Soạn giáo án ngữ văn 10 cánh diều Bài 1 Tiết…: văn bản - ra-ma buộc tội
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 10 Bài 1 Tiết…: văn bản - ra-ma buộc tội sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU
TIẾT…: VĂN BẢN - RA-MA BUỘC TỘI
_____Trích sử thi Ra-ma-ya-na____
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Củng cố kĩ năng đọc hiểu văn bản sử thi đã được hình thành qua bài học trước đó; nắm chắc tri thức đọc hiểu có quan hệ mật thiết với việc đọc hiểu các văn bản sử thi như đề tài, chủ đề, cốt truyện, nhân vật, không gian và thời gian…
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, thẩm mĩ.
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực phân tích và đánh giá được một số yếu tố về nội dung (đề tài, chủ đề, thông điệp…) và hình thức (không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể và lời nhân vật…) của truyện sử thi.
- Thấy được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm văn học thuộc các nền văn hóa khác nhau.
3. Phẩm chất:
- Cảm phục và trân trọng những người anh hùng, những giá trị nhân văn cao đẹp; tôn trọng và có ý thức tìm hiểu nền văn học, các nước trên thế giới.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập, kết nối những bài học trước đó huy động tri thức nền và trải nghiệm của HS
b. Nội dung: Kiến thức, vốn sống của HS có liên quan bài học.
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về truyện sử thi.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi: Dựa vào tiết học hôm trước, hãy cho biết sử thi là gì? Các đặc điểm của truyện sử thi.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, nhớ lại kiến thức và trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp về những hiểu biết, cảm nhận của bản thân.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- GV củng cố kiến thức:
* Sử thi (còn gọi là anh hùng ca) là tác phẩm tự sự có quy mô lớn, bằng văn vấn hoặc văn xuôi kết hợp văn vần, xây dựng những hình tượng hào hùng, kì vĩ để kể về những người anh hùng, những sự kiện lớn có ý nghĩa trọng đại với dân tộc, diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.
* Không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, nhân vật, lời người kể truyện và nhân vật.
- Không gian trong sử thi là không gian cộng đồng, bao gổm: không gian thiên nhiên, không gian xã hội. Thời gian trong sử thi là thời gian quá khứ trải qua nhiều biến cố, thời gian gắn với lịch sử cộng đồng của một dân tộc, bộ lạc, chế độ.
- Cốt truyện của sử thi là chuỗi sự kiện (biến cố) được sắp xếp theo một trình tự nhất định: cái này tiếp cái kia, xô đẩy nhau buộc phải giải quyết, giải quyết xong thì truyện dừng lại.
- Nhân vật người anh hùng trong sử thi có sức mạnh, tài năng, phẩm chất và vẻ đẹp phi thường, dũng cảm xả thân vì cộng đồng trong chiến đấu chống kẻ thù và chinh phục tự nhiên.
- Nội dung của sử thi có tính rộng lớn, kể về sự kiện trọng đại của quá khứ, biểu hiện toàn bộ đời sống văn hóa, lịch sử của cộng đồng, thể hiện quá trình vận động của tộc người đó qua các giai đoạn khác nhau.
- Nghệ thuật: sử thi là những câu chuyện kể văn xuôi xen lẫn văn vần, có sử dụng các yếu thành ngữ, tục ngữ, những từ ngữ cổ, hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong tiết học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của một đoạn trích văn bản truyện sử thi của Ấn Độ là Ra-ma buộc tội.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản một cách hiệu quả.
b. Nội dung: Tìm hiểu các tri thức có liên quan (đọc văn bản thần thoại) và huy động trải nghiệm, vốn sống của HS.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài học.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS từ phần chuẩn bị ở nhà, trình bày những hiểu biết về sử thi Ra-ma-ya-na. - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin tác giả trong SGK, tóm tắt ý chính. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi 3-4 HS chia sẻ kết quả. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức. - GV giới thiệu thêm: a. Vài nét về sử thi Ấn Độ - Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bha-ra-ta là hai bộ sử thi Ấn Độ nổi tiếng, văn học Ấn Độ. - Hai tác phẩm này có ảnh hưởng sâu rộng, lâu bên trong vân học, văn hóa không những của dân tộc Ấn mà còn cùa nhiêu nước Đông Nam Á. b. Sử thi Ra-ma-ya-na - Sự ra đời: Ra-ma-ya-na được hình thành vào khoảng thế kỉ III trước công nguyên, được bổ sung, trau chuốt bởi nhiêu thế hệ tu sĩ - thi nhân và đạt đến hình thức hoàn thiện cuối cùng nhờ đạo sĩ Van-mi-ki. - Tóm tắt tác phẩm: Tác phẩm bao gồm 24.000 câu thơ đối kể về những kì tích của hoàng tử Ra-ma + Khúc ca 1: Miêu tả thời niên thiếu của Ra-ma + Khúc ca 2: Nguyên nhân lưu đày của Ra-ma + Khúc ca 3: Nàng Xi- ta bị quỷ vương Ra-va-na-bắt + Khúc ca 4: Ra-ma liên kết với vua khỉ Xu-grí-va + Khúc ca 5: Cuộc do thám của tướng khỉ Ha-nu-man + Khúc ca 6: Cuộc giao tranh giữa Ra-ma và quỷ vương, sự ghen tuông cùa Ra-ma + Khúc ca 7: Kể về cuộc đoàn viên | I. Đọc và tìm hiểu chung 1. Sử thi Ra-ma-ya-na
- Là một trong hai bộ sử thi Ấn Độ nổi tiếng, văn học Ấn Độ. - Hoàn cảnh ra đời: Ra-ma-ya-na được hình thành vào khoảng thế kỉ III trước công nguyên, được bổ sung, trau chuốt bởi nhiêu thế hệ tu sĩ - thi nhân và đạt đến hình thức hoàn thiện cuối cùng nhờ đạo sĩ Van-mi-ki.
2. Đoạn trích Ra-ma buộc tội
- Vị trí đoạn trích: Đoạn trích thuộc Khúc thứ 6, Chương 79. - Bố cục: 2 đoạn + Đoạn 1: (từ đâu đến "chịu đựng được lâu”): Lời buộc tội của Ra-ma + Đoạn 2: (phần còn lại) Lời đáp và hành động của Xi-ta.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 10 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác