên hình tượng thiên về khái quát, tượng trưng, với những biểu tượng quen thuộc… thể hiện suy ngẫm của tác giả

Cảm hứng chủ đạo: Đất nước được cảm nhận trong chiều dài của những năm tháng kháng chiến trong không gian rộng lớn.

CH2: Mùa thu Hà Nôi trong quá khứ qua 7 dòng đầu: Bức tranh man mác buồn, chứa đầy tâm trạng của người ra đi.

Hình ảnh ấn tượng: “Những phố dài xao xác hơi may” vì đặc trưng của mùa thu Hà Nội có cái se lạnh đầu mùa, những con phố như dài thêm ra trong hơi may xao xác.

CH3: Cảm xúc của nhân vật trữ tình

  • Nhân vật tôi đã thay đổi từ trạng thái buồn, bâng khuâng đến vui sướng tự hào
  • Cái nhìn thay đổi từ đường phố, thềm nhà sang núi đồi, rừng tre, cánh đồng, dòng song
  • Cảm xúc của tác giả hân hoan, hả hê trước cảnh đất nước rộng lớn

Có sự khác nhau vì tình hình thực tế sau 1948: sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947, cả một vùng đất rộng lớn thuộc sáu tỉnh biên giới phía Bắc được giải phóng. 

CH4: Những dòng thơ thể hiện sâu sắc, ấn tượng để đất nước đau thương, quật cường trong chiến tranh: đồng quê chảy máu, dây thép gai đâm nát trời chiều, bát cơm chan đầy nước mắt, đứa đè cổ đứa lột da.

Cách diễn tả thể hiện của nhà thơ để tố cáo, lên án những hành vi dã man của giặc

CH5: “Nước Việt Nam từ máu lửa / Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”: Mang khuynh hướng sử thi và chất anh hùng ca, tượng đài Việt Nam sừng sững, uy nghi hiện ra từ trong máu lửa chiến tranh

CH6: Thể hiện tư tưởng của mình. 

CH7: Từ “rì rầm” được cảm nhận bằng thính giác và linh giác. Nhà thơ còn nói lên được hai đặc tính quý báu của cha ông ta: không bao giờ chịu cúi đầu khuất phục trước kẻ thù, trước nghịch cảnh và luôn quan tâm đến thế hệ mai sau “Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất”.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 10 tập 2 cánh diều, soạn Văn 10 tập 2 cánh diều trang 70, soạn Văn 10 tập 2 CD trang 70

Bình luận

Giải bài tập những môn khác