Soạn giáo án ngữ văn 10 cánh diều Bài 8 Tiết…: văn bản 1. Bản sắc là hành trang
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 10 Bài 8 Tiết…: văn bản 1. Bản sắc là hành trang sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
TIẾT…: VĂN BẢN 1. BẢN SẮC LÀ HÀNH TRANG
____Nguyễn Sĩ Dũng___
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết, phân tích được một số yếu tố nội dung và hình thức văn bản nghị luận; cách trình bày văn bản nghị luận (sắp xếp luận điểm, triển khai lập luận, lí lẽ, dẫn chứng, liên kết văn bản…).
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Nhận biết mục đích, ý nghĩa quan điểm người viết và tác dụng của văn bản trong đời sống.
- Nhận biết vai trò yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.
- Biết cách đọc hiểu các văn bản khác cùng thể loại.
3. Phẩm chất:
- Tự hào, giữ gìn và phát huy nét đẹp bản sắc văn dân tộc.. Từ đó hướng đến thái độ lối sống tích cực, tiến bộ hoàn thiện nhân cách bản thân,
- Có trách nhiệm gìn giữ và phát huy truyền thống anh hùng của dân tộc. Trân trọng biết ơn các thế hệ đi trước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học Bản sắc là hành trang.
b. Nội dung: HS nghe bài hát và nêu cảm nhận của bản thân
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu nhiệm vụ: Trong vòng 3 phút, em hãy nêu ba biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc VN và ba biểu hiện của văn hóa quốc tế đã được du nhập vào nước ta.
- Từ đó GV đặt câu hỏi: Làm thế nào để vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại vừa không bị hòa tan, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa tận dụng được bản sắc như một giá trị, một lợi thế để cạnh tranh trên trường quốc tế?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trả lời từng hình ảnh.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, động viên HS đã có câu trả lời chia sẻ cảm nhận
- GV dẫn dắt vào bài: Mỗi dân tộc đều có những nét bản sắc riêng, không trộn lẫn. Tuy nhiên, cùng với đà phát triển, hội nhập của thế giới đặt ra những yêu cầu, thách thức về việc giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc. “ Hòa nhập không hòa tan” - làm thế nào để vừa tiếp thu được tinh hoa của nhân loại vừa không bị hoà tan, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc vừa tận dụng triệt để bản sắc như một giá trị, một lợi thế để cạnh tranh trên Chúng ta cùng tìm hiểu văn bản Bản sắc là hành trang để hiểu rõ hơn điều này.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản một cách hiệu quả.
b. Nội dung: Tìm hiểu các tri thức có liên quan như cách đọc văn bản thông tin, tác giả, tác phẩm.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tri thức ngữ văn, tìm hiểu về tác giả và tác phẩm.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Tìm hiểu Tri thức ngữ văn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc ở nhà phần Kiến thức ngữ văn và phân công thảo luận, thuyết trình theo nhóm: Nhóm 1: Nêu đặc điểm của thơ tự do Nhóm 2: Tìm hiểu và trình bày đặc điểm của các yếu tố - Nhân vật trữ tình - Hình ảnh trong bài thơ hiện lên qua yếu tố nào? - Cảm hứng chủ đạo trong thơ là gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm xem lại nội dung thuyết trình đã chuẩn bị theo phân công. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức. | I. Tìm hiểu chung 1. Khái lược chung về văn nghị luận - Khái niệm: Văn nghị luận là kiểu văn bản mà ở đó người nói, người viết chủ yếu sử dụng lí lẽ, dẫn chứng, lập luận nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm, tư tưởng nhất định. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa. + Văn nghị luận thường có sự tham gia của yếu tố biểu cảm biểu hiện qua ngôn từ, thái độ của người viết. 2. Cách sắp xếp, trình bày luận đê, luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng - Luận đề là quan điểm bao trùm toàn bộ bài viết, thường được nêu ở nhan đề hoặc trong phần mở đầu của bài viết. - Luận điểm nhằm triển khai làm rõ cho luận đề; số luận điểm nhiều hay ít tùy thuộc vào dung lượng và nội dung của vấn đề. - Mỗi luận điểm thường được trình bày bằng một câu khái quát và được làm sáng tỏ bởi các lí lẽ, dẫn chứng. - Cách sắp xếp, trình bày các yếu tố trên thể hiện bố cục và trình tự, thứ bậc (kết cấu) của hệ thống ý trong bài nghị luận; giúp cho bài viết rõ ràng, mạch lạc và có sức thuyết phục cao.
|
NV2: Tìm hiểu tác phẩm và đọc văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: + Nêu những hiểu biết của em về văn bản Bản sắc là hành trang.
- GV yêu cầu giọng đọc: Đọc to, rõ ràng, diễn cảm, đúng giọng điệu, chú ý yếu tố biểu cảm trong văn bản. - GV yêu cầu HS chia bố cục văn bản. - Gv đặt câu hỏi: Câu 1. Em hiểu như thế nào về nhan đề Bản sắc là hành trang? Nhan đề này cho em biết vấn đề tác giả bàn luận trong văn bản là gì? vấn đề ấy có ý nghĩa như thế nào trong bối cành toàn cầu hoá và hội nhập?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm xem lại nội dung thuyết trình đã chuẩn bị theo phân công. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức. | 2. Tác phẩm - Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Trích trong “Những nghịch lí của thời gian” năm 2011.
3. Đọc văn bản
- Thể loại: văn bản nghị luận - Bố cục đoạn trích: 3 phần + Phần mở bài: Từ đầu … biến vào thế giới (đoạn 1 – SGK Tr 94) giới thiệu vấn đề bản sắc văn hóa là hành trang hòa nhập thế giới. + Phần thân bài: Tiếp....lẫn ngoài nước (đoạn 3 – SGK Tr 95): Trình bày nội dung vấn đề (Tầm quan trọng giá trị của bản sắc và việc giữ gìn bản sắc trong quá trình hội nhập) + Phần kết bài: Còn lại kết luận vấn đề (Trách nhiệm giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc của mỗi cá nhân) - Ý nghĩa nhan đề: Bản sắc là những nét đặc trưng, tạo nên vẻ riêng, độc đáo của đối tượng. Hành trang là những cái mang theo khi đi xa. Nhan đề muốn nói: những nét đặc thù, đặc sắc làm nên diện mạo, giá trị riêng chính là những điều phải mang theo trong hiện tại và tương lai. Nhan đề gợi mở vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc (văn hoá) của dân tộc. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập, đây thực sự là vấn đề có ý nghĩa với cả dân tộc và mỗi cá nhân vì nguy cơ hoà tan, mất bản sắc văn hoá truyền thống,... đã và đang hiện hữu ở những mức độ khác nhau. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 10 cánh diều
Tải giáo án:
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án