Trắc nghiệm Ngữ văn 10 cánh diều bài Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm văn 10 bài Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ)- sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Bài thơ được Đỗ Phủ sáng tác khi nào?
- A. Năm 760
- B. Năm 764
C. Năm 766
- D. Năm 769
Câu 2: Bốn câu đầu và bốn câu sau trong bài Cảm xúc mùa thu có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Bốn câu đầu tả cảnh thu, bốn câu sau tả tình thu.
- B. Bốn câu đầu tả cảnh trên cao, bốn câu sau tả cảnh dưới thấp.
- C. Bốn câu đầu tả xa, bốn câu sau tả gần.
- D. Bốn câu đầu tả cảnh, bốn câu sau tả người.
Câu 3: Bức tranh thiên nhiên trong hai câu thực của bài Cảm xúc mùa thu gợi ra điều gì?
A. Sự hùng vĩ.
- B. Sự ghê rợn.
- C. Sự âm u.
- D. Sự dữ dội.
Câu 4: Cảm xúc tác giả trong hai câu luận của bài Cảm xúc mùa thu chủ yếu được gợi lên bởi
- A. nỗi buồn vì chiến tranh loạn lạc.
- B.không thể trở về quê hương.
- C. sự nghèo khó.
D. cuộc sống xa quê trong hoàn cảnh chiến tranh loạn lạc.
Câu 5: Dòng nào dưới đây nhận xét không đúng về Đỗ Phủ?
- A. Xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học và thơ ca.
- B. Là một trong những nhà thơ có cuộc sống rất gian nan.
C. Cuối đời được triều đình trọng dụng, sống yên ấm cho tới lúc chết.
- D. Là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất thời Đường của Trung Quốc.
Câu 6: Nghệ thuật nào được sử dụng trong 2 câu kết?
- A. Ước lệ tượng trưng
B. Tả cảnh ngụ tình
- C. Ẩn dụ
- D. So sánh
Câu 7: Bài thơ “Thu hứng” là bài thứ mấy trong chùm 8 bài thơ?
A. Thứ nhất
- B. Thứ ba
- C. Thứ năm
- D. Thứ bảy
Câu 8: Nhà thơ Đỗ Phủ được mệnh danh là
- A. "Thi tuyệt".
- B. "Thi tiên".
- C. "Thi thần".
D. "Thi thánh".
Câu 9: Câu thơ nào trong bài Cảm xúc mùa thu cho biết nhà thơ đã xa quê hai năm?
- A. "Giang san ba lãng kiêm thiên dũng".
- B. "Tái thượng phong vân tiếp địa âm".
C. "Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ".
- D. "Cô chu nhất hệ cố viên tâm".
Câu 10: Đỗ Phủ còn được gọi là?
- A. Thi thánh
- B. Thi sử
- C. Thi tiên
D. Đáp án A và B
Câu 11: Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai câu kết bài Cảm xúc mùa thu là tâm trạng của
- A. người lính trận.
- B. người ở ẩn.
- C. người bị lưu đày.
D. người xa xứ.
Câu 12: Dòng nào sau đây không nói về Đỗ Phủ ?
- A. Ông sống trong nghèo khổ, chết trong bệnh tật.
- B. Là nhà thơ hiện thực vĩ đại Trung Quốc.
C. Được người Trung Quốc gọi là “thi tiên”.
- D. Giọng thơ trầm uất nghẹn ngào.
Câu 13: Hình ảnh "Nước mắt ngày trước" trong bài Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ có ý nghĩa như thế nào?
- A. Nỗi khổ đau ngày trước.
B. Đã từng rơi lệ từ trước, không phải chỉ có bây giờ.
- C. Nỗi khổ đau hiện tại.
- D. Không phải nước mắt bây giờ.
Câu 14: Tên tự của Đỗ Phủ là gì?
- A. Thái Bạch
B. Tử Mĩ
- C. Ba Tiêu
- D. Tử Bạch
Câu 15: Hai câu thơ nào hay nhất trong “Thu hứng”?
A. Hai câu luận
- B. Hai câu thực
- C. Hai câu đề
- D. Hai câu kết
Câu 16: Đỗ Phủ sinh ra trong một gia đình như thế nào?
- A. Thương nhân
- B. Khá giả
- C. Bần nông
D. Có truyền thống Nho học và thơ ca lâu đời
Câu 17: Đỗ Phủ sống trong thời kì nào?
- A. Sơ Đường
B. Thịnh Đường
- C. Trung Đường
- D. Vãn Đường
Câu 18: Hình ảnh “cô chu” (con thuyền lẻ loi) không gợi đến điều gì ?
- A. Cuộc đời lênh đênh, phiêu bạt của nhà thơ.
- B. Ước vọng được trở về quê hương của tác giả.
- C. Tâm trạng lẻ loi, cô đơn của tác giả.
D. Khát vọng lên đường, du ngoạn khắp nơi của tác giả.
Câu 19: Thơ Đỗ Phủ tiêu biểu cho phong cách
- A. thơ lãng mạn.
- B. thơ tượng trưng.
- C. thơ siêu thực.
D. thơ hiện thực.
Câu 20: Bài thơ Cảm xúc mùa thu gợi cho ta điều gì về tâm hồn nhà thơ Đỗ Phủ?
- A. Tình yêu thiên nhiên.
- B. Nỗi buồn về thời thế.
C. Nỗi buồn về thời thế và tình yêu quê hương sâu sắc.
- D. Tình yêu quê hương.
Xem toàn bộ: Soạn bài Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ)
Bình luận