Đáp án Ngữ văn 10 Cánh diều bài Mùa hoa mận
Đáp án bài Mùa hoa mận. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 10 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
VĂN BẢN. MÙA HOA MẬN
ĐỌC HIỂU
Câu 1: Chú ý hình ảnh, các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản.
Đáp án chuẩn:
- Hình ảnh: cành mận bung cánh, con trai chơi cù, con gái mặc khăn áo rộn ràng, bóng bay, mẹ chuẩn bị lá gạo, cha căng nỏ, người già làm đu, nhà trình tường ủ hương nếp.
- Biện pháp nhân hóa: "Giục mẹ xôn xang lá, gạo"; "Giục cha vui lòng căng cánh nỏ"; "Giục người già bán hối hả làm đu".
- Điệp từ: "cành mận bung cánh muốt".
- Ẩn dụ: "Nhà trình tường ủ hương bếp".
Câu 2: Dòng thơ cuối có gì đặc biệt về hình ảnh, cảm xúc?
Đáp án chuẩn:
- Hình ảnh người đi xa,
- Cảm xúc: nỗi nhớ quê hương của người xa xứ luôn hướng về nơi mà mình sinh ra với những hình ảnh gần gũi, thân thuộc.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1: Bài thơ Mùa hoa mận thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình về điều gì? Dòng thơ nào được điệp lại trong bài?
Đáp án chuẩn:
- Tâm trạng, cảm xúc về nỗi nhớ quê hương da diết, nhớ những hình ảnh gần gũi, thân thương diễn ra hàng ngày tại chốn làng quê yên bình.
- Dòng thơ được điệp lại trong bài: Cành mận bung cánh muốt
Câu 2: Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ.
Đáp án chuẩn:
- Điệp từ: nhấn mạnh hình ảnh sinh hoạt diễn ra hàng ngày vào mùa mận tới.
- Nhân hóa: biểu thị được suy nghĩ của con người
- Ẩn dụ: tăng sức biểu cảm cho câu thơ, giúp câu thở trở nên giàu hình ảnh, gây sự chú ý, thích thú đối với người đọc.
Câu 3: Tâm trạng, cảm xúc của con người hiện lên qua các từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ ra sao?
Đáp án chuẩn:
Bức tranh sinh hoạt vui tươi, làm nỗi nhớ quê hương trở nên da diết hơn.
Câu 4: Hình dung và miêu tả bằng lời hoặc bằng bức tranh tự vẽ về thiên nhiên, con người Tây Bắc vào "mùa hoa mận" được thể hiện trong bài thơ.
Đáp án chuẩn:
Bình luận