Tóm tắt kiến thức ngữ văn 10 cánh diều bài 5: Thực hành tiếng việt trang 20
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 10 cánh diều bài 5: Thực hành tiếng việt trang 20. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. LÝ THUYẾT
1. Liệt kê
- Là biện pháp tu từ, theo đó, người nói, người viết kể ra nhiều sự vật, sự việc, hoạt động, tính chất, trạng thái,... trong cùng một câu, một đoạn để tạo nên ấn tượng mạnh, hiệu quả cao trong miêu tả, kể chuyện hoặc biểu lộ tình cảm, cảm xúc. Phép liệt kê dược dùng trong cả văn xuôi và văn vần.
- Phân loại:
+ Xét theo cấu tạo, các sự vật, sự việc, hoạt động, tính chất, trạng thái,... có thể được liệt kê theo từng cặp hoặc không theo từng cặp.
+ Xét theo ý nghĩa, các sự vật, sự việc, hoạt động, tính chất, trạng thái,... có thể được liệt kê theo kiểu tăng tiến hoặc không tăng tiến.
II. BÀI TẬP THỰC HÀNH
a) Liệt kê: mảnh mai, yểu điệu -> Liệt kê không theo từng cặp, không tăng tiến.
b) Liệt kê: tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran, tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục -> Liệt kê không theo từng cặp, không tăng tiến.
c) Liệt kê: xe ủi, xe ben -> Liệt kê không theo từng cặp, không tăng tiến.
III. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK
1. Bài tập 1
Trật tự trong đoạn trích là Triệu, Đinh, Lý, Trần; Hán, Đường, Tống, Nguyên được sắp xếp theo trật tự thời gian và không gian. Đó cũng là cách sắp xếp của phép liệt kê tăng tiến mà Nguyễn Trãi đã sử dụng trong đoạn trích để nhấn mạnh tính nhất quán trong phân định “rành rành” ranh giới của Việt Nam qua nhiều triều đại phong kiến trong lịch sử khi “núi sông bờ cõi đã chia”.
2. Bài tập 2
a) Lên án giặc ngoại xâm
- Từ ngữ được liệt kê: được dùng trong trích đoạn thứ (2) của SGK (trang 12) như Nướng dân đen, Vùi con đỏ, Doi trời, lừa dân, Gây binh, kết oản,...
- Tác dụng của biện pháp liệt kê: Nguyễn Trãi đã liên tiếp chỉ ra các hành động vô luân, xâm phạm đến chủ quyền, tính mạng nhân dân ta bằng biện pháp liệt kê tăng tiến, dồn dập, gây ấn tượng mạnh và có tính biểu cảm cao.
b) Thể hiện quyết tâm giành lại non sông của chủ tướng Lê Lợi
- Từ ngữ được liệt kê: được dùng trong đoạn trích 3a của SGK (trang 13) như: há đội trời chung, thề không cùng sống, Đau lòng nhức óc, Nấm mật nằm gai, Quên ăn vì giận,...
- Tác dụng của biện pháp liệt kê: Nhấn mạnh thêm những trằn trọc, quyết tâm giành lại non sông đất nước của Lê Lợi thông qua miêu tả các hành động cụ thể của vị chủ tướng. Cách liệt kê này làm tăng tính hình tượng và biểu cảm.
c) Nói lên khó khăn và thử thách mà nghĩa quân đã trải qua
- Từ ngữ được liệt kê: được dùng nhiều trong đoạn trích 3a của SGK (trang 13) như: lương hết mấy tuần, quân không một đội.
- Tác dụng của biện pháp liệt kê: đánh giá được đóng góp của ngòi bút Nguyễn Trãi trên phương diện đỉnh cao nghệ thuật, có tác dụng biểu cảm trong diễn đạt.
d) Miêu tả thất bại thảm hại của quân giặc
- Từ ngữ được liệt kê: được dùng nhiều ưong đoạn trích 3b của SGK (trang 15,16) như: nghe hơi mà mất vỉa, nín thở cầu thoát thân,...
- Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế,
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu.
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong,
Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn.
- Tác dụng của biện pháp liệt kê: Cách viết liệt kê của Nguyễn Trãi ở đoạn trích này có tác dụng biểu cảm trong diễn đạt, tăng tính hình tượng trong cách miêu tả hành động thất bại của quân giặc.
e) Ca ngợi chiến thắng vang dội của quân ta
- Từ ngữ được liệt kê: được dùng nhiều trong đoạn trích 3b của SGK (trang 14, 16) như:
- Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay.
- Đánh một trận, sạch không kình ngạc,
Đánh hai trận tan tác chim muông.
- Tác dụng của biện pháp liệt kê: Qua ngòi bút Nguyễn Trãi, hình ảnh về chiến thắng vang dội của quân ta được liệt kê đầy đủ, hào hùng, có tính hình tượng và biểu cảm cao.
3. Bài tập 3
a) Từ ngữ được liệt kê: chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam
Nhận xét về trật tự liệt kê trong đoạn: người viết đã cải biên thành ngữ quen thuộc: “đầu đội trời, chân đạp đất”. Vậy nên, trật tự này được người viết dùng rất sáng tạo, phản ánh được tầm vóc của Nguyễn Trãi.
b) Từ ngữ được liệt kê: người làm chính trị, người làm quản sự, người nghiên cứu lịch sử nước nhà, người làm văn, làm thơ
Nhận xét về trật tự liệt kê trong đoạn: Tác giả Phạm Văn Đồng đã sử dụng phép liệt kê qua các từ ngữ: theo quy luật tăng tiến để nhấn mạnh vai trò của Nguyễn Trãi được thể hiện trên nhiều lĩnh vực: chính trị, quân sự, lịch sử, thơ văn.
c) Từ ngữ được liệt kê: tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông minh
- Nhận xét về trật tự liệt kê trong đoạn: Từ ngữ được liệt kê trong câu này được tác giả Vũ Khoan sắp xếp là theo từng cặp không tăng tiến: tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông minh. Cách liệt kê này có tác dụng nhấn mạnh đến các phẩm chất vốn có của con người Việt Nam, trong đó “tính cần cù” được đặt đầu tiên với dụng ý quan trọng nhất. Vì có thể “cần cù bù thông minh” như cha ông ta đã nói.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận