5 phút soạn Văn 10 tập 1 cánh diều trang 26
5 phút soạn Văn 10 tập 1 cánh diều trang 26. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
VĂN BẢN. THẦN TRỤ TRỜI
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
TRƯỚC KHI ĐỌC
CH 1: Đọc trước truyện Thần Trụ Trời. Tìm hiểu thêm những thông tin về truyện thần thoại Việt Nam từ các nguồn khác nhau (sách, báo, Internet,...); lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin quan trọng về truyện thần thoại Việt Nam.
CH 2: Em đã đọc truyện thần thoại nào của Việt Nam? Hãy nhớ lại để có thể kể trước lớp.
ĐỌC VĂN BẢN
CH 1: Chú ý bối cảnh khi thần xuất hiện
CH 2: Thần đã làm những gì?
CH 3: Mục đích giải thích của người kể thể hiện ở những chi tiết nào?
SAU KHI ĐỌC
CH 1: Nêu các sự kiện chính mà thần Trụ trời đã làm. Sự kiện nào liên quan đến ý nghĩa của nhan đề Thần Trụ Trời?
CH 2: Phân tích trí tưởng tượng phong phú của nhân dân thể hiện qua một số chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản này.
CH 3: Truyện Thần Trụ Trời nhằm giải thích các hiện tượng gì? Cách giải thích ấy có điểm gì giống và khác các truyện đã học ở lớp 6 như Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm...?
CH 4: Vẽ hoặc miêu tả bằng lời về hình ảnh thần Trụ trời theo hình dung, tưởng tượng của em.
CH 5: Trong phần kết, truyện nêu tên bảy ông thần gắn với việc giải thích nguồn gốc các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Theo tưởng tượng của em còn có ông thần nào khác nữa? Tên ông thần ấy là gì?
PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI
TRƯỚC KHI ĐỌC
CH 1: Thần thoại là những truyện hoang đường, tưởng tượng về các vị thần, các nhân vật anh hùng, nhân vật sáng tạo văn hóa,... phản ánh nhận thức, cách lý giải của con người thời cổ đại về các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội.
- Căn cứ vào chủ đề có thể chia thần thoại thành 2 nhóm: thần thoại sáng tạo và thần thoại suy nguyên.
- Cốt truyện đơn tuyến
- Nhân vật chính là các vị thần có năng lực siêu nhiên
- Không gian vũ trụ
- Thời gian phiếm chỉ, mang tính ước lệ.
CH 2: Truyện thần thoại của Việt Nam mà em đã đọc “Sự tích Mười hai bà mụ”
- Mười hai bà mụ là những vị thần được Ngọc Hoàng giao phó trách nhiệm nắm lại cơ thể cho một người nào đó khi họ đầu thai.
- Mỗi người đều đảm nhận một công việc riêng
- Người nặn chân, người nặn tay, người dạy nói cười,…
ĐỌC VĂN BẢN
CH 1: Thời gian: chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người
- Không gian: trời đất chỉ là một đám hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo.
CH 2: Thần dùng đầu đội trời, tay đào đất, đắp thành cái cột vừa to vừa cao để chống trời. Phá cột đá đi, ném vung đá và đất khắp nơi mọi chỗ.
CH 3: Mục đích giải thích của người kể thể hiện ở những chi tiết: giải thích cho sự phân chia đất trời và sự hình thành các bề mặt địa hình khác nhau gồm: núi, đồi, cao nguyên, sông, biển.
SAU KHI ĐỌC
CH 1:
- Các sự kiện chính của văn bản:
+ Thần dùng đầu đội trời lên, tay đào đất đắp thành cột cao.
+ Thần ném vung đá và đất khắp nơi
- Sự kiện liên quan đến ý nghĩa của nhan đề: Thần Trụ Trời dùng đầu đội trời lên, tay đào đất, đá đắp thành cột cao.
CH 2: Một số chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản:
+ “Một ông thần thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, chân thần bước một bước cứ như đi từ đỉnh núi này sang núi kia”.
+ “Thần ở trong đám mờ tịt, hỗn độn đó không biết đã từ bao giờ, rồi một lần bỗng đứng dậy, dùng đầu đội trời lên, tay đào đất, đá; đắp thành cái cột vừa to, vừa cao để chống trời”.
+ “Khi trời đã cao vừa ý và đã khô cứng rồi, không hiểu sao thần lại phá cột đá đi. Thần ném vung đá và đất khắp nơi mọi chỗ”.
→ Nhân dân sử dụng trí tưởng tượng phong phú để giải thích tự nhiên.
CH 3:Truyện Thần Trụ Trời nhằm giải thích sự hình thành của trời, đất và lí do tạo sao lại xuất hiện nhiều bề mặt địa hình khác nhau như: núi, cao nguyên, đồng bằng, biển cả, di tích Cột chống trời hay núi Khổng Lồ.
- So sánh với các truyền thuyết đã học ở lớp 6
- Giống nhau: cùng có chi tiết kì ảo, hoang đường.
- Khác nhau:
+ Truyện thần thoại: nhằm giải thích, khám phá và chinh phục thế giới.
+ Truyện truyền thuyết: nhằm giải thích các phong tục, tập quán hoặc kể về các nhân vật lịch sử.
CH 4: Theo hình dung của em, thần Trụ Trời là người có ngoại hình vô cùng to lớn với sức mạnh phi thường. Sau khi đất trời được phân chia rõ ràng, thần phá cột và ném đất, đá khi khắp nơi tạo thành nhiều bề mặt địa hình khác nhau trên Trái Đất mà sau này người ta gọi là núi, đồi, cao nguyên…
CH 5: Theo tưởng tượng của em, còn có những thần khác như: Thần Mưa, thần Sấm, thần Chớp, thần Biển cả, thần Lửa, thần Mặt Trời, Thần Mặt Trăng…
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
soạn 5 phút Văn 10 tập 1 cánh diều, soạn Văn 10 tập 1 cánh diều trang 26, soạn Văn 10 tập 1 CD trang 26
Bình luận