Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 10 cánh diều bài Đất nước

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm văn 10 bài Đất nước - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Thông tin nào sau đây chưa chính xác về tác giả Nguyễn Đình Thi

  • A. Ông sinh năm 1924
  • B. Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
  • C. Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài : một nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình.
  • D. Ông từng là Tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam

Câu 2: Bài thơ “Đất nước” có những đoạn thơ được lấy từ hai bài thơ nào?

  • A. Sáng mát trong như sáng năm xưa
  • B. Đêm mít tinh
  • C. A và B đúng
  • D. A và B sai

Câu 3: Nhận định nào sau đây chưa chính xác về bài thơ Đất Nước?

  • A.  Bài thơ được ghép từ hai bài thơ đó là Sáng mát trong như sáng năm xưa và bài thơ Đêm mít tinh, phần sau được nhà thơ viết vào năm 1955
  • B. Được đưa vào tập thơ Người chiến sĩ 
  • C. Bài thơ là những chiêm nghiệm của tác giả về chiều dài lịch sử  từ những năm đất nước được hình thành.
  • D. Bài thơ là sự đúc kết những suy ngẫm và cảm xúc của tác giả về đất nước trong suốt những năm dài kháng chiến gian khổ.

Câu 4: Theo em, nhận xét dưới đây là đúng hay sai?

“Dù viết nhiều lần nhưng bài thơ vẫn là một chỉnh thể nghệ thuật và là một trong những bài thơ hay nhất của Nguyễn Đình Thi và văn học Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám”

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 5: Địa danh nào sau đây được nhắc đến trong bài thơ?

  • A. Hà Nội
  • B. Huế
  • C. Sài Gòn
  • D. Nha Trang

Câu 6: Tác giả sinh ra ở đâu?

  • A. Hà Nội
  • B. Ninh Bình
  • C. Lào
  • D. Đà Nẵng

Câu 7: Bài thơ có thể chia thành mấy phần?

  • A. Hai
  • B. Ba
  • C. Bốn
  • D. Năm

Câu 8: Tác giả từng làm gì?

  • A. sáng tác nhạc
  • B. làm thơ
  • C. viết tiểu thuyết, kịch, tiểu luận phê bình
  • D. tất cả các ý trên đều đúng

Câu 9: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?

  • A. Thơ năm chữ
  • B. Thơ bảy chữ
  • C. Thơ lục bát
  • D. Thơ tự do

Câu 10: Ý nào dưới đây nêu lên phong cách thơ của tác giả?

  • A. là tiếng nói khinh thị,thách thức, ngạo đời, biểu hiện sinh lực của cả một dân tộc bị dồn nén, ức chế trong nền luân lý trái tự nhiên, phi nhân văn, giả đạo đức. 
  • B. thơ ông tự do, phóng khoáng mà vẫn hàm súc, sâu lắng, suy tư và có nhiều tìm tòi theo hướng hiện đại.
  • C. thơ trữ tình chính trị.
  • D. lấy chất liệu từ văn học Việt Nam và cảm hứng từ quê hương, con người, và tình thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam yêu nước.

Câu 11: Cho hai câu thơ

      Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều

Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu thơ trên?

  • A. So sánh
  • B. Nhân hóa
  • C. Ẩn dụ
  • D. Hoán dụ

Câu 12: Tác phẩm nào dưới đây là của tác giả?

  • A. Bài thơ Hắc Hải (1958)
  • B. Người chiến sĩ (1958)
  • C. Dòng sông trong xanh (1974)
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 13: Nội dung phần 1 của tác phẩm là gì?

  • A. Mùa thu đất nước trong hoài niệm của nhà thơ.
  • B. Mùa xuânđất nước trong hoài niệm của nhà thơ.
  • C. Hình ảnh đất nước kháng chiến đau thương mà anh hùng tình nghĩa.
  • D. Hình ảnh đất nước đổi mới sau cuộc kháng chiến trường kì.

Câu 14: Thông qua hai câu thơ trên, tác giả muốn diễn tả điều gì?

  • A. Gợi nỗi đau xót xa về một đất nước đau thương, rách xé trong chiến tranh.
  • B. Gợi  lên bức tranh về cuộc sống thanh bình, yên ả.
  • C. Gợi lên sự tàn bạo của quân xâm lược
  • D. Gợi lên nỗi đau của  những người dân mất nước

Câu 15: Nội dung phần 2 của tác phẩm là gì?

  • A. Mùa thu đất nước trong hoài niệm của nhà thơ.
  • B. Mùa xuânđất nước trong hoài niệm của nhà thơ.
  • C. Hình ảnh đất nước kháng chiến đau thương mà anh hùng tình nghĩa.
  • D. Hình ảnh đất nước đổi mới sau cuộc kháng chiến trường kì.

Câu 16: Hình tượng về mùa thu được nhắc đến trong bài thơ có nét đặc sắc nào

  • A. Gợi nỗi nhớ thu xưa với không khí mát trong, gió thu thổi nhẹ, hương cốm mới.
  • B. Gợi lại nỗi nhớ trong cảnh thu xưa là người giã từ quê hương ra đi kháng chiến.
  • C. Gợi ra một mùa thu đẹp, gợi cảm nhưng có chút buồn hắt hiu, vắng lặng.
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 17: Bài thơ “Đất nước” ra đời trong khoảng thời gian nào?

  • A. 1948 – 1954
  • B. 1948 – 1955
  • C. 1948 – 1956
  • D. 1948 – 1957

Câu 18: Bài thơ “Đất nước” nằm trong tập thơ nào dưới đây?

  • A. Dòng sông trong xanh
  • B. Tia nắng
  • C. Người chiến sĩ
  • D. Bài thơ Hắc Hải

Câu 19: Điền từ vào chỗ trống: Phần một của "Đất nước" đã vẽ lên bức tranh mùa thu có ......, đường nét, màu sắc những chứa đầy tâm trạng của người ra đi "Người ra đi... lá rơi đầy".

  • A. hình ảnh
  • B. hình thể
  • C. hình khối
  • D. hình thức

Câu 20: Nhận xét sau về nghệ thuật trong phần 1 bài thơ đúng hay sai: không gian nghệ thuật dịch chuyển từ những phố dài xao xác buồn bã sang không gian núi rừng tươi mới, tràn đầy sức sống (rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới) với những âm thanh ngân nga, vang vọng; trạng thái nhân vật trữ tình vui vẻ, hạnh phúc hòa trong sự phấn chấn của tạo vật (phấp phới, thiết tha).

  • A. Đúng 
  • B. Sai

Xem đáp án

Xem toàn bộ: Soạn bài Đất nước


Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác