Đáp án Ngữ văn 10 Cánh diều bài Thực hành tiếng Việt trang 50
Đáp án bài Thực hành tiếng Việt trang 50. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 10 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Câu 1: Trật tự trong mỗi cặp câu dưới đây thể hiện những khác biệt về nghĩa như thế nào?
a1. Mồng 8 tháng Ba là ngày phụ nữ Quốc tế.
a2. Mồng 8 tháng Ba là ngày Quốc tế phụ nữ.
b1. Đỗ Phủ là nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng.
b2. Đỗ Phủ là nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc.
c1. Bài thơ đã nói lên sự cảm thông sâu sắc với những người lính của ông.
c2. Bài thơ đã nói lên sự cảm thông sâu sắc của ông với những người lính.
Đáp án chuẩn:
a1. Nhấn mạnh ngày phụ nữ của quốc tế.
a2. Nhấn mạnh ngày Quốc tế của phụ nữ.
b1. Nhấn mạnh địa điểm Trung Quốc có nhà thơ Đỗ Phủ nổi tiếng.
b2. Nhấn mạnh sự nổi tiếng của nhà thơ Đỗ Phủ.
c1. Nhấn mạnh đối tượng "những người lính".
c2. Nhấn mạnh tác giả.
Câu 2: Phân tích và sửa lỗi về trật tự từ trong các trường hợp sau:
a. Tự tình (bài 2) là một trong những bài thơ cất lên tiếng nói quyết liệt đấu tranh cho nữ quyền của Hồ Xuân Hương.
b. Câu cá mùa thu, Vịnh mùa thu, Uống rượu mùa thu là chùm thơ của Nguyễn Khuyến nổi tiếng.
c. Đến năm 2000, phải thanh toán hết các trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu, phải đầu tư một số dụng cụ chuyên khoa cần thiết cho các trạm y tế như răng, mắt.
d. Họ úp cái nón lên mặt, nằm xuống ngủ một giấc cho đến chiều.
Đáp án chuẩn:
a. Sửa "quyết liệt đấu tranh" thành "đấu tranh quyết liệt".
b. Sửa "chùm thơ của Nguyễn Khuyến nổi tiếng" thành "chùm thơ nổi tiếng của Nguyễn Khuyến".
c. Sửa "phải thanh toán hết các trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu" thành"các trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu phải thanh toán hết".
d. Sửa "úp cái nón lên mặt" thành "úp lên mặt cái nón".
Câu 3: Trật tự trong các câu thơ Đường luật có gì khác trật tự từ thông thường? Phân tích tác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà tác giả đã lựa chọn.
a. Đêm khuya văng vắng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non.
(Hồ Xuân Hương)
b. Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
(Bà Huyện Thanh Quan)
c. Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
(Nguyễn Trãi)
d. Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
(Trần Tế Xương)
Đáp án chuẩn:
a. Đảo "trơ cái hồng nhan với nước non": cố tình khoét sâu thêm vào cái sự bẽ bàng của tâm trạng của chủ thể trữ tình.
b. Đảo "lom khom", "lác đác": nhấn mạnh sự vất vả, đói nghèo, lam lũ của dân vùng Đèo Ngang, sự thưa thớt, vắng vẻ, bé nhỏ, tiêu điền hoang vắng ở nơi đây.
c. Đảo trật tự cú pháp: nhấn mạnh những âm thanh của một cuộc sống đang sinh sôi, cũng chính là tiếng lòng của tâm hồn Nguyễn Trãi trước cuộc sống no ấm, thịnh vượng của dân chúng.
d. Đảo "lặn lội" và dùng từ "thân cò" thay cho từ "con cò": làm tăng thêm nỗi vất vả gian truân của bà Tú.
Câu 4: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) với câu chủ đề: Mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến luôn mang một nỗi buồn man mác như chính nỗi niềm của tác giả về đất nước, về thời cuộc. Giải thích cách sắp xếp trật tự từ ở một câu trong đoạn văn mà em đã viết.
Đáp án chuẩn:
“Người ở bến sông Châu” kể về Mây, một cô gái trẻ trở về sau chiến tranh, tìm thấy tình yêu và những lời hứa đã mất. Khi về đến bến sông Châu, Mây phát hiện San, mối tình trước chiến tranh, đã kết hôn và gia đình chuẩn bị làm đám giỗ vì tưởng cô đã chết. Mây từ chối quay lại với San để tránh làm tổn thương cả ba người. Sống cô độc, Mây bị ám ảnh bởi ký ức chiến tranh và hy sinh. Quang, một lính trinh sát miền Nam, tìm cô và nguyện ở lại chăm sóc Mây. Tuy nhiên, khi Mây biết mình không thể làm mẹ, cô từ chối Quang, nói dối rằng còn yêu San. Trong một đêm mưa bão, Mây cứu vợ San đẻ khó và cuối cùng ra đi, thả thuyền trôi theo dòng sông. Quang tìm đến Mây, và cả hai cùng trôi xuôi về hạ nguồn, tìm kiếm bình yên.
Bình luận