Soạn giáo án ngữ văn 10 cánh diều Bài 2 Tiết…: văn bản - cảm xúc mùa thu
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 10 Bài 2 Tiết…: văn bản - cảm xúc mùa thu sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
TIẾT…: VĂN BẢN - CẢM XÚC MÙA THU
(Thu hứng - bài 1)
___ Đỗ Phủ ___
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Phân tích và đánh giá được giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản thơ trữ tình trung đại làm theo thể Đường luật. Nhận biết và phân tích được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố như: hình ảnh, vần, đối, chủ thể trữ tình,...
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, thẩm mĩ.
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực nhận biết và phân tích được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố như: hình ảnh, vần, đối, chủ thể trữ tình…
3. Phẩm chất:
- Trân trọng tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, tâm sự và sự sáng tạo nghệ thuật của các nhà thơ trung đại.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập, kết nối những bài học trước đó huy động tri thức của HS về thơ Đường luật và nhà thơ Đỗ Phủ
b. Nội dung: Kiến thức, vốn sống của HS có liên quan bài học
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về vùng đất phương Nam.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt một số câu hỏi và yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời: Em đã đọc hoặc đã biết gì về thơ thời Đường Trung Quốc? Văn học thời Đường đã phát triển một thể thơ nổi tiếng nào mang tên thời đại này? Trong đó có nhà thơ tiêu biểu nào? Ở Việt Nam, thời trung đại có nhà thơ nổi tiếng nào đã sáng tác thơ Đường luật chữ Hán và thơ Nôm đường luật?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp những hiểu biết của bản thân.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- GV chia sẻ thêm:
Văn học Trung Quốc phát triển mạnh mẽ và cường thịnh trong thời kì nhà Đường. Đây được coi là thời kì đỉnh cao của thi ca, hay thơ Trung Quốc. Hai nhà thơ nổi tiếng nhất Trung Hoa là Lý Bạch và Đỗ Phủ. Và cùng với các họa sĩ nổi tiếng như Hàn Cán, Chương Tuyển và Chu Phương. Có một số lượng lớn các công trình văn học lịch sử, toàn thư và các nghiên cứu về địa lý. Các công trình này đều được hoàn thành trong thời kỳ nhà Đường. Ở Việt Nam, một số tác giả nổi tiếng sáng tác thơ Đường luật chữ Hán như Lí Thường Kiệt, Nguyễn Trãi…., hay thơ chữ Nôm đường luật như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan…
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay cùng tìm hiểu về một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc, ông đã được Nguyễn Du khi đến thăm mộ ca tụng là “Thiên cổ văn chương thiên cổ sư (Bậc thầy muôn đời của văn chương muôn thuở), đó là Đỗ Phủ với kiệt tác Cảm xúc mùa thu.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản một cách hiệu quả.
b. Nội dung: Tìm hiểu nội dung SGK để biết được thể loại thơ Đường luật, đặc điểm thơ và đọc bài thơ.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về thể thơ Đường luật và bài thơ Cảm xúc mùa thu.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu thơ Đường luật Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV gọi một số HS trình bày phần Kiến thức ngữ văn và trả lời câu hỏi: + Thơ Đường luật là gì? + Thơ Đường luật có đặc điểm gì về hình ảnh trong thơ, nghệ thuật gieo vần, nghệ thuật đối? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin tác giả trong SGK, tóm tắt ý chính. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi một số HS nêu thông tin tìm hiểu về thần thoại Hy Lạp và chốt lại một số điểm cần lưu ý. - GV gọi một số HS chia sẻ suy nghĩ về ý nghĩa, tác dụng của văn học đối với cuộc sống con người. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS: + Nhóm 1: Dựa vào phần tìm hiểu ở nhà, đại diện một nhóm báo cáo về tiểu sử nhà thơ Đỗ Phủ? + Nhóm 2: Giới thiệu về hoàn cảnh ra đời bài thơ? - GV yêu cầu HS theo dõi văn bản và trả lời các câu hỏi mục theo dõi bên phải Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc lại đoạn văn và suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm trình bày. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức Ghi lên bảng. GV bổ sung: + Có một thời gian ngắn ông làm quan nhưng gần như suốt cuộc đời sống trong cảnh đau khổ, bệnh tật. Năm 755, tướng An Lộc sơn nổi dậy chống triều đình. Để tránh hiểm hoạ, vả lại cũng không được nhà vua tín nhiệm, năm 759, ông từ quan, đưa gia đình về vùng Tây Nam, một thời gian sống ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. Năm 760, được bạn bè và người thân giúp đỡ, Đỗ Phủ dựng được một ngôi nhà tranh bên cạnh khe Cán Hoa ở phía tây Thành Đô. + Dù sáng tác ở mọi thể loại thơ, Đỗ Phủ nổi tiếng nhất ở cận thể thi, một kiểu thơ có nhiều ràng buộc về hình thức và số lượng từ trong câu. Khoảng hai phần ba trong 1.500 tác phẩm hiện còn của ông là ở thể này, và nói chung ông được coi là nhà thơ tiêu biểu cho thể loại này. + Những bài thơ đạt nhất của ông trong thể loại dùng phép đối song song để thêm nội dung biểu đạt thay vì chỉ là một quy định kỹ thuật thông thường.
Nhiệm vụ 3: Đọc văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu 2-3 HS đọc bài thơ. - Gv yêu cầu HS đọc phần chú thích để hiểu nghĩa các từ khó và các điển tích có trong bài thơ. - GV yêu cầu HS: xác định đề tài, thể loại và bố cục bài thơ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc lại đoạn văn và suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 3 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức Ghi lên bảng. | I. Đọc và tìm hiểu chung
1. Thơ Đường luật - Thơ Đường luật là thể loại thơ phổ biến trong văn học các nước khu vực văn hoá Đông Á thời trung đại (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam).
2. Một số yếu tố trong thơ Đường luật - Hình ảnh: thường có tính ước lệ, tượng trưng cao, chứa đựng tâm sự, cảm xúc của tác giả về thiên nhiên, thời cuộc và con người. - Gieo vần: thông thường chỉ gieo một vần và là vần bằng ở cuối các câu 1, 2, 4 (với thơ tứ tuyệt hay còn gọi là tuyệt cú), câu 1,2, 4, 6, 8 (với thơ bát cú). - Đối: nghệ thuật đối khá đa dạng. + Trong bài thơ bát cú, đối thường ở hai câu thực và hai câu luận. Các chữ đối nhau phải cùng từ loại (cùng danh từ, động từ,...). + Có khi đối giữa hai vế trong một câu; phổ biến là đối về từ, ngữ, các vế của câu trên với câu dưới; có khi đối giữa hai câu thực và hai câu luận. Nếu đối ý thì có hai dạng: đối tương đồng và đối tương phản.
3. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả – Đỗ Phủ (712 – 770), biểu tự Tử Mỹ, hiệu Thiếu Lăng, Đỗ Lăng dã khách hay Đỗ Lăng bố y. – Là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời kì nhà Đường. Cùng với Lý Bạch, ông được coi là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất của lịch sử văn học Trung Quốc. – Ông tài năng tuyệt vời và đức độ cao thượng nên từng được các nhà phê bình Trung Quốc gọi là Thi Sử và Thi Thánh. b. Tác phẩm - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác năm 766, khi nhà thơ đang ở Quỳ Châu. Đỗ Phủ sáng tác chùm Thu hứng gồm 8 bài thơ, trong đó cảm xúc mùa thu là bài thơ thứ nhất.
3. Đọc văn bản
- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật (chữ Hán) - Đề tài: viết về thiên nhiên và tình cảm với quê hương (thơ vịnh cảnh). - Bố cục: 2 phần + Phần 1 (4 câu đầu): Cảnh mùa thu + Phần 2 (4 câu còn lại): Tình thu
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 10 cánh diều
Tải giáo án:
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án