5 phút soạn Văn 10 tập 1 cánh diều trang 119

5 phút soạn Văn 10 tập 1 cánh diều trang 119. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.

ÔN TẬP VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

NỘI DUNG ÔN TẬP

CH 1: Từ các bài đã học trong sách Ngữ Văn 10, tập một, hãy kẻ bảng hoặc vẽ sơ đồ về các bài đọc hiểu theo thể loại và kiểu văn bản. Tham khảo và hoàn thành bảng sau:

Loại văn bản đọc 

Thể loại hoặc kiểu văn bản 

Tên văn bản 

Văn bản văn học 

 

 

Văn bản nghị luận 

 

 

CH 2: Nêu tên các văn bản đọc hiểu tiêu biểu cho mỗi thể loại truyện trong sách Ngữ văn 10, tập một và chỉ ra đặc điểm cơ bản cần chú ý khi đọc mỗi thể loại đó. 

CH 3: Nêu đặc điểm chung về nội dung và hình thức của các văn bản thơ được học trong sách Ngữ văn 10, tập một. Phân tích ý nghĩa của những nội dung chủ đề đặt ra trong các bài thơ được học. Xác định những điểm cần chú ý về cách đọc hiểu các văn bản thơ này.

CH 4: Bài 3 yêu cầu đọc văn bản tuồng, chèo có gì giống và khác so với các bài đọc hiểu truyện và thơ trong sách Ngữ Văn 10, tập một?

CH 5: Phân tích nội dung, hình thức và ý nghĩa của các văn bản thông tin trong bài 4, sách Ngữ Văn 10, tập một

CH 6: Nêu tên các kiểu văn bản nghị luận được rèn luyện viết trong sách Ngữ văn 10, tập một; chỉ ra các yêu cầu giống nhau và khác nhau khi viết về các kiểu văn bản đó. 

CH 7: Nêu mục đích, yêu cầu và nội dung chính của việc viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hoặc quan niệm (Bài 3) với viết bài luận về bản thân (Bài 4). Hoàn thành bảng sau vào vở.

CH 8: Nêu một số điểm giống và khác nhau giữa viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Bài 1) và viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm thơ (Bài 2)

CH 9: Nêu nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ Văn 10, tập một. Chứng minh nhiều nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết.

CH 10: a. Nêu nội dung chính của phần Tiếng Việt được học trong sách Ngữ Văn 10, tập một theo bảng

b. Nêu ra một số biện pháp tu từ có trong các bài thơ đã đọc ở Bài 2 và phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ mà em thấy nổi bật

c. Trong các lỗi dùng từ tiếng Việt được đề cập ở sách Ngữ Văn 10, tập 1, em thường hay mắc lỗi nào

TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 1

CH 1: Bài thơ Thương vợ là lời của ai và nói về ai?

  1. Vợ nhà thơ Trần Tế Xương nói về chồng 

  2. Vợ nhà thơ Trần Tế Xương tự nói về mình 

  3. Người chồng nói về người vợ của mình

  4. Nhà thơ Trần Tế Xương tự nói về mình

CH 2: Bài thơ nêu ở trên có đặc điểm như thế nào?

  1. 8 CH, không có hình ảnh 

  2. 8 CH, mỗi CH 7 chữ 

  3. 8 CH, không có nhịp

  4. 8 CH, không có vần 

CH 3: CH thơ nào dưới đây sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ?

  1. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc 

  2. Có chồng hờ hững cũng như không 

  3. Một duyên hai nợ âu đành phận 

  4. Lặn lội thân cò khi quãng vắng

CH 4: CH thơ nào dưới đây sử dụng thành ngữ?

  1. Quanh năm buôn bán ở mom sông 

  2. Nuôi đủ năm con với một chồng

  3. Năm nắng mười mưa dám quản công 

  4. Eo sèo mặt nước buổi đò đông

CH 5: Điểm giống nhau giữa bài thơ ở trên với các bài thơ Tự tình 2 (Hồ Xuân Hương); Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ) và CH cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) là gì?

  1. Viết về tình cảm với quê hương 

  2. Viết về đề tài người phụ nữ 

  3. Viết về thiên nhiên, mùa thu 

  4. Làm theo thể thơ Đường luật 

CH 6: Nội dung chính của đoạn thơ trên trong 4 – 5 dòng

Đọc đoạn trích sau và làm các bài tập ở dưới

CH 1: Đoạn trích viết về đề tài gì?

CH 2: Xác định phương thức biểu đạt chính va phương thức biểu đạt kết hợp của đoạn trích.

CH 3: Đoạn trích được triển khai theo kiểu diễn dịch, quy nạp hay tổng hợp.

CH 4: Phân tích ý nghĩa của một thông tin mà em tâm đắc nhất khi đọc đoạn trích (trình bày trong khoảng 6-8 dòng).

VIẾT

Chọn một trong hai đề tài sau để viết thành bài văn ngắn

Đề 1: Phân tích một nhân vật mà em yêu thích trong các tác phẩm đã học ở Ngữ Văn 10 tập 1

Đề 2: Viết bai thuyết phục người bạn từ bỏ một thói quen xấu

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

NỘI DUNG ÔN TẬP

CH 1: 

Loại văn bản đọc 

Thể loại hoặc kiểu văn bản 

Tên văn bản 

Văn bản văn học 

Thần thoại và sử thi 

 

- Hê-ra-clet đi tìm táo vàng (thần thoại Hy Lạp) 

- Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn)  

- Ra-ma buộc tội (trích sử thi Ra-ma-ya-na – Van-mi-ki)

Thơ tự do 

 

- Đất nước (Nguyễn Đình Thi) 

- Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa) 

- Mùa hoa mận (Chu Thùy Liên) 

Kịch bản chèo và tuồng

- Xúy Vân giả dại (trích chèo Kim Nham) 

- Mắc mưu thị Hến (trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến) 

- Thị Mầu lên chùa (trích chèo Quan Âm Thị Kính)

Văn bản nghị luận 

Nghị luận xã hội 

 

 

 

 

 

 

 

  • Bài văn về một vấn đề nghị luận xã hội: Nữ Oa (trích thần thoại Trung Quốc) 
  • Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm, thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau: Xử kiện (Trích Nghêu, Sò, Ốc, Hến) 

 

Nghị luận văn học

- Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ: 

Khoảng trời, hố bom (Lâm Thị Mỹ Dạ)

Văn bản thông tin 

Bản tin Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội Đền Hùng 2019 (Theo Thế Phương) 

 

Văn bản thông tin tổng hợp 

- Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận (Theo Bình Trịnh) 

- Lễ hội Ok Om Bok (Theo Thạch Nhi) 

- Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng) 

CH 2: Thần thoại: Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (thần thoại Hy Lạp)

  • Sử thi: Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn), Ra-ma buộc tội (Trích sử thi Ra-ma-ya-na - Van-mi-ki)

  • Đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc mỗi thể loại:

+ Không gian trong thần thoại là vũ trụ; còn trong sử thi là cộng đồng

+ Cốt truyện của thần thoại và sử thi là một chuỗi sự kiện được sắp xếp theo trình tự nhất định

     + Nhân vật trong thần thoại có khả năng biến hóa khôn lường; còn trong sử thi là người anh hùng có phẩm chất, tài năng, sức mạnh phi thường.

    + Trong thần thoại và sử thi lời người kể chuyện là lời của người thuật lại CH chuyện.

CH 3: 

* Đặc điểm chung về nội dung và hình thức:

- Nội dung: đề cập đến những vấn đề trong cuộc sống (tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, khát vọng con người)

- Hình thức: đều được viết theo thể thơ Đường luật, tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc về niêm luật, gieo vần.

* Ý nghĩa và tính thời sự của nội dung thông điệp được đặt ra trong các bài thơ

- Thu hứng là bức bức tranh tâm trạng buồn lo của nhà thơ trong cảnh loạn ly: nỗi lo cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận mình.

- Tự tình là tiếng nói cất lên đòi quyền hạnh phúc, quyền bình đẳng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

- Thu điếu là bức tranh tâm trạng của người ẩn sĩ trong cảnh đất nước rối loạn, qua đó bộc lộ thầm kín tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu đậm của thi nhân.

* Điểm cần chú ý khi đọc hiểu các văn bản thơ:

- Chú ý về thể thơ, cách gieo vần, những phá cách của nhà thơ

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ và nội dung tư tưởng được gửi gắm

- Bối cảnh hiện thực, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.

CH 4: 

- Giống: Đều phân tích và đánh giá một số yếu tố về nội dung và nghệ thuật

- Khác nhau:

  + Chèo và tuồng: Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa thể hiện trong kịch bản chèo hoặc tuồng

  + Truyện (Truyền thuyết, sử thi): Thấy được một số điểm gần gũi giữa các tác phẩm thuộc các nền văn hóa khác nhau

  + Thơ (thể thơ tự do): Viết về đề tài quê hương đất nước

CH 5: 

*Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng)

- Nội dung: Được chia ra làm 2 phần

  + Phần 1: Sự hình thành văn hóa Hà Nội: Lịch sử hình thành văn hóa Hà Nội qua các triều đại lịch sử; các yếu tố dẫn đến sự hình thành văn hóa Hà Nội: sự kết hợp giữ yếu tố văn hóa dân gian và văn hóa cung đình

  + Phần 2: Nếp sống thanh lịch của người Hà Nội: Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự hình thành nếp sống thanh lịch của người Hà Nội; trích những CH thơ thành ngữ, tục ngữ để bổ sung làm rõ nội dung

- Hình thức:

  + Phần 1: Dấu ngoặc đơn (dùng để chú giải); các số chú thích (giải nghĩa từ ngữ)

  + Phần 2: Các dòng chữ in nghiêng (giúp người đọc dễ xác định vị trí và mối quan hệ của các thông tin); dấu ngoặc đơn (dùng để chú giải)

- Ý nghĩa: Mang đến lượng lớn thông tin về văn hóa Hà Nội: Về sự hình thành nếp sống thanh lịch của người Hà Nội

Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội Đền Hùng 2019 (Theo Thế Phương)

- Nội dung: Giới thiệu và tuyên truyền đến người tham dự những lưu ý về mặt văn hóa khi tham gia lễ hội Đền Hùng: thời gian diễn ra lễ hội Đền Hùng, Các hoạt động chính trong lễ hội, văn hoá lễ hội qua “lễ hội 5 không”, hướng dẫn di chuyển đến lễ hội

- Hình thức: Có tranh ảnh minh họa và bản đồ hướng dẫn di chuyển

- Ý nghĩa: Văn bản cho thấy quan điểm, thái độ sống tích cực, tiến bộ, có văn hóa của người viết nhằm giới thiệu và tuyên truyền đến mọi người những lưu ý khi tham gia lễ hội Đền Hùng

Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận (Theo Bình Trịnh)

- Nội dung: Giới thiệu về lễ hội dân gian của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận (lễ hội Ka-tê): thời gian diễn ra, phần lễ và phần hội, ý nghĩa của lễ hội.

- Hình thức: Dấu ngoặc đơn (dùng để chú giải); các số chú thích (giải nghĩa từ ngữ); có chú thích tranh ảnh, dòng chữ in đậm nhằm nhấn mạnh.

- Ý nghĩa: Mang đến lượng lớn thông tin về lễ hội Ka - tê của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận với những hoạt động diễn ra trong lễ hội đặc sắc và phong phú làm nên nét riêng và độc đáo của lễ hội “phần nghi lễ” và “phần hội”

* Lễ hội Ok Om Bok (Theo Thạch Nhi)

- Nội dung: viết về lễ hội của đồng bào Khmer Nam Bộ (lễ hội Ok Om Bok) và giới thiệu về hoạt động đua ghe ngo là nghi thức truyền thống tiễn đưa thần nước

- Hình thức: dòng chữ in đậm nhằm khái quát nội dung văn bản, các số chú thích (giải nghĩa từ ngữ)

- Ý nghĩa: Muốn giới thiệu về lễ hội của đồng bào Khmer Nam Bộ (lễ hội Ok Om Bok) đến gần với bạn đọc, cho thấy nét văn hóa riêng đặc sắc và phong phú, đồng thời thể hiện quan điểm bảo tồn những sản vật, những giá trị truyền thống của dân tộc.

CH 6: Các kiểu văn bản nghị luận được rèn luyện trong sách Ngữ văn 10 tập 1:

Kiểu văn bản

Văn bản viết

Văn bản nghị luận văn học

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

Văn bản nghị luận xã hội

- Viết bài văn nghị luận về vấn đề xã hội

- Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Văn bản thông tin

- Bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng

- Viết bài luận về bản thân

  • Các yêu cầu giống và khác nhau khi viết các kiểu văn bản đó

 

Văn bản nghị luận văn học

Văn bản nghị luận xã hội

Văn bản thông tin

Điểm giống

- Cung cấp cho người đọc những thông tin về một vấn đề trong tác phẩm / cuộc sống

- Cách viết đầy đủ bố cục 3 phần: mở, thân, kết

- Sử dụng các luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề

- Cách trình bày thẩm mỹ, hấp dẫn bạn đọc

Khác nhau

Phân tích nội dung và hình thức nghệ thuật trong một tác phẩm văn học cụ thể

Bàn luận về một vấn đề, quan niệm trong đời sống

Cung cấp tri thức khách quan về sự vật, hiện tượng

CH 7: 

 

Bài luận thuyết phục người khác 

Bài luận về bản thân 

Mục đích 

Đưa ra các nguyên nhân, hậu quả và cách để thay đổi thói quen xấu nhằm thuyết phục thay đổi họ theo chiều hướng đúng đắn

Thuyết phục người khác tin vào phẩm chất, năng lực thực hiện nhiệm vụ, công việc hoặc hoạt động nào đó của chính mình

Yêu cầu 

- Tìm hiểu đề 

- Nêu lí do và phân tích các ảnh hưởng tiêu cực, tác hại của thói quen, quan niệm cần phải thay đổi, từ bỏ

- Có các dẫn chứng cụ thể, sinh động về những hình ảnh tiêu cực, tác hại của thói quen, quan niệm đó

- Dự đoán phản ứng và lập luận của người có thói quen, quan niệm mà em muốn thuyết phục để nêu ý kiến phản biện của em

- Xác định rõ mục đích, yêu cầu cần viết của bài luận

- Tìm hiểu về đối tượng cần thuyết phục 

- Suy nghĩ về chính mình: mong muốn, khả năng, điều kiện, điểm mạnh, điểm hạn chế, mức độ hoàn thành công việc

- Xác định những luận điểm và những lí lẽ, dẫn chứng sáng tỏ cho mỗi luận điểm trong bài viết

- Lựa chọn cách trình bày sao cho hiệu quả, hấp dẫn

- Nhờ những người có kinh nghiệm đọc, góp ý để hoàn thiện bài viết

Nội dung chính 

Thuyết phục người có thói quen chưa tốt, quan niệm chưa đúng từ bỏ những thói quen và quan niệm ấy

Nhằm giải trình một cách trung thực những điểm nổi bật nhất về bản thân trong tương quan với mức độ yêu cầu của tổ chức cá nhân, hoạt động cần thực hiện

CH 8: 

* Giống nhau: Liên hệ, mở rộng, so sánh với thực tiễn đời sống và suy nghĩ của bản thân

- Xác định các luận điểm trong bài viết và lựa chọn các dẫn chứng cụ thể, sinh động

- Triển khai bài viết đảm bảo sáng rõ ý kiến và hệ thống luận điểm

* Khác nhau:

- Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm thơ

  + Chỉ ra giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của các tác phẩm thơ

  + Suy nghĩ, nhận xét về những thành công và hạn chế của tác giả về những giá trị và sự tác động của tác phẩm thơ đối với người đọc

- Bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

  + Tìm hiểu đề; xem lại các tác phẩm đã học liên quan đến vấn đề xã hội đặt ra của đề bài.

CH 9: Nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe:

  • Thuyết trình về một vấn đề xã hội

  • Trình bày kết quả báo cáo nghiên cứu một vấn đề

  • Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau

  • Thuyết trình, thảo luận vê một địa chỉ văn hóa.

  • Chứng minh

Bài 1. Thần thoại và sử thi

- Phần Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

- Phần Nói và nghe: Thuyết minh về một vấn đề xã hội

=> Hai phần có mối quan hệ chặt chẽ, phần viết sẽ giúp hiểu và biết cách làm một bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội, từ đó sẽ giúp thuyết minh về nó một cách trôi chảy, mạch lạc, rõ ràng

Bài 4: 

  • Phần đọc hiểu: các văn bản lớn về lễ hội ở Việt Nam

  • Phần nói nghe: văn bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng

  • Phần nói nghe: thuyết trình, thảo luận về một địa chỉ văn hóa

→Các phần đọc, nói, viết, nghe đều thống nhất với nhau cùng một chủ đề: lễ hội, văn hóa Việt Nam

CH 10: 

a.

Bài

Tên nội dung chính phần tiếng Việt

1

Sửa lỗi dùng từ

2

Sửa lỗi về trật tự từ

3

Sửa lỗi dùng từ

4

Cách trích dẫn, chú thích và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

b.

Đất nước: Biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ, đối lập

c.

- Em thường hay mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa

TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 1

CH 1: A. Người chồng nói về người vợ của mình

CH 2: A8 CH, mỗi CH 7 chữ 

CH 3: D. Lặn lội thân cò khi quãng vắng

CH 4: A.Năm nắng mười mưa dám quản công 

CH 5: D. Làm theo thể thơ Đường luật 

CH 6: Thương vợ là một bài thơ tâm sự, đồng thời cũng là bài thơ thế sự. Bài thơ Thương vợ đã xây dựng xây dựng thành công hình ảnh bà Tú - một người vợ tảo tần, giàu đức hi sinh, đã gánh vác gia đình với những gánh nặng cơm áo gạo tiền đè lên đôi vai gầy.

Đọc đoạn trích sau và làm các bài tập ở dưới

CH 1: Đoạn trích trên cung cấp đến bạn đọc những tri thức về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương của dân tộc, bao gồm: những hoạt động diễn ra trước và trong lễ hội, lịch sử của ngày Giỗ Tổ.

CH 2: Phương thức biểu đạt chính: thuyết minh, kết hợp với phương thức biểu cảm, tự sự

CH 3: Đoạn trích trên được triển khai theo kiểu diễn dịch.

CH 4: Thông tin em tâm đắc nhất khi đọc đoạn trích “Bản ngọc phả viết thời Trần … vẫn không thay đổi”

Thông tin này cho em biết thêm được trải qua nhiều triều đại, các vị vua vẫn thể hiện lòng thành kính của mình với các vị vua Hùng như một tín ngưỡng quan trọng. 

VIẾT

Chọn một trong hai đề tài sau để viết thành bài văn ngắn

Đề 1: Phân tích nhân vật Đăm Săn

Mở bài

  • Sử thi "Đăm Săn" là một tác phẩm vô cùng quen thuộc với cộng đồng người Ê-đê nói riêng và người Việt nói chung

  • Bằng sự sáng tạo tài tình cùng trí tưởng tượng độc đáo, tác giả dân gian đã khắc họa thành công nhân vật Đăm Săn - người anh hùng của cộng đồng tài giỏi, oai dũng.

Thân bài

  • Hoàn cảnh nhân vật: Sau khi biết tin Hơ Nhị bị bắt đi, Đăm Săn quyết định tìm đến nhà Mtao Mxây để cứu vợ về.

  • Phân tích, đánh giá nhân vật Đăm Săn

  • Là vị tù trưởng

+ Ngoại hình khỏe khoắn, vóc dáng vạm vỡ “Bắp chân chàng to bằng xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ông bế..”

+ Phong thái uy dũng “sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm, đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre”

  • Là một con người tự tin, oai dũng, không luồn cúi trước kẻ thù, có sức mạnh phi thường

+ Thách Mtao Mxây giao chiến trước

+ Động tác múa khiên: dứt khoát, mang khí thế của người anh hùng “Mỗi lần xốc tới, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây”.
+ Thông minh, nhanh trí: sau khi nhận được gợi ý từ ông Trời → nhanh nhẹn dùng cái chày mòn ném trúng vành tai Mtao Mxây.

  • Là một vị tù trưởng tài giỏi, uy quyền

+ Sau khi Đăm Săn ngỏ lời, tôi tớ Mtao Mxây đều nhất trí cùng chàng trở về.

+ Khung cảnh ăn mừng náo nhiệt, vui tươi đã khẳng định sự sung túc, giàu có của vị tù trưởng dũng cảm.

  • Phân tích đánh giá những đặc sắc về nghệ thuật

  • Sử dụng các hình ảnh thiên nhiên kết hợp với biện pháp so sánh, phóng đại để làm nổi bật vẻ đẹp của Đăm Săn

  • Sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ của nhân vật.

Kết bài

Qua đoạn trích Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây ta lại thêm khâm phục sự sáng tạo tài ba của người xưa trong việc xây dựng nhân vật anh hùng Đăm Săn với các vẻ đẹp, phẩm chất lí tưởng.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 10 tập 1 cánh diều, soạn Văn 10 tập 1 cánh diều trang 119, soạn Văn 10 tập 1 CD trang 119

Bình luận

Giải bài tập những môn khác