Đáp án Ngữ văn 10 Cánh diều bài Hồi trống Cổ Thành

Đáp án bài Hồi trống Cổ Thành. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 10 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN. HỒI TRỐNG CỔ THÀNH

ĐỌC HIỂU

Câu 1: Thái độ của Trương Phi và Quan Công như thế nào?

Đáp án chuẩn:

- Trương Phi: chẳng nói năng gì, lập tức mặc áo giác, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa bắc; mắt tròn xoe, râu vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công:

- Quan Công: trông thấy Trương Phi mừng rỡ vô cùng, giao long đao cho Châu Thương cầm, tế ngựa lại đón.

Câu 2: Vì sao Quan Công nhắc đến "nghĩa vườn đào"?

Đáp án chuẩn:

Vì đó là lời thề kết nghĩa của ba người Lưu Bị, Quan Công và Trương Phi ở vườn đào

=> Ý muốn nói là ông không phản bội, lắt léo, rất coi trọng lời thề sắt son năm xưa.

Câu 3: Vì sao cách xưng hô giữa Trương Phi và Quan Công đối lập nhau?

Đáp án chuẩn:

Quan Công vẫn luôn coi trọng Trương Phi. Ngược lại, vì Trương Phi đang có sự hiểu nhầm rằng Quan Công bỏ anh em, hàng Tào Tháo nên giữ thái độ căm phẫn, bực tức.

Câu 4: Em có bất ngờ với tình huống này không? Vì sao?

Đáp án chuẩn:

Em có bất ngờ vì tình huống này đẩy mâu thuẫn của hai anh em lên đến cao trào

Câu 5: Khí phách và tài nghệ của Quan Công được thể hiện ra sao?

Đáp án chuẩn:

Chấp nhận lời thử thách của Trương Phi, giết Sái Dương khi chưa hết một hồi trống

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1Nêu các sự kiện chính của văn bản Hồi trống Cổ thành. Lí do dẫn đến sự hiểu lầm của Trương Phi đối với Quan Công?

Đáp án chuẩn:

- Hành động bột phát, trong tâm thế chiến đấu với kẻ thù của Trương Phi  khi nghe xong lời của Tôn Càn.

- Khi Trương Phi gặp Quan Công.

- Sự xuất hiện của Sái Dương, giải hiềm nghi và hai anh em đoàn tụ.

=> Lí do: Trương Phi hiểu lầm Quan Công đã phản bội lại mình. 

Câu 2: Người kể chuyện đã khắc họa tính cách của Trương Phi và Quan Công thông qua những chi tiết, sự việc, tình huống nào?

Đáp án chuẩn:

- Trương Phi:

  + Nghe Tôn Càn, lập tức mặc giáp, dẫn quân ra cửa Bắc, hò hét, múa mâu tấn công Quan Công, xưng hô mày - tao và buộc tội Quan Công.

  + Múa bát xà mâu, yêu cầu đánh ba hồi trống để thử thách Quan Công.

  => Thẳng thắn, cứng rắn, không chấp nhận kẻ hai lòng.

  + Quan Công giết Sái Dương sớm hơn yêu cầu, Trương Phi rơi nước mắt và lạy Quan Công.

  => Nóng nảy nhưng giàu tình cảm, biết trọng lẽ phải.

- Quan Công:

  + Gọi Trương Phi là “hiền đệ”, dùng lời lẽ mềm mỏng, nhờ hai chị dâu giải thích.

  + Giết Sái Dương trước một hồi trống, chứng minh lòng trung nghĩa và sự trong sạch.

  => Bình tĩnh, chứng minh bằng hành động.

 Câu 3: Phân tích và đánh giá ý nghĩa câu chuyện được kể trong văn bản Hồi trống Cổ Thành

Đáp án chuẩn:

- Quan Công, sau khi bảo vệ hai chị dâu khỏi Tào Tháo, đến chân thành nhưng chỉ gặp cuộc giao chiến căng thẳng với Trương Phi thay vì sự đón tiếp nồng ấm.

- Quan Công giải thích không được thấu hiểu và phải chấp nhận thử thách chém đầu Sái Dương trong ba hồi trống để chứng minh tấm lòng.

- Sau khi hoàn thành thử thách, Trương Phi hối hận và xin tha thứ, hai người đoàn tụ. 

=> Hồi trống cổ thành tượng trưng cho sự đoàn tụ của Trương Phi và Quan Công, kết thúc mọi hiểu lầm và khẳng định tình nghĩa của họ.

Câu 4: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng) so sánh tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công được thể hiện qua đoạn trích Hồi trống Cổ Thành.

Đáp án chuẩn:

Thông qua Hồi trống Cổ Thành, đoạn trích đã thể hiện nổi bật tính cách, phẩm chất trong sáng, đẹp đẽ của Trương Phi, lòng trung nghĩa của Quan Công. Tuy nhiên tính cách của hai anh hùng thời tam quốc này lại đối ngược nhau. Trương Phi là người nóng nảy, trung trực còn Quan Công lại là người trung nghĩa khiêm nhường. Sự nóng này, mù quáng của Trương Phi đối lập với cái tỉnh táo, sáng suốt biết nhận biết tình hình của Quan Công.  Tuy nhiên, sau những hiềm khích xảy ra, ta lại thấy được một Trương Phi giàu tình cảm, biết nhận lỗi sai khi biết mọi chuyện chỉ là hiểu nhầm và Quan Công lại là người bình tĩnh, chứng minh sự trong sạch của mình bằng hành động.

 Câu 5: Với em, bài học sâu sắc nhất sau khi học văn bản Hồi trống Cổ Thành là gì?

Đáp án chuẩn:

Hình tượng những anh hùng thời tam quốc với những nét đẹp của lòng trung nghĩa, trọng chữ tín, văn bản đã để lại cho em bài học về lối sống ngay thẳng, bộc trực, trung nghĩa. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác