Soạn bài Xúy Vân giả dại (Trích chèo Kim Nham)

Soạn bài Xúy Vân giả dại (Trích chèo Kim Nham) sách Cánh diều ngữ văn 10 tập 1. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

CHUẨN BỊ

Câu 1: Văn bản kể lại sự việc gì và diễn biến của sự việc đó như thế nào?

Trả lời: 

Văn bản kể lại sự việc Thúy Vân giả dại (bị Trần Phương lừa gạt, xui giả điên để từ bỏ chồng, từ chỗ giả điên nàng trở nên điên thật). 

Diễn biến sự việc:
- Kim Nham - một học trò nghèo từ Nam Định lên Tràng An trọ học, đựơc huyện Tể gả con gái là Xúy Vân, một cô gái nết na, thùy mị
- Trong khi chờ đợi chồng “dùi mài kinh sử” xa nhà, Xúy Vân bị Trần Phương - một gã nhà giàu nổi tiếng phong tình tán tỉnh và xui nàng giả dại để thoát khỏi Kim Nhan
- Thúy Vân giả điên, Kim Nham hết lòng chạy chữa không được đành trả tự do cho nàng. Trần Phương bội hứa, Xúy Vân đau khổ và điên thật
- Kim Nham thành đạt, được bổ làm quan. Nhận ra vợ cũ điên dại phải đi ăn xin, Kim Nham bỏ nén bạc và nắm cơm sai người đem cho, Xúy Vân nhận ra và xấu hổ nhảy xuống sông tự vẫn.

Câu 2: Nhân vật chính trong văn bản là ai? Nhân vật được thể hiện qua các chi tiết ngôn ngữ, hành động, tâm trạng,...như thế nào?

Trả lời: 

Nhân vật chính trong văn bản: Xúy Vân. Các chi tiết ngôn ngữ, hành động, tâm trạng:

- Con gái của huyện Tề, đảm đang, khéo léo, được gả cho Kim Nham - một học trò nghèo.
- Nghe lời xui giả điên để giải thoát khỏi Kim Nham của Trần Phương - một gã nhà giàu nổi tiếng phong tình -> bị Trần Phương bội hứa, Xúy Vân đau khổ, từ chỗ giả điên thành điên thật.
- Xúy Vân đi ăn xin, Kim Nham bắt gặp bèn sai người đem nén bạc và nắm cơm cho nàng, biết được Xúy Vân xấu hổ, đau đớn, nhảy xuống sông tự vẫn.
Câu 3: Văn bản có các chỉ dẫn sân khuẩn, các hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ,...nào được sử dụng? Các chỉ dẫn, biện pháp,...đó giúp em hình dung ra bối cảnh, hành động, tâm trạng,..của nhân vật ra sao?
Trả lời:  
Văn bản có các chỉ dẫn sân khuẩn, các hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ,...nào được sử dụng? Các chỉ dẫn, biện pháp,...đó giúp em hình dung ra bối cảnh, hành động, tâm trạng,..của nhân vật ra sao?

ĐỌC HIỂU

Câu 1: Chú ý các chỉ dẫn sân khấu (in nghiêng trong ngoặc đơn) và ngôn ngữ của nhân vật để hình dung hành động, cảm xúc, tâm trạng của Xúy Vân.

Trả lời: 

Các chỉ dẫn sân khấu (in nghiêng trong ngoặc đơn) và ngôn ngữ của nhân vật để hình dung hành động, cảm xúc, tâm trạng của Xúy Vân: nói lệch, vỉa, hát quả giang, đế.

Câu 2: Cách dùng từ ngữ trong lời hát của Xúy Vân ở đoạn này có gì độc đáo?
Trả lời: 
Cách dùng từ ngữ trong lời hát của Xúy Vân ở đoạn này độc đáo là nửa điên dại, ngô nghê, nửa chân thực, tỉnh táo, rất giàu hình ảnh, nhiều ngụ ý thể hiện tâm trạng đau khổ của Xúy Vân về thân phận dang dở, bẽ bàng.
Câu 3: Trong lời xưng danh, Xúy Vân kể điều gì về bản thân?
Trả lời: 
Trong lời xưng danh, Xúy Vân kể về bản thân: một người dại dột, tài cao nhưng lại phụ Kim Nham say đắm Trần Phương, ngheo theo lời xui dại của hắn là giả điên, để thoát khỏi chồng, cuối cùng từ chỗ giả điên thành điên thật.
Câu 4: Chú ý các hình ảnh thể hiện tình cảnh, mơ ước và tâm trạng của Xúy Vân
Trả lời: 
Các hình ảnh thể hiện tình cảnh, mơ ước và tâm trạng của Xúy Vân: tâm trạng lạc lõng, vô nghĩa trong gia đình chồng "Con gà rừng ăn lẫn với con công - Đắng cay chẳng có chịu được, ức!", nỗi thất vọng trước mâu thuẫn giữa ước mơ hạnh phúc gia đình đầm ấm "Để anh đi gặt, để nàng mang cơm", tâm trạng uất ức, cơ đơn, quẫn bách "Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên" khắc họa sự cô đơn, nỗi tủi phận vì không có người chia sẻ.
Câu 5: Hình dung điệu múa, lời hát của Xúy Vân trên sân khấu
Trả lời: 
Điệu múa Xúy Vân cho thấy là một cô gái đảm đang, khéo léo "điệu múa bắt nhện, xe tơ, dệt củi". 
Câu 6: Xúy Vân than về điều gì? Chú ý biện pháp ẩn dụ trong đoạn hát sắp.
Trả lời: 
Xúy Vân than về nỗi nhỡ về người tình, trằn chọc không thể ngủ được, lưu luyến mỗi tình xưa. 
Biện pháp tu từ ẩn dụ: "Con cá rô nằm trong vũng chân trâu - Để cho năm bảy cần câu châu vào" là trạng thái ấm ức, cô đơn, quẫn bách, gợi tả tình cảnh bế tắc, phản ánh sức nặng của áp lực từ nhiều phía.
Câu 7: Chú ý những điều ngược đời, phi thực tế trong câu hát của Xúy Vân.
Trả lời: 
Những điều ngược đời, phi thực tế trong câu hát của Xúy Vân: 
“Chiếc trống cơm, ai khéo vỗ nên bông,
Một đàn các cô con gái lội sông té bèo.
Chuột đậu cành rào, muỗi ấp cánh rơi
Ông Bụt kia bẻ cổ con nai,
Cái trứng gà mà tha con quạ lên ngồi trên cây
Ở tong đình có cái khua, cái nhôi
Ở trong nón có cái kèo, cái cột,
Ở dưới sông có cái phố bán bát
Lên trên biển ta đốn gỗ làm nhà
Con vâm kia ấp trứng ba ba
Cưỡi con gà mà đi đánh giặc!”

B. Bài tập và hướng dẫn giải

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Tác giả dân gian đã sử dụng các lối nói, làn điệu, vũ điệu, chỉ dẫn sân khấu nào để kể lại sự việc "Xúy Vân giả dại"?

Câu 2: Chỉ ra những lời nói, câu hát, chỉ dẫn sân khấu chủ yếu thể hiện:

a. Sự "nhập vai" là người bị điên dại của Xúy Vân.

b. Ước mơ về cuộc sống gia đình của nàng.

c. Thực tế cuộc sống của nàng trong gia đình chồng.

Câu 3: Tâm trạng của Xúy Vân được thể hiện như thế nào qua tiếng gọi chờ đò, trong lời hát điệu con gà rừng, trong lời than, lời hát ngược?

Câu 4: Phân tích tác dụng của một yếu tố nghệ thuật trong văn bản mà em thấy thể hiện rõ đặc trưng của sân khấu chèo.

Câu 5: Theo em, nhân vật Xúy Vân đáng thương hay đáng trách? Vì sao?

Câu 6: Nếu nhân vật Xúy Vân trong vở chèo Kim Nham sống ở thời hiện đại, theo em, nàng có thể chọn cách giải thoát bi kịch của bản thân như thế nào?

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG

Câu 1. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Xúy Vân giả dại (Trích chèo Kim Nham)?

Câu 2. Nội dung chính của văn bản Xúy Vân giả dại (Trích chèo Kim Nham)?

Câu hỏi 3: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục bài Xúy Vân giả dại (Trích chèo Kim Nham)

Câu hỏi 4. Phân tích tác phẩm Xúy Vân giả dại (Trích chèo Kim Nham)

Câu hỏi 5. Nhận xét khái quát về tính cách của nhân vật Xuý Vân được thể hiện qua lớp chèo Xuý Vân giả dại.

Câu hỏi 6. Liệt kê những từ, cụm từ chỉ trạng thái nội tâm của Xuý Vân được bộc lộ qua lời thoại. Trên cơ sở đó,  hãy phân tích nguyên nhân sâu xa thúc đẩy Xuý Vân bày ra cảnh giả dại của mình.

Câu hỏi 7. Nêu những đoạn lời thoại có hình thức của thể thơ lục bát. So với cấu trúc lục bát “khuôn mẫu” thể lục  bát xuất hiện ở đây có điểm gì khác biệt? Bạn đánh giá thế nào về tác dụng của điểm khác biệt đó trong  việc thể hiện tâm trạng nhân vật và miêu tả tìn

Câu hỏi 8. Phân tích hiện tượng chuyển nghĩa của từ “đò” trong hai dòng thơ sau: "Càng chờ càng đợi, càng trưa  chuyến đò."

Câu hỏi 9. Đọc lại đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

"Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyện.

Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.

Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyện."

(Xuý Vân giả dại, trích Kim Nham, Ngữ văn 10, tập một, tr. 129)

a. Xác định dòng tâm trạng của nhân vật được thể hiện trong lời thoại. Dòng tâm trạng này có thuần nhất không? Dựa vào đâu để nhận xét như vậy?

b. Phân tích ý nghĩa ẩn dụ của câu:“Con gà rừng ăn lẫn với công”.

c. Phân tích khả năng gợi tả, gợi cảm của câu “Bông bông dắt, bông bông díu” được nhắc đến hai lần trong lời thoại.

d. Vì sao đoạn lời thoại này trong lớp chèo Xuý Vân giả dại được nhìn nhận như một điệu hát chèo có thể đưa ra trình diễn độc lập?

Câu hỏi 10: Tóm tắt nội dung văn bản “Xuý Vân giả dại” theo cách hiểu của em.

Câu hỏi 11: Nêu một số thông tin về thể loại chèo cổ của Việt Nam? Và một vài tác phẩm tiêu biểu?

Câu hỏi 12: Vở chèo “Xúy Vân giả dại” có những nhân vật nào?

Câu hỏi 13: Những câu hát trong vở chèo “Xúy Vân giả dại” đã thể hiện được tâm trạng gì của nhân vậy?

Câu hỏi 14: Em có nhận xét gì sau khi tìm hiểu tác phẩm “Xúy Vân giả dại”?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: soạn văn 10 tập 1 cánh diều, giải sách lớp 10 cánh diều, soạn văn 10 bài 3 cánh diều, soạn văn 10 bài Xúy Vân giả dại (Trích chèo Kim Nham)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác