Soạn giáo án ngữ văn 10 cánh diều Bài 3 Tiết…: Văn Bản 2. Mắc Mưu Thị Hến
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 10 Bài 3 Tiết…: Văn Bản 2. Mắc Mưu Thị Hến sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
TIẾT…: VĂN BẢN 2. MẮC MƯU THỊ HẾN
(Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS nắm được một số đặc điểm của tuồng dân gian thể hiện qua đoạn trích trên các phương diện: đề tài, tích truyện, nhân vật, lời thoại.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Mắc mưu Thị Hến.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Mắc mưu Thị Hến.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc và ý thức vé trách nhiệm của công dân đối với đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập; kết nối với những bài học trước đó; huy động tri thức nền và trải nghiệm của HS. Đồng thời qua đó, thực hiện nhiệm vụ học tập.
b. Nội dung: Kiến thức, vốn sống của HS có liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về tiếng cười trong cuộc sống.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi, huy động kiến thức đã có của HS: Em nghĩ gì về “tiếng cười” trong cuộc sống? hãy lắng nghe bài hát Nụ cười(nhạc Nga) để cảm nhận ý nghĩa của nụ cười.
https://www.youtube.com/watch?v=lX8Sn9pAFLo
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu và trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã tích cực trả lời câu hỏi
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Tiếng cười là bạn đường tháng năm không thể nào xoá nhoà . Tiếng cười không chỉ là người bạn của ỗii cá nhân, không chỉ là bạn đường của thời niên thiếu. Tiếng cười còn là bạn đường của con người nói chung trong suốt cuộc đời. Bài học hôm nay cùng tìm hiểu về trích đoạn tuồng hài Mắc mưu thị Hến sẽ mang đến cho chúng ta tiếng cười nhẹ nhàng, châm biếm.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản Mắc mưu Thị Hến một cách hiệu quả.
b. Nội dung: Tìm hiểu tri thức có liên quan về văn bản Mắc mưu Thị Hến.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nghệ thuật tuồng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV gọi một số HS trình bày phần Kiến thức ngữ văn có liên quan đến bài đọc hiểu và nêu những câu hỏi, băn khoăn. - GV hướng dẫn HS một số lưu ý khi học văn bản tuồng.
- GV gọi 1-2 HS trình bày phần chuẩn bị ở nhà tìm hiểu về xuất xứ, nội dung văn bản. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc bài, chú ý thực hiện những yêu cầu của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV gọi 2-3 HS đọc văn bản, có thể phân vai đọc theo nhân vật trong văn bản. - GV mời HS chia sẻ những nội dung tiếp nhận được theo các chỉ dẫn đọc ở bên phải văn bản. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin tác giả trong SGK, tóm tắt ý chính. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức. | II. Tìm hiểu chung 1. Tuồng - Khái niệm: Tuồng là loại hình sân khấu truyền thống của dân tộc. - Phân loại: Tuồng được chia làm hai loại: tuồng cung đình (còn gọi là tuồng thầy, tuồng pho) và tuồng hài (còn gọi là tuồng đồ). + Tuồng cung đình viết về đề tài trung với vua, đánh giặc bảo vệ đất nước, bảo vệ vương triều; có âm hưởng bi tráng, giàu kịch tính, mâu thuẫn căng thẳng, quyết liệt giữa hai phe trung - nịnh, tốt - xấu,... + Tuồng hài viết về các đề tài sinh hoạt, lấy tiếng cười để phản ánh hiện thực xã hội, có cốt truyện phong phú, gần gũi với cuộc sống của người bình dân xưa. - Nghệ thuật: có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn từ, âm nhạc, vũ đạo, hội hoạ và các trò diễn dân gian. Kịch bản tuồng là văn bản có cốt truyện, nhân vật kèm lời thoại và chỉ dẫn về bối cảnh, trang phục, hoạt động trên sân khấu,...
2. Tác phẩm - Văn bản trích trong vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến do Hoàng Châu Kỳ chỉnh lí (1957) gồm có tất cả 3 hồi. - Nghêu, Sò, Ốc, Hến thuộc loại tuồng đồ (tuồng hài), châm biếm sâu sắc nhiều thói tật trong xã hội và lật tẩy bộ mặt xấu xa của một số kẻ thuộc bộ máy cai trị ở địa phương trong xã hội xưa. - Đây là tác phẩm tiêu biểu nhất trong di sản tuồng truyền thống và là vở tuồng đồ thuộc loại đặc sắc nhất. - Nội dung: Thị Hến đã hẹn Nghêu tối đến nhà, nhưng lại cho mời cả Huyện Trìa và Đề Hầu cùng đến. Thị Hến dùng mưu dụ cả ba cùng xuất đầu lộ diện và bị một phen bẽ mặt. 3. Đọc văn bản - Thể loại: Tuồng hài
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 10 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác