Tóm tắt kiến thức ngữ văn 10 cánh diều bài 3: Thực hành tiếng Việt trang 81

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 10 cánh diều bài 3: Thực hành tiếng Việt trang 81. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. LÝ THUYẾT

1. Sửa lỗi dùng từ

-  Dùng từ sai quy tắc ngữ pháp:

+ Biểu hiện thường gặp của lỗi này là người nói, người viết sắp xếp trật tự từ không đúng; nói, viết thiếu hư từ hoặc dùng hư từ không đúng.

- Dùng từ không hợp với phong cách ngôn ngữ: Lỗi này do người viết, người nói chọn từ không phù hợp với văn cảnh, hoàn cảnh giao tiếp hoặc thể loại văn bản.

- Dùng lặp từ, lặp nghĩa: Lặp từ là dùng nhiều lần một từ trong câu hoặc trong những câu liền kề nhau khiến cho câu văn, đoạn văn trở nên nặng nề.

II. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK

1. Bài tập 1

a) Dùng từ “là” trước danh từ “năng lực” trong câu này không hợp quy tắc ngữ pháp. Sửa lại: thay “là” bằng “có” thành “rất có năng lực’.

b) Dùng tính từ “nhân văn” sau từ “của” là không đúng quy tắc ngữ pháp. Sửa lại là: thay tính từ “nhân văn” bàng danh từ “nhân dàn hoặc người linh .

c) Trong câu này, người viết đã dùng thiếu quan hệ từ của bắt buộc trong cụm từ “niềm hi vọng đất nước Việt Nam”, gây mơ hồ trong cách hiểu. Sưa lại: niềm hi vọng của đất nước Việt Nam”.

d) Câu này dùng sai từ “các”, làm cho câu văn không diễn đạt chính xác về mặt số lượng xác định: “các người phụ nữ trong mỗi câu chuyện . Sưa lại: thay tư “các” bằng từ “những” trong cụm từ “những người phụ nữ trong mỗi câu chuyện”.

2. Bài tập 2

a. Lỗi lặp từ, lặp nghĩa: “tác phẩm tuyệt tác”. “Tuyệt tác” đã là tác phẩm hay nhất rồi. Sửa lại: dùng “tuyệt tác” hoặc dùng “tác phẩm hay”.

b. Lỗi lặp từ, lặp nghĩa: “con đường hoạn lộ làm quan”. Lặp từ, lặp nghĩa thô hiện ở chỗ cả từ “con đường”, “hoạn lộ”, “làm quan” đều có nét nghĩa được lặp lại, giao nhau. Sửa lại: nên viết là “con đường làm quan”. Câu b còn mắc lỗi dùng từ không hợp với phong cách ngôn ngữ. Cách viết “thế là liệu có chấm hết” là cách diễn đạt của ngôn ngữ nói, không phù hợp với phong cách ngôn ngữ viết khoa học. Thay vì viết “thế là liệu có chấm hết” thì nên viết “liệu có chấm hết”, bỏ “thế là” vì mang sắc thái khẩu ngữ.

c. Lỗi lặp từ, lặp nghĩa: “đại diện thay mặt”. “Đại diện” là từ Hán Việt đã có nghĩa là “thay mặt”, nên dùng “Bạn ấy đại diện thay mặt...” là lặp từ, lặp nghĩa. Sửa lại: “Bạn ấy thay mặt cho những người có thành tích học tập xuất sắc nhất” hoặc “Bạn ấy đại diện cho những người có thành tích học tập xuất sắc nhất”.

d. Lỗi lặp từ, lặp nghĩa: “bức tối hậu thư cuối cùng”. “Tối hậu” đã có nghĩa là sau hết, cuối cùng rồi nên dùng “bức tối hậu thư cuối cùng” là lặp nghĩa. Sửa lại: “bức tối hậu thư” hoặc “bức thư cuối cùng”.

3. Bài tập 3

Kết hợp sau đây bị xem là sai hoặc dư thừa: 

- Còn nhiều vấn đề tồn tại 

- Thắng cảnh đẹp 

- Đề cập vấn đề 

- Công bố công khai

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 3: Thực hành tiếng Việt trang 81, kiến thức trọng tâm ngữ văn cánh diều bài 3: Thực hành tiếng Việt trang 81, nội dung chính bài Thực hành tiếng Việt trang 81

Bình luận

Giải bài tập những môn khác