Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 10 cánh diều bài Thực hành tiếng Việt trang 50

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm văn 10 bài Thực hành tiếng Việt trang 50- sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Lí do của việc lựa chọn trật tự từ trong câu: “Sáu đồng bạc với ba đồng của thầy các cháu cho, ba mẹ con ăn không đủ” là gì?

  • A. Nhằm thu hút sự chú ý của người nghe (người đọc) vào cụm từ “Sáu đồng bạc với ba đồng của thầy các cháu cho”.
  • B. Nhắm nhấn mạnh tầm quan trọng của “Sáu đồng bạc với ba đồng của thầy các cháu cho” .
  • C. Nhằm thể hiện tài năng của người nói (người viết)
  • D. Gồm A và B.

Câu 3: Hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong câu thơ "Xanh xanh bãi mía bờ dâu" (Hoàng Cầm, Bên kia Sông Đuống) là gì?

  • A. Nhằm miêu tả vẻ đẹp của bãi mía bờ dâu.
  • B. Nhằm nhấn mạnh màu xanh tràn đầy sức sống của bãi mía bờ dâu.
  • C. Nhằm giúp người đọc hình dung ra màu sắc của bãi mía bờ dâu.
  • D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 4: Sự sắp xếp trật tự từ (những từ gạch chân) trong đoạn văn dưới đây là hợp lý nhất vì

“Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm. Cây tre xanh mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quí của dân tộc Việt Nam.”

  • A. Đúc kết được những phẩm chất của cây tre theo đúng trình tự miêu tả trong bài văn
  • B. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật hiện tượng
  • C. Có tác dụng liên kết câu với các câu khác trong văn bản
  • D. Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói

Câu 5: Việc sắp xếp trật tự từ trong câu gạch chân ở ví dụ sau có tác dụng gì?

…. “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc êu nước, công việc kháng chiến”.

  • A. Thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng
  • B. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật hiện tượng
  • C. Liên kết câu với các câu khác trong văn bản
  • D. Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói

Câu 6: Trật tự của câu nào thể hiện trước sau theo thời gian?

  • A. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập. (Nguyễn Trãi)
  • B. Đám than đã vạc hẳn lửa. (Tô Hoài)
  • C. Tôi mở to đôi mắt, khẽ reo lên một tiếng thú vị. (Nam Cao)
  • D. Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. (Nguyên Hồng)

Câu 7: Trật tự từ của dòng thơ nào góp phần tạo nên tính nhạc?

  • A. Tranh Đông Hồ gà lơn nét tươi trong/ Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp. (Hoàng Cầm)
  • B. Con lại về quê mẹ nuôi xưa/ Một buổi trưa nắng dài bãi cát. (Tố Hữu)
  • C. Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối/ Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan. (Thế Lữ)
  • D. Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm/ Heo hút cồn mây súng ngửi trời. (Quang Dũng)

Câu 8: Trong các câu văn dưới đây, trật tự của câu nào thể hiện trình tự quan sát của người nói ?

  • A. Đáng tội nghiệp nhất là hai cô không sầu tư, không có một nỗi chán nản gê ghớm, nó xui ta cầu xin cái chết. (Xuân Diệu)
  • B. Rồi hắn tháo giày, quăng từng chiếc một vào xó nhà. (Nam Cao)
  • C. Bọn ấy đều hoặc là bạn hàng, hoặc là vây cánh, hoặc là tay sai của nghị Hách cả. (Vũ Trong Phụng)
  • D. Các nhà đã lên đèn cả rồi, đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệu khách... (Thạch Lam)

Câu 9: Có thể sắp xếp từ im đậm ở câu sau đây ở vị trí khác của câu được hay không?

"Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hoá vẫn chưa về. Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa."

       (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

  • A. Có 
  • B. Không

Câu 10: Trật tự từ của câu nào nhấn mạnh đặc điểm của sự vật được nói đến?

  • A. Sen tàn cúc lại nở hoa. (Nguyễn Du)
  • B. Những buổi trưa hè nắng to. (Tô Hoài)
  • C. Lác đác bên sông chợ mấy nhà. (Bà Huyện Thanh Quan)
  • D. Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. (Kim Lân)

Câu 11: Hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong câu văn sau là gì?

Chung quanh đang cười nói bô bô nhiều anh em công nhân mỏ than vẫn còn nguyên vẹn cái tính tình con người nông dân Thái ở quanh bản, quanh châu Quỳnh Nhai đây.

(Nguyễn Tuân)

  • A. Nhằm diễn tả những đức tình tốt đẹp của anh em công nhân mỏ than.
  • B. Nhằm nhấn mạnh nét hồn nhiên của anh em công nhân ở mỏ than.
  • C. Nhằm thể hiện tình cảm trìu mến của tác giả đối với các ah em công nhân mỏ than.
  • D. Nhằm thể hiện trình tự hành động của các anh em công nhân mỏ than.

Câu 12: Vì sao tác giả lại đảo cụm từ “nhanh như cắt” lên trước cụm chủ - vị?

  • A. Để ca ngợi sự phản kháng quyết liệt của chị Dậu.
  • B. Để tô đậm hơn độ nhanh trong hành động nắm được gậy của chị Dậu.
  • C. Để câu văn có sự hài hoà về mặt ngữ âm.
  • D. Ca A, B C đều sai.

Câu 13: Dòng nào nêu đúng nhất trật tự của câu văn “Chống tay lên trán, chị như nghĩ ngợi phân vân” (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

  • A. Cụm từ chỉ cách thức của hành động đứng trước cụm chủ - vị.
  • B. Cụm từ chứa vấn đề được bàn bạc trong câu đứng trước cụm chủ - vị.
  • C. Cụm từ chỉ hành động đặt trước cụm chủ - vị.
  • D. Cụm từ chỉ đặc điểm của nhân vật đứng trước cụm chủ - vị.

Câu 14:  Vì sao tác giả lại chọn cách sắp xếp như ở câu sau?

“Hắn gắt gỏng với con, với vợ, với bất cứ ai, với chính mình”

  • A. Được sắp xếp theo trật tự chính – phụ của công việc hàng ngày mà mẹ chú bé Hồng làm. Việc chính là bán bóng đèn được xếp lên trước, việc phụ là bán vàng hương (chỉ vào những phiên chợ chính) được xếp sau.
  • B. Được sắp xếp theo trật tự trước – sau của công việc hàng ngày mà mẹ chú bé Hồng làm. Việc làm trước là bán bóng đèn được xếp lên trước, việc làm sau là bán vàng hương (chỉ vào những phiên chợ chính) được xếp sau.
  • C. Được sắp xếp theo thứ tự quan sát của chú bé Hồng về công việc hàng ngày của mẹ. Việc được nhìn thấy trước là bán bóng đèn được xếp lên trước, việc được nhìn thấy sau là bán vàng hương (chỉ vào những phiên chợ chính) được xếp sau.
  • D. Cả 3 đáp án trên đều sai.

Câu 15: Cho câu văn: “Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn” (Ngô Tất Tố, Tắt đèn). Cách thay đổi vị trí cụm từ “nhanh như cắt” nào dưới đây làm biến đổi ý nghĩa của câu văn trên nhiều nhất ?

  • A. Chị Dậu nhanh như cắt nắm ngay được gậy của hắn.
  • B. Chị Dậu nắm nhanh như cắt gậy của hắn.
  • C. Chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn nhanh như cắt.
  • D. Nắm ngay được gậy của hắn, chị Dậu nhanh như cắt.

Câu 16: Hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong câu văn “Cả tiền phạt, tiền thuốc, tiền lợn, mày phải chịu một trăm bạc trắng” (Tô Hoài) là gì?

  • A. Thu hút sự chú ý của người đọc vào cụm từ Cả tiền phạt, tiền thuốc ...
  • B. Nhấn mạnh việc liệt kê các loại tiền mà người nghe phải đóng.
  • C. Bộc lộ sự quan tâm của người nói đối với người nghe.
  • D. Gồm ý A và B.

Câu 17: Trật tự của câu nào đảm bảo sự hài hoà về mặt ngữ âm?

  • A. Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên (Tố Hữu)
  • B. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. (Thạch Lam)
  • C. Chữ ông Huấn cao đẹp lắm, vuông lắm. (Nguyễn Tuân)
  • D. Tháng Tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, không ai không từng ăn trong tết Trung thu... (Băng Sơn)

Câu 18: Câu văn nào sau đây sử dụng lựa chọn trật tự từ nhằm nhấn mạnh tính chất của sự việc

  • A. Trong vườn những chùm quả xoan lắc lư.
  • B. Tôi thấy một anh bọ ngựa trịnh trọng tiến vào.
  • C. Tôi thấy trịnh trọng tiến vào một anh bọ ngựa.
  • D. Hôm nay, trời mưa tầm tã.

Câu 19: Ý nghĩa của vị trí in đậm trong đoạn thơ sau là gì?

     "Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều

  Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo

Núi không đè nổi vai vươn tới

    Lá ngụy trang reo với gió đèo..."

(Tố Hữu, Lên Tây Bắc)

  • A. Làm hiện lên vẻ đẹp và sự kì vĩ của người lính trong buổi hoàng hôn. Người lính trở thành hình ảnh trung tâm của cảnh buổi chiều trên dốc núi.
  • B. Làm hiện lên vẻ đẹp và sự kì vĩ của người lính trong buổi hoàng hôn.
  • C. Người lính trở thành hình ảnh trung tâm của cảnh buổi chiều trên dốc núi.
  • D. Làm hiện lên vẻ đẹp và sự kì vĩ của người lính trong buổi bình minh. Người lính tô điểm thêm cho cảnh buổi chiều trên dốc núi.

Câu 20: Hiệu quả diễn đạt của việc sắp xếp trật tự các cụm từ in đậm trong câu văn “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập - Cùng Hán, Đường, tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương” là gì?

  • A. Nhằm thể hiện trình tự theo thời gian của sự việc được nói đến.
  • B. Nhằm thể hiện quan hệ không gian của các sự việc được nói đến.
  • C. Nhằm tạo mối liên kết giữa hai vế của câu văn.
  • D. Gồm A và C.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác