Tóm tắt kiến thức ngữ văn 10 cánh diều bài 2: Tự tình (Hồ Xuân Hương)
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 10 cánh diều bài 2: Tự tình (Hồ Xuân Hương). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Thơ Nôm Đường luật
- Chữ Nôm là chữ của người Việt sáng tạo trên cơ sở chữ Hán để ghi âm và biểu đạt nghĩa tiếng Việt.
- Thơ Nôm Đường luật dù vẫn còn mang tính quy phạm của thể thơ Đường luật về niêm, luật, vần, đối,... nhưng cũng đã có những thay đổi về nhịp điệu câu thơ, tận dụng các phép đối, sử dụng nhiều từ ngữ và hình ảnh từ đời sống mang bản sắc dân tộc.
2. Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả
- Hồ Xuân Hương (chưa rõ năm sinh năm mất) quê ở Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở Thăng Long
- Bà đi nhiều nơi và thân thiết với nhiều danh sĩ Cuộc đời, tình duyên của Hồ Xuân Hương nhiều éo le, ngang trái Được mệnh danh là "bà chúa thơ Nôm".
- Tác phẩm: tương truyền có khoảng trên dưới 40 bài thơ Nôm, còn có tập Lưu Hương Kí gồm có 24 bài thơ chữ Hán và 26 bài thơ chữ Nôm - Nội dung sáng tác: thường viết về người phụ nữ với tiếng nói cảm thương sâu sắc; khẳng định đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ.
- Phong cách nghệ thuật: trào phúng mà trữ tình đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.
b. Tác phẩm
Xuất xứ: nằm trong chùm thơ "Tự tình" gồm 3 bài của Hồ Xuân Hương.
3. Đọc văn bản
- Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật.
- Chủ đề: Bài thơ bày tỏ nỗi lòng của tác giả trước duyên phận hẩm hiu của mình.
- Bố cục: 4 phần
+ Hai câu đề: Nỗi niềm buồn tủi, chán chường
+ Hai câu thực: Diễn tả rõ nét hơn tình cảnh lẻ loi và nỗi niềm buồn tủi
+ Hai câu luận: Nỗi niềm phẫn uất, sự phản kháng của tác giả
+ Hai câu kết: Quay trở lại với tâm trạng chán trường, buồn tủi
- Nhan đề: Bài thơ là lời tự tình của HXH, tức là nhà thơ viết về tâm sự của bản thân mình
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Hai câu đề
"Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non."
- Thời gian: Đêm khuya -> thời điểm nửa đêm về sáng, là khoảng thời gian con người đối diện với chính mình với những suy tư, trăn trở.
- Không gian: tĩnh mịch, vắng lộng, quạnh hiu vỏi âm thanh "văng vẳng" của tiếng "trống canh".
- Từ "dồn": Nhịp điệu gấp gáp, hối hả, thể hiện bước đi của thời gian => Đó cũng chính là tâm trạng rối bời, vừa lo âu vừa buồn bã của con người ý thức được sự chày trời của thời gian, đời người
- Từ "trơ":
+ Có nghĩa là phơi ra, bày ra + "cái hồng nhan"; "với nước non" thể hiện sự dãi dầu sương gió -> sự tủi hổ, bẽ bàng
+ Trơ trọi, lẻ bóng + thủ pháp đối: "cái hồng nhan" >< "nước non" cảm giác cô đơn trống vắng.
+ Thủ pháp đảo: từ "trơ" đứng đầu câu + nhịp điệu thơ 1/3/3 -> nhấn mạnh sự tủi hổ, bẽ bàng.
+ Từ “trơ" - trong văn cảnh câu thơ - không chỉ là bẽ bàng, tủi hổ mà còn thể hiện sự kiên cường, bền bỉ, thách thức.
- Từ "hồng nhan" đặt bên cạnh từ "cái" -> sự rẻ rúng, mỉa mai.
=> Câu thơ thể hiện nỗi đau đớn, xót xa, cay đắng của nhà thơ trước tình cảnh của chính mình.
2. Hai câu thực
"Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn."
- Cụm từ "say lại tỉnh" gợi lên vòng tình duyên quẩn quanh, tình duyên đã trở thành trò đùa của con tạo, càng say càng tỉnh, càng cảm nhận nỗi đau thân phận.
- Hình ảnh “vầng trăng”:
+ "bóng xế" trăng đang tàn
+ "khuyết chưa tròn", chưa trọn vẹn.
-> Tuổi xuân đã trôi qua mà tình duyên không trọn vẹn.
- Nghệ thuật: phép đối
=> Xót xa, cay đắng cho duyên phận dang dở, lỡ làng.
3. Hai câu luận
"Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn."
- Thiên nhiên được miêu tả ở đây với những hình ảnh có phần dữ dội và thể hiện bằng những động từ mạnh “xiên ngang”, “đâm toạc”. Cảnh xuân được mô tả như vậy cũng là điều khác biệt với các bài thơ viết về mùa xuân khác.
- Các hình ảnh “rêu từng đám”, “đá mấy hòn” với động từ “xiên ngang”, “đâm toạc” ngoài việc miêu tả cảnh vật còn có thể mang nghĩa ẩn, chỉ các hình ảnh phồn thực quen thuộc như trong các bài thơ của HXH.
-> nét độc đáo, mang phong cách HXH.
- Hình ảnh thơ: Rêu xiên ngang mặt đất, đá đâm toạc chân mây -> không chỉ diễn tả sự phẫn uất mà đó còn là sự phản kháng trước số phận hẩm hiu, tình duyên dang dở, không cam chịu hoàn cảnh, muốn chống lại định mệnh của chủ thể trữ tình.
=> Ý thức về hạnh phúc, tình duyên.
4. Hai câu kết
- Mối quan hệ giữa cảnh và tình trong hai câu kết của bài thơ là mối quan hệ đối nghịch, ngược chiều nhau.
+ “Ngán” là chán ngán, ngán ngẩm -> mệt mỏi, chán chường trước duyên phận éo le, bạc bẽo.
+ Từ “xuân” mang hai nghĩa: vừa là “mùa xuân” vừa là “tuổi xuân”. Mùa xuân của thiên nhiên thì tuần hoàn, vĩnh cửu còn tuổi xuân của đời người thì qua đi không bao giờ trở lại.
+ Hai từ “lại” trong cụm từ “xuân đi xuân lại” mang hai nghĩa khác nhau:
+ Từ “lại” thứ nhất mang ý nghĩa thêm lán nữa
+ Từ “lại” thứ hai có nghĩa là trở lại.
-> Sự trở lại của mùa xuân lại đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân. Tác giả cảm nhận sự chây trò của thời gian, đời người với bao xót xa, tiếc nuối.
- Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến: Mảnh tình - san sẻ - tí - con con -> nhấn mạnh vào sự nhỏ bé dần, làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn. Mảnh tình đã bé lại còn “san sẻ” thành ra ít ỏi chỉ còn “tí con con”nên càng xót xa tội nghiệp.
-> Câu thơ là cảnh ngộ và là tâm trạng bi kịch của nữ sĩ: càng khát khao hạnh phúc càng thất vọng, mà ước càng lớn thực tại càng mong manh => nỗi ngao ngán vẻ số phận và thực tại phũ phàng, tình duyên lộn độn.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung – ý nghĩa
Bản lĩnh HXH được thể hiện qua tâm trạng đầy bi kịch: vừa buồn tủi, phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát được sống hạnh phúc.
2. Nghệ thuật:
Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn; tả cảnh sinh động; đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận