Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 10 cánh diều bài Thực hành tiếng Việt trang 81

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm văn 10 bài Thực hành tiếng Việt trang 81- sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Phát hiện lỗi dùng từ sai quy tắc ngữ pháp trong câu sau: Ở lớp tôi, bạn ấy là người hoạt động rất là năng lực.

  • A. hoạt động
  • B. năng lực
  • C. người
  • D. lớp tôi

Câu 2: Phát hiện lỗi dùng từ sai quy tắc ngữ pháp trong câu sau: Trong truyện ngắn, nhà văn đã xây dựng nên nhiều hình tượng đặc sắc với những phẩm chất cao quý và tốt đẹp của nhân văn.

  • A. nhân văn 
  • B. cao quý
  • C. xây dựng
  • D. đặc sắc

Câu 3: Phát hiện lỗi dùng từ sai quy tắc ngữ pháp trong câu sau: Lớp trẻ của chúng ta là niềm hi vọng đất nước Việt Nam hàng ngàn năm văn hiến.

  • A. Lớp trẻ
  • B. Hi vọng
  • C. Hàng ngàn năm văn hiến
  • D. đất nước

Câu 4: Phát hiện lỗi dùng từ sai quy tắc ngữ pháp trong câu sau: Qua các vở tuồng, chèo trong bài học này, chúng ta thấy các người phụ nữ trong mỗi câu chuyện đều có những số phận riêng.

  • A. số phận riêng
  • B. bài học
  • C. câu chuyện
  • D. chúng ta thấy các người phụ nữ

Câu 5: Sửa từ in đậm trong câu sau: Ở lớp tôi, bạn ấy là người hoạt động rất là năng lực.

  • A. Năng lực
  • B. Năng nổ
  • C. Năng suất
  • D. Năng lượng

Câu 6: Sửa từ in đậm trong câu sau: Trong truyện ngắn, nhà văn đã xây dựng nên nhiều hình tượng đặc sắc với những phẩm chất cao quý và tốt đẹp của nhân văn.

  • A. Nhân tính
  • B. Nhân vật
  • C. Phép nhân
  • D. Nhân đôi

Câu 7: Sửa cụm từ in đậm trong câu sau: Lớp trẻ của chúng ta là niềm hi vọng đất nước Việt Nam hàng ngàn năm văn hiến.

  • A. hàng trăm năm văn hiến
  • B. hàng ngàn năm lịch sử
  • C. ngàn năm văn hiến
  • D. ngàn năm thời gian

Câu 8: Sửa cụm từ in đậm trong câu sau: Qua các vở tuồng, chèo trong bài học này, chúng ta thấy các người phụ nữ trong mỗi câu chuyện đều có những số phận riêng.

  • A. Chúng ta thấy được nữ
  • B. Hình ảnh người phụ nữ
  • C. Chúng ta thấy được hình ảnh người nữ
  • D. Chúng ta thấy được hình ảnh người phụ nữ

Câu 9: Từ ghép Hán Việt có mấy loại chính?

  • A. Hai
  • B. Ba
  • C. Bốn
  • D. Năm

Câu 10: Câu văn sau thừa từ nào?

Để xây dựng chiếc cầu bắc qua sông Hồng, đây là phương án tối ưu nhất.

  • A. Để
  • B. Chiếc
  • C. Nhất
  • D. Bắc

Câu 11: Phát hiện lỗi sai trong câu sau: "Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo truyền tụng."

  • A. Từ "những"
  • B. Từ "hiểu sai"
  • C. Từ "thầy giáo"
  • D. Từ "truyền tụng"

Câu 12: Nếu có thì đó là những từ ngữ nào?

  • A. Các từ xưng hô: "bẩm", "cụ", "con".
  • B. Các thành ngữ: "trời tru đất diệt", "thước đất cắm dùi".
  • C. Các từ ngữ mang sắc thái khẩu ngữ: "sinh ra", "có dám nói gian", "quả", "về làng về nước", "chả làm gì nên ăn", ...
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 13: Nghĩa của từ “tân binh” là gì?

  • A. Người lính mới
  • B. Binh khí mới
  • C. Con người mới
  • D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 14: Trường hợp nào sau đây mắc lỗi về ngữ pháp?

  • A. Nhờ tác phẩm này mà ông ta rất nổi tiếng từ thời trước Cách mạng.
  • B. Nhờ tác phẩm rất nổi tiếng này mà ông sống mãi trong lòng bạn đọc.
  • C. Nhờ tác phẩm rất nổi tiếng của ông từ thời trước Cách mạng tháng Tám.
  • D. Nhờ Cách mạng tháng Tám mà ông có được tác phẩm nổi tiếng này.

Câu 15: Khi sử dụng từ mượn Hán Việt cần chú ý tới ngữ cảnh sử dụng, mục đích và đối tượng giao tiếp, tránh việc lạm dụng từ Hán Việt, đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 16: Chọn từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu thơ: Bát cơm đầy tay mẹ xới cho con – Rau con trồng mẹ luộc những mầm [...]

  • A. non
  • B. ngon
  • C. con
  • D. đón

Câu 17: Những từ ngữ và cách nói như trên không thể sử dụng trong một lá đơn đề nghị được không?

  • A. Có
  • B. Không

Câu 18: Từ nào dưới đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với từ “gia” trong gia đình?

  • A. Gia vị
  • B. Gia tăng
  • C. Gia sản
  • D. Tham gia

Câu 19: Câu nào không mắc lỗi chính tả (chữ viết) và ngữ âm 

  • A. Không giặc quần áo ở đây.
  • B. Khi sân trường khô dáo, chúng em chơi đá cầu hoặc đánh bi.
  • C. Tôi không có tiền lẽ, anh làm ơn đỗi cho tôi.
  • D. Lan là một loài hoa đặc trưng cho vùng đất Tây Bắc

Câu 20: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

"Bẩm cụ từ ngày cụ bắt đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù, bẩm có thế, con có nói gian thì trời tru đất diệt, bẩm quả đi ở tù sướng quá! Ði ở tù còn cơm để mà ăn, bây giờ về làng về nước, một thước cắm dùi không có, chả làm gì nên ăn. Bẩm cụ, con lại đến kêu cụ, cụ lại cho con đi ở tù."

( Nam Cao, Chí Phèo)

Đoạn trích trên có sử dụng từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt không?

  • A. Có
  • B. Không

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác