Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 10 cánh diều bài Thực hành tiếng việt trang 20

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm văn 10 bài Thực hành tiếng việt trang 20- sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Phép liệt kê chỉ có tác dụng tu từ khi kể ra hàng loạt các sự vật, hiện tượng liên quan đến nhau nhằm tạo ấn tượng, cảm xúc cho người đọc. Đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai 

Câu 2: Dòng nào sau đây không sử dụng phép liệt kê?

  • A. Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loài hoa đẹp nào là hoa lan với hoa cúc, hoa mai với hoa đào, hoa hồng và hoa ly.
  • B. Gia đình em gồm có nhiều thành viên gắn bó với nhau gồm có em gái, em, anh trai, bố, mẹ và ông bà.
  • C. Trên con đường trung tâm có rất nhiều loại phương tiện khác nhau như xe ô tô, xe đạp, xe tải, xe cứu thương đang chạy ngược xuôi.
  • D. Với những kiến thức đã được tiếp thu trong nhà trường, các nhà giáo dục luôn tin tưởng rằng thế hệ sinh viên mới ra trường sẽ có những đóng góp nhất định cho xã hội, giúp thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - chính trị.

Câu 3: Câu văn sau sử dụng phép liệt kê nào: "Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập."

  • A. Liệt kê theo từng cặp
  • B. Liệt kê không theo từng cặp.
  • C. Liệt kê tăng tiến
  • D. Liệt kê không tăng tiến

Câu 4: Đoạn văn sau đây dùng phép liệt kê nhằm mục đích gì?

"Dưới vườn, con chích bông kêu chiếp chiếp chuyền từ luống rau diếp sang bụi hành hoa. Đàn vành khuyên hót ríu ran lướt qua ngạc cây xoan xuống khóm chuối ngự. Con vành khuyên, con bạc má đã ngửi thấy mùi chuối thơm. Buồng chuối ngự vàng hây, con chào mào, con vàng anh đã khoét vỏ từ lúc nào, ăn chưa hết, bỏ lại".

(Tô Hoài)

  • A. Diễn tả vẻ linh hoạt, đáng yêu của những chú chim trong khu vườn nhỏ, thể hiện một cách nhìn quan sát hết sức tinh tế của tác giả.
  • B. Miêu tả sự đa dạng trong cách kiếm ăn của các loài chim.
  • C. Miêu tả sự đa dạng về tiếng hót của các loài chim.
  • D. Miêu tả sự phong phú về màu lông của các loài chim.

Câu 5: Liệt kê là gì?

  • A. Là việc kể ra hàng loạt những sự vật, sự việc quan sát được trong thực tế.
  • B. Là việc sắp xếp các từ, cụm từ không theo một trình tự nào nhằm diển tả sự phong phú của đời sống tư tưởng, tình cảm
  • C. Là sự sắp xếp nối tiếp các từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm
  • D. Là sự xen kẽ các từ hay cụm từ nhằm thể hiện ý đồ của người viết hoặc nhgười nói.

Câu 6: Câu văn sau đây dùng biện pháp tu từ gì ?

"Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán …"

  • A. So sánh
  • B. Ẩn dụ
  • C. Hoán dụ
  • D. Liệt kê

Câu 7: Tìm một số biện pháp tu từ liệt kê mà Nguyễn Trãi đã sử dụng trong văn bản Đại cáo bình Ngô để: Lên án giặc ngoại xâm.

  • A. Dối dân, lừa dân, đủ muôn nghìn kế,/Gây binh, kết oán, trải hai mươi năm.
  • B. Khi Lương Sơn lương hết mấy tuần,/ Lúc Khôi Huyện quân không một đội.
  • C. Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc, ngọn cờ phấp phới,/ Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông, chén rượu ngọt ngào.
  • D. Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường/ Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước.

Câu 8: Tìm một số biện pháp tu từ liệt kê mà Nguyễn Trãi đã sử dụng trong văn bản Đại cáo bình Ngô để: Thể hiện quyết tâm giành lại non sông của chủ tướng Lê Lợi.

  • A. Dối dân, lừa dân, đủ muôn nghìn kế,/Gây binh, kết oán, trải hai mươi năm.
  • B. Khi Lương Sơn lương hết mấy tuần,/ Lúc Khôi Huyện quân không một đội.
  • C. Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc, ngọn cờ phấp phới,/ Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông, chén rượu ngọt ngào.
  • D. Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường/ Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước.

Câu 9: Phép liệt kê có tác dụng gì?

  • A. Diễn tả sự phức tạp, rắc rối của các sự vật, hiện tượng
  • B. Diễn tả sự giống nhau của các sự vật, hiện tượng
  • C. Diễn tả sự tương phản của các sự vật, hiện tượng
  • D. diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của sự vật, hiện tượng.

Câu 10: Tìm một số biện pháp tu từ liệt kê mà Nguyễn Trãi đã sử dụng trong văn bản Đại cáo bình Ngô để: Nói lên khó khăn, thử thách mà nghĩa quân đã trải qua.

  • A. Dối dân, lừa dân, đủ muôn nghìn kế,/Gây binh, kết oán, trải hai mươi năm.
  • B. Khi Lương Sơn lương hết mấy tuần,/ Lúc Khôi Huyện quân không một đội.
  • C. Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc, ngọn cờ phấp phới,/ Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông, chén rượu ngọt ngào.
  • D. Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường/ Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước.

Câu 11: Việc liệt kê các làn điệu dân ca, các dụng cụ âm nhạc và các ngón đàn của tác giả trong bài Ca Huế trên sông Hương nhằm mục đích gì ?

  • A. Nói lên sự đa dạng và phong phú của ca Huế
  • B. Nói lên sự phức tạp của ca Huế
  • C. Nói lên sự hiểu biết phong phú của tác giả về ca Huế
  • D. Cả A, B và C đều sai

Câu 12: Tìm một số biện pháp tu từ liệt kê mà Nguyễn Trãi đã sử dụng trong văn bản Đại cáo bình Ngô để: Miêu tả thất bại thảm hại của quân giặc.

  • A. Dối dân, lừa dân, đủ muôn nghìn kế,/Gây binh, kết oán, trải hai mươi năm.
  • B. Khi Lương Sơn lương hết mấy tuần,/ Lúc Khôi Huyện quân không một đội.
  • C. Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc, ngọn cờ phấp phới,/ Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông, chén rượu ngọt ngào.
  • D. Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường/ Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước; Suối Lãnh Câu máu chảy trôi chày, nước sông nghẹn ngào tiếng khóc,/ Thành Đan Xá thây chất thành núi, cỏ nội đầm đìa máu đen.

Câu 13: Câu văn “Nhạc công dùmg các ngón đàn trau truốt như ngón nhấn mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng,ngón phi, ngón rãi’’dùng phép liệt kê nhằm miêu tả điều gì ?

  • A. Miêu tả tiếng đàn
  • B. Miêu tả tài nghệ chơi đàn của nhạc công với những ngón đàn hết sức phong phú
  • C. Miêu tả hình dáng bên ngoài của người chơi đàn
  • D. Miêu tả sự thán phục của người nghe đàn.

Câu 14:  Phép liệt kê trong câu sau có tác dụng gì ?

Sách của Lan để ở khắp mọi nơi trong nhà : trên giường, trên bàn học, trên giá sách, trên bàn ăn cơm, trên ghế dựa …

  • A. Nói lên tính chất khẩn trương của hành động
  • B. Nói lên tính chất bề bộn của sự vật, hiện tượng
  • C. Nói lên tính chất quyết liệt của hành động
  • D. Nói lên sự phong phú của sự vật, hiện tượng

Câu 15: Tìm một số biện pháp tu từ liệt kê mà Nguyễn Trãi đã sử dụng trong văn bản Đại cáo bình Ngô để: Ca ngợi chiến thắng vang dội của quân ta.

  • A. Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thế thất thế,
  • B. Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu.
  • C. Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong,
  • D. Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn.
  • E. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 16: Đoạn văn sau sử dụng phép tu từ gì ?

… Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, vỉ thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt

            (Phạm Duy Tốn)

  • A. So sánh
  • B. Ẩn dụ
  • C. Hoán dụ
  • D. Liệt kê

Câu 17: Câu văn dưới đây có sử dụng biệp pháp lặp cú pháp hay không?

"Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta."

  • A. Có
  • B. Không

Câu 18: Câu văn sau sử dụng niện pháp tu từ gì ?

"Chao ôi ! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ."

  • A. So sánh
  • B. Ẩn dụ
  • C. Hoán dụ
  • D. Liệt kê

Câu 19: Đoạn văn sau đây dùng phép liệt kê nhằm mục đích gì ?

Dưới vườn, con chích bông kêu chiếp chiếp chuyển từ luống rau diếp sang bụi hành hoa. Đàn vành khuyên hót ríu ran lướt qua ngạc cây xoan xuống khóm chuối ngự. Con vành khuyên, con bạc má đã ngửi thấy mùi chuối thơm. Buồng chuối ngự vàng hây, con chào mào, con vàng anh đã khoét vỏ từ lúc nào, ăn chưa hết, bỏ lại.

            (Tô Hoài)

  • A. Miêu tả sự phong phú về màu lông các loài chim
  • B. Miêu tả sự đa dạng về tiếng hót của các loài chim
  • C. Miêu tả sự đa dạng trong cách kiếm ăn của các loài chim
  • D. Diễn tả vẻ linh hoạt, đáng yêu của nhưng chú chim trong khu vườn nhỏ, thể hiện một cách nhìn quan sát hết sức tinh tế của tác giả.

Câu 20: Hai câu in đậm dưới đây áp dụng biện pháp tu từ nào?

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yêu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

  • A. So sánh
  • B. Ẩn dụ
  • C. Hoán dụ
  • D. Liệt kê

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác