Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 10 cánh diều bài Khoảng trời, hố bom

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm văn 10 bài Khoảng trời, hố bom - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

  • A. "Em" - cô thanh niên xung phong
  • B. "Tôi" - người lính trên đường hành quân
  • C. Đồng đội của "tôi" - những người lính
  • D. Bạn bè của "tôi" - những người "có gương mặt em riêng".

Câu 2: Nhan đề bài thơ Khoảng trời, hố bom gồm mấy hình ảnh tương phản?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 3: Phương án nào nêu đúng về các hình ảnh "ngọn lửa", "vì sao ngời chói lung linh", "làn mây trắng", "vầng dương" trong bài thơ?

  • A. Hình ảnh tả thực khung cảnh hố bom nơi người nữ thanh niên hi sinh
  • B. Hình ảnh tả thực con đường hành quân của nhân vật trữ tình
  • C. Hình ảnh biểu tượng cho sự bất tử của vẻ đẹp thanh xuân và tâm hồn người nữ thanh niên xung phong.
  • D. Hình ảnh biểu tượng cho vẻ đẹp trường tồn của thiên nhiên đất nước.

Câu 4: Điền vào chỗ trống: Bài thơ là lời tưởng niệm đầy ..... về sự hi sinh cao cả của các cô gái mở đường trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Họ sẵn sàng đi trước mở đường, sẵn sàng hi sinh để mang lại sự tự do , độc lập cho dân tộc.

  • A. ý nghĩa
  • B. cảm xúc
  • C. xúc động
  • D. ấn tượng

Câu 5: Khổ nào trong bài thơ thể hiện sự hi sinh dũng cảm của người nữ thanh niên xung phong?

  • A. Khổ 1
  • B. Khổ 2
  • C. Khổ 4
  • D. Khổ 5

Câu 6: Tác giả của tác phẩm "Khoảng trời hố bom" là ai?

  • A. Lâm Thị Mỹ Dạ
  • B. Tố Hữu
  • C. Nguyễn Khoa Điềm
  • D. Nguyễn Đình Thi

Câu 7: Phương án nào sau đây không thể hiện nội dung khổ thơ thứ tư?

  • A. Sự bất tử hóa vẻ đẹp cao cả của người nữ thanh niên xung phong
  • B. Cảm hứng ngợi ca, trân trọng sự hi sinh cao cả của người nữ thanh niên xung phong
  • C. Nỗi đau đớn, bi thương trước sự hi sinh của người nữ thanh niên xung phong
  • D. Ý nghĩa cao cả của sự hi sinh dũng cảm ở những người nữ thanh niên xung phong

Câu 8: Tác giả của tác phẩm sinh năm bao nhiêu?

  • A. 1945
  • B. 1958
  • C. 1949
  • D. 1929

Câu 9: Phương án nào nêu đúng biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ "Cái chết em xanh khoảng trời con gái" và tác dụng của biện pháp đó?

  • A. Ẩn dụ - Sự trân trọng, xúc động sâu xắc trước hành động hi sinh, dâng hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân cho Tổ quốc của người nữ thanh niên xung phong
  • B. Hoán dụ - Sự khẳng định vẻ đẹp tâm hồn bất tử của người nữ thanh niên xung phong
  • C. Nhân hóa - Sự hi sinh, dâng hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân cho Tổ quốc của người nữ thanh niên xung phong đã thấu động cả thiên nhiên
  • D. So sánh - Sự hi sinh, dâng hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân cho Tổ quốc của người nữ thanh niên xung phong cao cả, đẹp đẽ như khoảng trời còn mãi

Câu 10: Quê quán của tác giả tác phẩm là ở đâu?

  • A. Quảng Bình
  • B. Quảng Trị
  • C. Bình Thuận
  • D. Vịnh Phúc

Câu 11: Điểm gặp gỡ giữa nhân vật người nữ thanh niên xung phong trong bài thơ trên và người lính trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo của Trần Đăng Khoa là gì?

  • A. Tâm hồn lạc quan, yêu đời
  • B. Tình yêu cao cả dành cho Tổ quốc
  • C. Tình yêu lứa đôi thủy chung, son sắt
  • D. Nỗi nhớ quê hương, gia đình da diết

Câu 12: Những ý nào dưới đây là tác phẩm của tác giả bài "Khoảng trời hố bom"?

  • A. Trái tim sinh nở
  • B. Bài thơ không năm tháng
  • C. Danh ca của đất
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 13: Bài thơ ra đời năm bao nhiêu?

  • A. 1967
  • B. 1976
  • C. 1972
  • D. 1962

Câu 14: Có thể chia bài thơ thành mấy phần?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 15: Hố bom trong câu thơ sau là minh chứng cho điều gì?

"Đơn vị tôi hành quân qua bao con đường mòn

Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái ...."

  • A. chiến tranh vẫn đang diễn ra
  • B. hố bom bình thường không minh chứng cho điều gì
  • C. nước ta đang bị xâm lược
  • D. chứng tích đau thương về cái chết của người con gái

Câu 16: Điền từ vòa chỗ trống: Bài thơ là lời ...... đầy xúc động về sự hi sinh của người thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn những năm chiến tranh chống Mĩ. 

  • A. khơi gợi
  • B. tưởng niệm
  • C. gợi nhớ
  • D. nhìn lại

Câu 17: Điền từ vào chỗ trống: Ngọn lửa mà cô gái thanh niên xung phong ......... lên trong đêm tối để đánh lừa máy bay giặc Mĩ bằng một thứ nhiên liệu đặc biệt "Tình yêu Tổ Quốc". 

  • A. thắp sáng
  • B. khơi gợi
  • C. hình dung
  • D. tưởng tượn

Câu 18: Câu thơ "Đánh lạc hương thù hứng lấy luồng bom" của Lâm Thị Mỹ Dạ gồm có 8 từ chia làm mấy vế cân xứng đối nhau?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 19: Nhà thơ đã vẽ lên chân dung cô gái mở đường như thế nào?

  • A. Tuổi còn rất trẻ.
  • B. Yêu nước, sẵn sàng hi sinh thân mình vì nhiệm vụ.
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Câu 20: Điền từ vào chỗ trống: Tác giả ca ngợi cô gái là một chiến sĩ vô danh, một anh hùng ......... Chiến tích của em là con đường chiến lược Trường Sơn-con đường đánh Mĩ. 

  • A. vĩ đại
  • B. vô danh
  • C. thần kì
  • D. tài giỏi

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác