5 phút soạn Văn 10 tập 2 cánh diều trang 77

5 phút soạn Văn 10 tập 2 cánh diều trang 77. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN. MÙA HOA MẬN

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH1: Đọc trước bài Mùa hoa mận và tìm hiểu, ghi chép thông tin từ các nguồn khác nhau về nhà thơ Chu Thùy Liên. 

CH2: Hãy tìm hiểu, chia sẻ ấn tượng của em về cảnh sắc thiên nhiên và mùa xuân của miền Tây Bắc. 

ĐỌC VĂN BẢN

CH1: Chú ý hình ảnh, các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản.

CH2: Dòng thơ cuối có gì đặc biệt về hình ảnh, cảm xúc?

SAU KHI ĐỌC

CH1: Bài thơ Mùa hoa mận thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình về điều gì? Dòng thơ nào được điệp lại trong bài?

CH2: Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ.

CH3: Tâm trạng, cảm xúc của con người hiện lên qua các từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ ra sao?

CH4: Hình dung và miêu tả bằng lời hoặc bằng bức tranh tự vẽ về thiên nhiên, con người Tây Bắc vào "mùa hoa mận" được thể hiện trong bài thơ.

CH5: Em thích nhất những câu thơ, hình ảnh nào trong văn bản mùa hoa mận? Vì sao? 

CH6: Tưởng tượng một “người đi xa” trong bài thơ đã “nhớ lối trở về” quê hương vào “mùa hoa mận”. Những cảm xúc tình cảm nào đang diễn ra trong tâm hồn người đó? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 6-8) để ghi lại cảm xúc, tình cảm ấy? 

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI.

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH1: Chu Thùy Liên tên khai sinh là Chu Tá Nộ sinh năm 1966 dân tộc Hà Nhì tại tỉnh Điện Biên. Tốt nghiệp đại học Sư phạm, ngành ngữ văn năm 1989. Thạc sĩ văn hóa học năm 2013. Hiện làm việc tại Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên - Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên

CH2: Xuân nơi vùng cao Tây Bắc không ồn ào náo nhiệt kiểu thành thị mà đến lặng lẽ, yên bình, nên thơ.

ĐỌC VĂN BẢN

CH1: 

- Hình ảnh thiên nhiên: Cành mận bung cánh muốt

- Hình ảnh con người: con trai chơi cù; con gái khăn áo; mẹ xôn xang lá, gạo; cha căng cánh nỏ; người già làm đu.

- Các từ láy: rộn ràng, háo hức, xôn xang

- Điệp từ: Cành mận bung cánh muốt; giục, lũ con, bếp

- Biện pháp tu từ nhân hóa: "Giục mẹ xôn xang lá, gạo/ Giục cha vui lòng căng cánh nỏ/ Giục người già bán hối hả làm đu"; điệp từ "cành mận bung cánh muốt"

- Ẩn dụ: Nhà trình tường ủ hương bếp, Cành mận bung cánh muốt.

CH2: Nỗi nhớ quê hương của người xa xứ luôn hướng về nơi mà mình sinh ra với những hình ảnh gần gũi, thân thuộc.

SAU KHI ĐỌC

CH1: Bài thơ Mùa hoa mận thể hiện tâm trạng buồn, bâng khuâng của nhân vật 

Dòng thơ được điệp lại trong bài: Cành mận bung cánh muốt

CH2: Điệp từ: nhấn mạnh và khẳng định các hoạt động sinh hoạt.

Ẩn dụ: tăng sức biểu cảm cho bài thơ

Nhân hóa: giúp biểu thị suy nghĩ của con người với các loài vật

CH3: Tái hiện lại một bức tranh sinh hoạt vui tươi, làm nỗi nhớ quê hương trở nên da diết hơn. 

CH4: HS tìm kiếm trên Internet

CH5: Em thích nhất những câu thơ, hình ảnh: “cành mận bung cánh muốt”, “mẹ xôn xang lá, gạo/ cha căng cánh nỏ/ người già bản làm đu”. Hình ảnh  hoa mận bung nở gợi sức sống căng tràn, đây là hình ảnh trung tâm của bài thơ, là nét đặc trưng của núi rừng Tây Bắc báo hiệu mùa xuân về.

CH6: Mùa xuân trên vùng núi cao Tây Bắc thật đẹp. Tất cả gợi cho người đi xa một nỗi niềm nhớ nhung da diết, cùng khao khát được trở về quê hương để được hòa mình vào không khí đó. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 10 tập 2 cánh diều, soạn Văn 10 tập 2 cánh diều trang 77, soạn Văn 10 tập 2 CD trang 77

Bình luận

Giải bài tập những môn khác