Trắc nghiệm Ngữ văn 10 cánh diều bài Xúy Vân giả dại (Trích chèo Kim Nham)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm văn 10 bài Xúy Vân giả dại (Trích chèo Kim Nham)- sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Hành động giả dại của Xúy Vân là một hành động sai trái vì đi ngược lại với đạo đức, đúng hay sai?
A. Đúng.
- B. Sai.
Câu 2: Văn bản Xúy Vân giả dại thuộc thể loại nào?
- A. Hát nói.
- B. Tuồng.
- C. Truyện ngắn.
D. Chèo.
Câu 3: Sự ý thức của nhân vật Xúy Vân về chính mình được thể hiện rõ nhất trong " điệu sử sầu" , đúng hay sai?
A. Đúng.
- B. Sai.
Câu 4: Văn bản Xúy Vân giả dại được trích từ tác phẩm nào?
- A. Lưu Bình Dương Lễ.
- B. Quan Âm Thị Kính.
C. Kim Nham.
- D. Đồ điếc.
Câu 5: Lời thoại thể hiện rõ nhất ngôn ngữ điên của nhân vật Xúy Vân là gì?
- A. Nói lệch.
B. Hát quá giang.
- C. Hát điệu con gà rừng.
- D. Nói điệu sử rầu.
Câu 6: Cảnh ngộ sống hiện nay của Xúy Vân được thể hiện như thế nào trong điệu “con gà rừng”?
- A. Sung sướng, vui vẻ bên Trần Phương.
- B. Giàu sang, không phải lo cơm ăn áo mặc.
C. Cay đắng, uất ức, đau đớn tủi hổ vì bị đàm tiếu, cười chê, phải mang tiếng xấu.
- D. Buồn tẻ, chán chường và không có mục đích sống.
Câu 7: Nghệ thuật chèo là nghệ thuật tổng hợp, phối hợp nhuần nhuyễn giữa:
- A. Nói, hát, âm nhạc.
B. kịch bản, lời hát, động tác múa và âm nhạc.
- C. kịch bản, lời hát, lời nói, múa.
- D. lời hát, múa, âm nhạc.
Câu 8: Lời thoại ở đoạn “hát quá giang” thể hiện trạng thái tâm lý gì của nhân vật?
- A. Vui vẻ, hân hoan.
- B. Hào hứng, háo hức.
C. Hối hận, đau khổ, tủi thân.
- D. Buồn chán, tẻ nhạt.
Câu 9: Xúy Vân giả dại là đoạn trích đỉnh cao không chỉ của vở chèo Kim Nham mà còn của cả nền chèo cổ Việt Nam, đúng hay sai?
A. Đúng.
- B. Sai.
Câu 10: Sự hấp dẫn của chèo là ở:
- A. Kịch bản.
B. Nghệ thuật biểu diễn.
- C. Lời hát.
- D. Múa.
Câu 11: Nguyên nhân dẫn đến hành động giả dại của Xúy Vân là gì?
- A. Vì nàng bị bệnh nặng không qua khỏi.
- B. Vì buồn chán, nhàn rỗi và tuyệt vọng trong cảnh chờ chồng.
C. Vì muốn thoát khỏi Kim Nham để đến với Trần Phương.
- D. Vì nàng muốn giả điên để thoát khỏi việc bị chòng ghẹo bởi những người đàn ông trong làng.
Câu 12: Chèo cổ còn được gọi là chèo sân đình là thể loại
A. Sân khấu kịch hát dân gian đặc sắc, sản phẩm nghệ thuật của nông thôn các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
- B. Sân khấu kịch hát dân gian đặc sắc, sản phẩm nghệ thuật của nông thôn các tỉnh đồng bằng Trung bộ.
- C. Sân khấu kịch hát dân gian đặc sắc, sản phẩm nghệ thuật của nông thôn các tỉnh đồng bằng Nam Bộ.
- D. Sân khấu kịch hát dân gian đặc sắc, sản phẩm nghệ thuật của nông thôn các tỉnh đồng bằng Đông Nam Bộ.
Câu 13: Đoạn trích “Xúy Vân giả dại” kể về việc:
A. Xúy Vân giả dại buộc Kim Nham phải trả nàng về nhà để đi theo Trần Phương.
- B. Xúy Vân đau khổ vì bị Trần Phương lừa gạt nàng trở nên điên dại thật.
- C. Xúy Vân vì không chịu nổi cảnh xa chồng nên nàng giả điên dại.
- D. Xúy Vân vì thương nhớ chồng trở nên điên dại.
Câu 14: Nội dung chính của đoạn trích Xúy Vân giả dại là gì?
- A. Khắc họa thành công hình hóa điên của nhân vật Xúy Vân qua những câu từ, lời lẽ và hành động của nhân vật.
- B. Giúp người đọc hình dung và bộc lộ niềm cảm thông đổi với hoàn cảnh và thân phận của người phụ nữ xưa cùng những thiệt thòi của họ khi sống trong xã hội nam quyền.
- C. Thể hiện phần nào văn hóa làng xã của Việt Nam thuở xưa, coi trọng và khắt khe đối với phẩm chất của người phụ nữ.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 15: Đoạn trích Xúy Vân giả dại đã thể hiện những đặc trưng của sân khấu chèo, đúng hay sai?
A. Đúng.
- B. Sai.
Câu 16: Phần quan trọng nhất trong một vở chèo là gì?
- a. Múa.
- b. Hát.
c. Kịch bản.
- d. Âm nhạc.
Câu 17: Mong ước của Xúy Vân qua điệu “con gà rừng” là gì?
A. Mong ước về cuộc sống gia đình yên ấm, hạnh phúc, hòa thuận.
- B. Mong ước được mọi người bỏ qua, không tính toán với lỗi lầm của nàng.
- C. Mong ước được sống với Trần Phương.
- D. Mong ước có cuộc sống giàu sang, sung túc.
Câu 18: Trong những câu sau câu nào thể hiện tâm trạng tự thấy mình lở làng, dở dang của Xúy Vân?
- A. Tôi không trăng gió lại gặp người gió trăng.
- B. Con gà rừng ức bởi xuân huyên.
- C. Con gà rừng ăn lẫn với công-Đắng cay chẳng có chịu được, ức!
D. Tôi càng chờ đợi càng trưa chuyến đò.
Câu 19: Nghệ thuật của đoạn trích Xúy Vân giả dại là gì?
- A, Thể hiện được những đặc trưng của thể loại chèo ở nhiều khía cạnh như cách xưng danh, sự tương tác giữa người xem và người diễn,...
- B. Ngôn từ được thể hiện đa dạng theo nhiều cách như nói lệch, vỉa, hát quá giang, đế, điệu con gà rừng, điệu sử rầu, hát sắp, hát ngược.
- C. Giàu tính bi kịch.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 20: Xúy Vân giả dại để che giấu điều gì?
A. Che giấu việc mình muốn bỏ chồng, trót say đắm Trần Phương mà muốn phụ Kim Nham.
- B. Che giấu việc mình đang sống rất khỏe mạnh, bình thường.
- C. Che giấu việc mình đã trở thành người giàu có.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Xem toàn bộ: Soạn bài Xúy Vân giả dại (Trích chèo Kim Nham)
Bình luận