Soạn giáo án ngữ văn 10 cánh diều Bài 1 Tiết…: văn bản - chiến thắng mtao mxây
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 10 Bài 1 Tiết…: văn bản - chiến thắng mtao mxây sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
TIẾT…: VĂN BẢN - CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY
(Trích Đăm Săn – sử thi Ê-đê)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Chiến thắng Mtao Mxây.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Chiến thắng Mtao Mxây.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc và ý thức vé trách nhiệm của công dân đối với đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập; kết nối với những bài học trước đó; huy động tri thức nền và trải nghiệm của HS. ĐỒng thời qua đó, thực hiện nhiệm vụ học tập.
b. Nội dung: Kiến thức, vốn sống của HS có liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về Tây Nguyên
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi, huy động kiến thức đã có của HS: Những hình ảnh sau gợi cho em đến vùng đất nào trên đất nước ta? Em hãy chia sẻ hiểu biết về vùng đất đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu và trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã tích cực trả lời câu hỏi
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Mảnh đất Tây Nguyên – nơi giàu truyền thống văn hóa, lịch sử của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu văn bản sử thi nói chung và sử thi anh hùng của cộng đồng người Tây Nguyên nói riêng.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Giupos HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản Chiến thắng Mtao Mxây một cách hiệu quả.
b. Nội dung: Tìm hiểu tri thức có liên quan (qua cách đọc văn bản sử thi) và huy động trải nghiệm, vốn sống của HS về văn bản Chiến thắng Mtao Mxây.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV gọi một số HS trình bày phần Kiến thức ngữ văn có liên quan đến bài đọc hiểu và nêu những câu hỏi, băn khoăn. - GV hướng dẫn HS một số lưu ý khi đọc sử thi: + Tóm tắt được nội dung chính của văn bản. + Nhân vật chính là ai? Nhân vật được miêu tả ở phương diện nào? + Biện pháp nghệ thuật nổi bật của văn bản là gi? Lời người kể chuyện và lời nhân vật được thể hiện như thế nào? + Liên hệ, kết nối với kiến thức và kinh nghiệm sống của bản thân để hiểu thêm câu chuyện.
- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày phần tìm hiểu được về sử thi Ê-đê . Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc bài, chú ý thực hiện những yêu cầu của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV gọi 2-3 HS đọc văn bản, có thể phân vai đọc theo nhân vật trong văn bản. - GV mời HS chia sẻ những nội dung tiếp nhận được theo các chỉ dẫn đọc ở bên phải văn bản. - GV yêu cầu HS từ phần đọc, hãy: + Xác định những sự kiện chính. + Lời người kể chuyện. + Lời của những nhân vật nào có trong truyện. + Bố cục của văn bản. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin tác giả trong SGK, tóm tắt ý chính. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức. | II. Tìm hiểu chung 1. Sử thi - Sử thi (còn gọi là anh hùng ca) là tác phẩm tự sự có quy mô lớn, bằng văn vấn hoặc văn xuôi kết hợp văn vần, xây dựng những hình tượng hào hùng, kì vĩ để kể về những người anh hùng, những sự kiện lớn có ý nghĩa trọng đại với dân tộc, diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại. 2. Không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, nhân vật, lời người kể truyện và nhân vật. - Không gian trong sử thi là không gian cộng đồng, bao gổm: không gian thiên nhiên, không gian xã hội. Thời gian trong sử thi là thời gian quá khứ trải qua nhiều biến cố, thời gian gắn với lịch sử cộng đồng của một dân tộc, bộ lạc, chế độ. - Cốt truyện của sử thi là chuỗi sự kiện (biến cố) được sắp xếp theo một trình tự nhất định: cái này tiếp cái kia, xô đẩy nhau buộc phải giải quyết, giải quyết xong thì truyện dừng lại. - Nhân vật người anh hùng trong sử thi có sức mạnh, tài năng, phẩm chất và vẻ đẹp phi thường, dũng cảm xả thân vì cộng đồng trong chiến đấu chống kẻ thù và chinh phục tự nhiên.
- Nội dung của sử thi có tính rộng lớn, kể về sự kiện trọng đại của quá khứ, biểu hiện toàn bộ đời sống văn hóa, lịch sử của cộng đồng, thể hiện quá trình vận động của tộc người đó qua các giai đoạn khác nhau. - Nghệ thuật: sử thi là những câu chuyện kể văn xuôi xen lẫn văn vần, có sử dụng các yếu thành ngữ, tục ngữ, những từ ngữ cổ, hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian. - Phân loại: sử thi có 3 loại: + Sử thi anh hùng dân gian + Sử thi cổ điển + Sử thi anh hùng 3. Đọc văn bản - Thể loại: Sử thi
- Những sự kiện chính trong văn bản: + Đăm Săn đến nhà Mtao Mxây giao đấu để cứu người vợ của mình. + Dân làng mở tiệc ăn mừng chiến thắng của Đăm Săn.
- Lời người kể chuyện là lời của người đứng ra thuật lại câu chuyện.
- Lời nhân vật là lời nói trực tiếp của các nhân vật (Đăm Săn, Ông Trời) hoặc thể hiện qua đối thoại, độc thoại. - Bố cục + Phần 1: Từ đầu đến “Đăm Săn giết chết Mtao Mxây”: Cảnh trận đánh giữa hai tù trưởng với phần thắng thuộc về Đăm Săn. + Phần 2: tiếp đến “Họ đến bãi ngoài làng, rồi vào làng”: Cảnh Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng. + Phần 3 (Còn lại): Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng.
|
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận