Đáp án Ngữ văn 10 Cánh diều bài Tự tình (Hồ Xuân Hương)
Đáp án bài Tự tình (Hồ Xuân Hương). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 10 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
VĂN BẢN. TỰ TÌNH 2
ĐỌC HIỂU
Câu 1: Chú ý cách gieo vần; dùng từ ngữ, đặc biệt là động từ, tính từ chỉ màu sắc, mức độ; thời gian và không gian.
Đáp án chuẩn:
- Cách gieo vần: vần cách.
- Động từ: xiên ngang, đâm toạc, đá, san sẻ.
- Tính từ: văng vắng, rêu từng đám, tí con con.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1: Hãy xác định bố cục của bài thơ. Tác phẩm là lời của ai, về điều gì? Điều ấy có liên quan như thế nào đến nhan đề Tự tình?
Đáp án chuẩn:
- Bố cục:
+ Đề (hai câu đầu): Nỗi niềm buồn tủi cô đơn của nữ sĩ trong đêm khuya thanh vắng.
+ Thực (hai câu tiếp): Tình cảnh đầy chua xót, bẽ bàng.
+ Luận ( hai câu tiếp theo): Thái độ phản kháng phẫn uất.
+ Kết (hai câu cuối): Tâm trạng chán chường, buồn tủi.
- Tác phẩm là lời của nhà thơ viết về người phụ nữ với tâm trạng đầy sự đau buồn.
- Nhan đề:
+ Vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch
+ Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nữ sĩ.
Câu 2: Những hình ảnh trong bốn câu thơ đầu của bài thơ cho thấy hoàn cảnh và tâm trạng của chủ thể trữ tình như thế nào?
Đáp án chuẩn:
- Câu thơ được mở đầu bằng thời gian “ đêm khuya” – thời gian khoảnh khắc mà tâm hồn nhạy cảm hay có những suy tư, thời gian mà khiến tâm trạng buồn càng thêm buồn.
- Không gian: trống trải, mênh mông, văng vẳng tiếng trống cầm canh. “Trống canh dồn” gợi vẻ tĩnh lặng của không gian và sự trôi chảy gấp gáp của thời gian.
- Hình ảnh nhỏ nhoi đến cô độc “trơ cái hồng nhan”:
+ Cái đối với nước non đã nhỏ nhoi lắm rồi lại thêm “cái” như một sự xác định, đóng đinh cái lẻ loi vào nền không gian trải rộng.
+ Hai câu thơ làm nổi bật lên sự cô đơn, lẻ loi của nhân vật trữ tình.
- Hai câu thơ tiếp là hai câu tả thực thể hiện được rõ hoàn cảnh và tâm trạng của nhân vật trữ tình hơn nữa:
+ Nhân vật trữ tình tìm đến rượu để giải quên nhưng nỗi buồn không thể nguôi ngoai hơn được mà cứ say rồi lại tỉnh.
+ Ngắm vầng trăng thì trăng xế bóng, khuyết chưa tròn.
=> Câu thơ tả ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh tạo nên sự đồng nhất giữa trăng và người. Trăng sắp tàn mà vẫn chưa tròn – tuổi xuân trôi qua mà hạnh phúc không trọn vẹn
Câu 3: Hình ảnh thiên nhiên và nghệ thuật sử dụng từ ngữ, nghệ thuật đối trong hai câu luận có gì độc đáo? Qua đó, thái độ của nhà thơ được thể hiện như thế nào?
Đáp án chuẩn:
Nỗi niềm phẫn uất của nhà thơ:
- Rêu vốn mềm yếu giờ trở nên cứng nhọn, xiên ngang mặt đất.
- Đá trở nên nhọn hoắt như chông, đâm toạc chân mây.
=> Rêu và đá phản ánh cơn thịnh nộ của con người, như đang vạch trời đất để oán hờn.
- Nghệ thuật đảo ngữ và động từ mạnh tả cảnh ngụ tình, khẳng định sự phản kháng quyết liệt của nữ sĩ và bản lĩnh tự tin của Hồ Xuân Hương.
Câu 4: Phân tích hai câu kết của bài thơ để thấy được nỗi niềm tâm sự của chủ thể trữ tình?
Đáp án chuẩn:
Tâm trạng chán chường của nhà thơ:
- Thời gian trôi qua, mùa xuân trở lại nhưng tuổi trẻ thì không.
- Xuân vừa là mùa xuân, vừa là tuổi trẻ; sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi trẻ.
- Câu thơ cuối phản ánh sự cay đắng của người phụ nữ bất hạnh, với tình yêu không trọn vẹn, chỉ còn lại mảnh tình bé nhỏ.
=> Tâm trạng này thể hiện nỗi lòng của người phụ nữ xưa, khi hạnh phúc của họ thường mong manh và không được công nhận chính đáng.
Câu 5: Theo em, cách dùng từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ Tự tình (bài 1) của Hồ Xuân Hương có gì khác so với các bài thơ Đường luật đã học ở Trung học cơ sở?
Đáp án chuẩn:
- Sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc với những động từ mạnh, từ láy tượng thanh đã thể hiện khao khát đến cháy bỏng và sự nổi loạn trong tâm hồn của Hồ Xuân Hương
- Sử dụng những hình ảnh giàu sức gợi để diễn tả các cung bậc cảm xúc, sự tinh tế, phong phú trong tâm trạng của người phụ nữ khi nghĩ đến thân phận của mình.
Câu 6: Bài thơ để lại trong em cảm xúc hoặc ấn tượng gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) ghi lại điều đó.
Đáp án chuẩn:
Trong nền văn học trung đại Việt Nam, Hồ Xuân Hương, được biết đến là nhà thơ phụ nữ với tiếng nói cảm thương và khẳng định bản thân đầy bản lĩnh. Chùm thơ “Tự tình” của bà, gồm ba bài, thể hiện nỗi khát khao và đau buồn của người phụ nữ. Bài thơ “Tự tình 2” phản ánh rõ tâm trạng buồn đau và phẫn uất của nữ sĩ trước nghịch cảnh và bi kịch tình yêu, gia đình trong xã hội phong kiến. Bài thơ cũng thể hiện khát vọng sống và hạnh phúc, những điều giản dị nhưng là ước mơ lớn lao của Hồ Xuân Hương và phụ nữ thời kỳ đó.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận