5 phút soạn Văn 10 tập 2 cánh diều trang 73
5 phút soạn Văn 10 tập 2 cánh diều trang 73. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
VĂN BẢN. LÍNH ĐẢO HÁT TÌNH CA TRÊN ĐẢO
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
TRƯỚC KHI ĐỌC
CH1: Tìm hiểu thông tin từ các nguồn khác nhau về nhà thơ Trần Đăng Khoa và xuất xứ của bài Lính đảo hát tình ca trên đảo. Lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin cần thiết giúp đọc, hiểu bài thơ; chú ý năm ra đời của bài thơ (1982)
CH2: Em có hiểu biết gì về quần đảo Trường Sa và cuộc sống của những người chiến sĩ trên các đảo ấy?
ĐỌC VĂN BẢN
CH1: Khổ 1, 2: Chú ý từ ngữ nhân vật trữ tình tự xưng và sự đặc biệt của sân khấu do lính đảo tự tạo.
CH2: Khổ 3,4: Chú ý chi tiết những người lính đảo tự họa về ngoại hình của họ.
CH3: Bản tình ca của lính đảo có gì đặc biệt?
CH4: Chú ý đến biện pháp điệp trong các khổ thơ 8,9.
CH5: Kết thúc bài thơ có điều gì bất ngờ?
SAU KHI ĐỌC
CH1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo là ai? Có thể chia bài thơ làm mấy phần? Hãy đặt tên cho mỗi phần đó?
CH2: Sân khấu, diễn viên và khán giả của buổi biểu diễn có gì đặc biệt? Đâu là lí do tạo ra sự đặc biệt này? Qua đó, em thấy hình tượng người lính đảo hiện lên như thế nào?
CH3: Phân tích tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để thể hiện hình tượng người lính đảo và khúc tình ca của họ trong sau khổ thơ cuối.
CH4: Hãy chỉ ra mạch cảm hứng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo. Nêu nhận xét của em về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ.
CH5: Bài thơ viết về những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX. Cuộc sống vật chất và tâm hồn của người lính đảo trong bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì?
CH6: Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo. Hãy chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ,.. của em khi đó bằng một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng).
PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI
TRƯỚC KHI ĐỌC
CH1:
a. Trần Ðăng Khoa, sinh năm1958 tại thôn Ðiền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Thanh, Hải Dương. Hiện là biên tập viên tạp chí Văn nghệ quân đội. Ông nổi tiếng là “thần đồng” thơ từ khi mới 7, 8 tuổi.
b. Bài thơ viết về những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX.
CH2: Cuộc sống của những người chiến sĩ ở huyện đảo Trường Sa gắn liền với biển đảo, gian nan thử thách, khắc nghiệt.
ĐỌC VĂN BẢN
CH1: Từ ngữ nhân vật trữ tình tự xưng: Em - chúng anh, ta, hỡi các chiến hữu.
Sự đặc biệt của sân khấu: đá san hô kê lên thành sân khấu, vài tấm tôn chôn thành cánh gà à thể hiện sự thiếu thốn, khó khăn đặc biệt về vật chất nơi đây.
CH2: Mấy chàng đầu trọc, lính trọc đầu, lính giá lính trẻ đều tếu giống những su cụ là bà con xa với bụt ốc
à ngoại hình ấn tượng với đầu trọc lốc không tóc, càng làm nổi bật sự khó khăn, thiếu thốn về vật chất nơi đây, điều kiện sống nguy hiểm.
CH3: Điều đặc biệt ở bản tình ca của lính đảo:
- Có giai điệu ngang tàn như gió biển, lời ca toàn những nhớ nhung và yêu thương.
- Lời hát của họ giống như một câu chuyện kể dịu êm với những điều lãng mạn: đêm trang, hàng cây xanh, tay nắm tay.
CH4: Phép điệp được sử dụng trong hai khổ thơ 8 và 9: Điệp lại cấu trúc thơ: Nào hát lên; Rằng chúng ta/Rằng tình yêu. Phép điệp cấu trúc giúp hai khổ thơ liên kết gần gũi, dễ đọc dễ nhớ giống đoạn điệp khúc của một bài hát.
CH5: Kết thúc bài thơ là một câu cảm thán: “Ô, hóa ra toàn những đá trọc đầu
SAU KHI ĐỌC
CH1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo là những người lính trên đảo.
Bố cục bài thơ gồm 2 phần:
+ Phần 1: 4 khổ thơ đầu: Giới thiệu về những người lính đảo.
+ Phần 2: Còn lại: Bản tình ca những người lính đảo.
CH2: Sân khấu của buổi biểu diễn: đơn sơ, là không gian của biển cả, có đá san hô, vài tấm tôn. Diên viên, khán giả của buổi biểu diễn: những người lính đảo.
Lí do tạo ra sự đặc biệt này: khung cảnh biển đảo, sóng to giữ dội, những người lính đảo vẫn giữ được tinh thần lạc quan.
CH3: Một số biện pháp nghệ ở khổ cuối:
- Biện pháp so sánh.
- Biện pháp nhân hóa.
- Điệp cấu trúc.
Tác dụng: thể hiện được hình tượng của người lính đảo nơi Trường Sa, họ là những con người lạc quan và đầy mơ mộng với cuộc sống.
CH4: Mạch cảm hứng của nhân vật trữ tình trong bài thơ: theo mạch của một buổi diễn về âm nhạc trên biển đảo, từ những khâu chuẩn bị sân khâu -> lúc trình diễn. Ngôn ngữ trong bài được sử dụng gần gũi, thân thuộc, dễ hiểu, dễ nhớ nhưng vẫn đầy sự độc đáo, thú vị. Kết hợp với giọng điệu du dương, lúc thăng lúc trầm, lúc rộn rã vui tươi đầy tự hào.
CH5: Cuộc sống trên đảo Trường Sa đầy gian khổ, khắc nghiệt “đến một cái cây cũng không sống được”, thành ra người lính cũng phải chấp nhận để thích nghi với môi trường.
CH6:
- Em đã được trực tiếp tham gia một buổi biểu diễn văn nghệ của những chiến sĩ hải quân.
- Những tiết mục diễn ra rất hay và sôi động
- Ngoài phần trình diễn tập thể đến từ các tiểu đội, em còn được theo dõi tiết mục cá nhân do những người lính thể hiện. Họ quả là người đa tài, vừa hát hay vừa thổi sáo giỏi.
- Có những chiến sĩ trổ tài bắn rap siêu đỉnh, không hề kém cạnh ca sĩ chuyên nghiệp.
- Giờ đây, mỗi khi nghĩ về kỉ niệm ấy, em lại cảm thấy trào dâng niềm hạnh phúc, vui sướng.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
soạn 5 phút Văn 10 tập 2 cánh diều, soạn Văn 10 tập 2 cánh diều trang 73, soạn Văn 10 tập 2 CD trang 73
Bình luận