Soạn giáo án ngữ văn 10 cánh diều Bài 5 Tiết…: viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 10 Bài 5 Tiết…: viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
VIẾT
TIẾT…: VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI.
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Viết được văn bản nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
- Năng lực tiếp thu các yêu cầu khi viết bài văn, đoạn văn.
3. Phẩm chất:
- Rèn luyện những phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học
b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ
c. Sản phẩm: HS chia sẻ những hiểu biết của bản thana
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS chia sẻ: Theo em, hoạt động kỉ niệm ngày 20/11 – Ngày Nhà giáo Việt Nam thể hiện truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc? Theo em, truyền thống đó có còn giá trị trong xã hội ngày nay?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ và chia sẻ ý kiến.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ.
- GV gợi ý: Ngày lễ 20/11 kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam cũng là hoạt động thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về kiểu bài và các kĩ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
a. Mục tiêu: Nắm được yêu cầu khi Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời các yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS dựa vào nội dung Định hướng trong SGK (trang 81) - GV đặt câu hỏi: + Bài nghị luận về một vấn đề xã hội là gì? - Gv gợi ý HS qua các văn bản đã học, huy độn kiến thức tổng hợp và tri thức mà các em đã được học để tìm kiếm đề tài nảy sinh từ các vấn đề xã hội. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng. | 1. Yêu cầu đối với viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
- Bài nghị luận về một vấn đề xã hội là kiểu văn bản mà trong đó người viết trình bày ý kiến (quan điểm) của mình về một vấn đề xã hội nhằm thuyết phục người đọc về ý kiến đã nêu lên.
- Một số đề tài có thể tìm hiểu như:
+ Tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc. + Quan niệm yêu nước qua các giai đoạn lịch sử, quan niệm về lòng yêu nước của thanh niên ngày nay. + Tư tưởng về quốc gia, dân tộc trong truyền thống qua thực tế lịch sử và trong thơ văn; quan niệm về quốc gia, dân tộc trong thời đại ngày nay. + Tư tưởng nhân nghĩa, lấy dân làm gốc trong lịch sử dân tộc (hoặc của Nguyễn Trãi) và ý nghĩa của tư tưởng này trong thời đại ngày nay. + Đạo lí “uống nước nhớ nguồn” trong cuộc sống hiện nay.
|
Bình luận