Soạn giáo án ngữ văn 10 cánh diều Bài 2 Tiết…: văn bản - câu cá mùa thu
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 10 Bài 2 Tiết…: văn bản - câu cá mùa thu sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
TIẾT…: VĂN BẢN - CÂU CÁ MÙA THU
_____Nguyễn Khuyến____
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Phân tích và đánh giá được giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản thơ trữ tình trung đại làm theo thể Đường luật. Nhận biết và phân tích được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố như: hình ảnh, vần, đối, chủ thể trữ tình,...
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực nhận biết và phân tích được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố như: hình ảnh, vần, đối, chủ thể trữ tình…
- Năng lực sáng tạo: HS xác định được ý tưởng, tâm sự của các nhà thơ được gửi gắm trong bài thơ; trình bày được suy nghĩ và cảm xúc của mình đối với giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc và ý thức vé trách nhiệm của công dân đối với đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập; kết nối với những bài học trước đó; huy động tri thức nền và trải nghiệm của HS. Đồng thời qua đó, thực hiện nhiệm vụ học tập.
b. Nội dung: HS quan sát clip và lắng nghe giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Khuyến
c. Sản phẩm: Lắng nghe giới thiệu về nhà thơ.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát một đoạn video giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Khuyến:
Tìm hiểu về cuộc đời và chân dung văn học nhà thơ Nguyễn Khuyến. - YouTube
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu và trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã tích cực trả lời câu hỏi.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Thu là thơ của đất trời, thơ là thu của lòng người và mùa thu là đề tài quen thuộc của thi nhân từ xưa đên nay. Và nhiều tác giả có những vần thơ nổi tiếng về mùa thu như “ Tiếng thu” (Lưu trọng Lư), cảm thu, tiễn thu của (Tản Đà), Đây mùa thu tới( Xuân Diệu),… Và hôm nay ta sẽ đến với cảnh thu điển hình của làng cảnh Việt Nam: mùa thu ở Bắc Bộ qua bài “ Thu điếu” Nguyễn Khuyến.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản Câu cá mùa thu một cách hiệu quả.
b. Nội dung: Tìm hiểu tri thức có liên quan (và huy động trải nghiệm, vốn sống của HS về văn bản Tự tình (bài 2)
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà, lên trình bày: + Nhóm 1: Phần tìm hiểu về tiểu sử nhà thơ. + Nhóm 2: Tìm hiểu về sự nghiệp sáng tác của nhà thơ. Trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ Thu điếu. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc bài, chú ý thực hiện những yêu cầu của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức. - GV bổ sung: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đất nước đã mất rơi vào tay thực dân Pháp, các cuộc khởi nghĩa chống Pháp bị đàn áp dã man, triều đình và nhiều quan lại trở nên phản động. Nguyễn Khuyến được mời làm Tổng đốc nhưng ông từ chối, vì làm chức quan này khi đó là làm tay sai cho giặc. Ông xin từ quan về quê ở ẩn nhưng trong lòng luôn nghĩ đến vận nước, đến nhân dân. Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV gọi 2-3 HS đọc bài thơ, lưu ý thể hiện rõ tâm trạng của nhân vật trữ tình. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó trong phần chú thích. - GV đặt câu hỏi: + Xác định thể loại, bố cục bài thơ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc bài và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.
| II. Tìm hiểu chung 1. Tác giả
- Tác giả Nguyễn Khuyến(1835- 1909) hiệu là Quế Sơn, lúc nhỏ tên là Thắng sau đổi thành Nguyễn Khuyến - Quê quán: Làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam - Hoàn cảnh xuất thân: Trong một gia đình nhà nho nghèo, có truyền thống khoa bảng ảnh hưởng đến Nguyễn Khuyến - Bản thân: Thông minh, chăm chỉ, đỗ đạt cao (Đỗ đầu cả 3 kì thi Hương, Hội, Đình -> Tam nguyên Yên Đổ) - Cuộc đời làm quan hơn 10 năm không màng danh lợi, không hợp tác với kẻ thù sau đó về ở ẩn tại quê nhà -> NK là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, kiên quyết không hợp tác với kẻ thù.
2. Tác phẩm - Câu cá mùa thu nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến gồm: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh. - Được viết trong thời gian khi Nguyễn Khuyến về ở ẩn tại quê nhà.
3. Đọc văn bản - Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật. - Bố cục: có hai cách chia + Cách 1: chia theo bố cục đề, thực, luận, kết + Cách 2: ● Phần 1 (6 câu thơ đầu): Cảnh mùa thu ở vùng quê Bắc bộ ● Phần 2 (2 câu thơ cuối): Tình thu
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 10 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác