Soạn giáo án ngữ văn 10 cánh diều Bài 5 Tiết…: Văn Bản 2. Đại Cáo Bình Ngô
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 10 Bài 5 Tiết…: Văn Bản 2. Đại Cáo Bình Ngô sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
…/…/…..
TIẾT…: VĂN BẢN 2. ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Phân tích và đánh giá được giá trị nội dung, nghệ thuật qua tác phẩm Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi
- Hiểu rõ giá trị nội dung của “Đại cáo bình Ngô”: Là bản tuyên ngôn về chủ quyền độc lập dân tộc, bản cáo trạng tội ác kẻ thù, bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, là áng văn yêu nước lớn, áng văn chói ngời tư tưởng nhân văn. – Hiểu được giá trị nghệ thuật của tác phẩm: Đại cáo bình ngô là áng văn chính luận xuất sắc trong văn học trung đại Việt Nam; kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, lời văn cân xứng; vừa hào hùng, vừa tha thiết, hình tượng nghệ thuật sinh động, phong phú.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Hình thành và rèn luyện năng lực vận dụng những kiến thức lịch sử, văn hóa, xã hội vào định hướng giá trị tác phẩm nghị luận trung đại
- Nhận biết và phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ, thủ pháp nghệ thuật thường dùng trong văn nghị luận
3. Phẩm chất:
- Đề cao tinh thần yêu nước, niềm tự hào về văn hoá và lịch sử dân tộc, về người anh hùng dân tộc - Danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập; kết nối với những bài học trước đó; huy động tri thức nền và trải nghiệm của HS. Đồng thời qua đó, thực hiện nhiệm vụ học tập.
b. Nội dung: Kiến thức, vốn sống của HS có liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về tiếng cười trong cuộc sống.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS xem video về khởi nghĩa Lam Sơn
https://www.youtube.com/watch?v=7hYLCHS-WHU
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu và trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã tích cực trả lời câu hỏi
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong lịch sử VHVN, ba áng thơ văn kiệt xuất được coi là các bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc là: Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) và Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh). Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc ta. Trong lịch sử VHVN, ba áng thơ văn kiệt xuất được coi là các bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc là: Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) và Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh). Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc ta “Đại cáo bình Ngô”.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản Đại cáo bình Ngô một cách hiệu quả.
b. Nội dung: Tìm hiểu tri thức có liên quan về văn bản Đại cáo bình Ngô.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác phẩm và thể loại văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nhắc lại: + Những đặc điểm chính về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi đã học từ tiết trước. + Thời đại lịch sử mà NT sống có điểm gì cần lưu ý? - GV đặt tiếp câu hỏi: Dựa vào SGK, hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của văn bản Đại cáo bình Ngô.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc bài, chú ý thực hiện những yêu cầu của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV gọi 2-3 HS đọc văn bản. Lưu ý HS cần đọc với giọng thơ thể hiện được không khí oai hùng, trang trọng. - GV yêu cầu HS tìm, giải nghĩa từ khó ở chân trang sách để hiểu được nội dung của văn bản. - GV tổ chức hoạt động nhóm: cho HS thảo luận theo nhóm nhỏ, trả lời câu hỏi: + Nhóm 1,3: Dựa vào phần tìm hiểu ở nhà, em hiểu thế nào về ý nghĩa nhan đề tác phẩm.
+ Nhóm 2, 5: Văn bản được viết theo thể loại nào? Dựa vào Kiến thức ngữ văn, nêu đặc trưng của thể loại văn học này.
+ Nhóm 4, 6: Tóm tắt nội dung cơ bản từng phần của văn bản. Cho biết mối liên hệ giữa các phần trên và cho biết: Bài Đại cáo viết về vấn đề gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin tác giả trong SGK, tóm tắt ý chính. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức. - Gv bổ sung kiến thức: + Nguyễn Trãi thừa lệnh và nhân danh Lê Lợi viết thư từ răn bảo các tướng sĩ của ta và thuyết phục tướng giặc nhà Minh, được tập hợp trong sách Quân trung từ mệnh tập (Tập văn từ lệnh trong quân). Nguyễn Trãi cũng được Lê Lợi giao viết Bình Ngô đại cáo (Đại cáo bình Ngô) với danh nghĩa nhà vua để bố cáo thiên hạ về đại thắng của dân tộc,... + Cáo là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết. | II. Tìm hiểu chung 1. Tác phẩm
- Hoàn cảnh ra đời: Cuối tháng 12 năm Đinh Mùi 1427, sau khi chiến tranh kết thúc, Lê Lợi giao cho Nguyễn Trãi viết Đại cáo, trịnh trọng tuyên bố trước toàn dân: cuộc kháng chiến của nhân dân Đại Việt chống quân Minh xâm lược đã toàn thắng, khẳng định chủ quyền độc lập của nước Đại Việt.
- Nhan đề tác phẩm:
+ Chữ Hán: Bình Ngô đại cáo → dịch ra tiếng Việt: Đại cáo bình Ngô. + Giải nghĩa: ● Đại cáo: bài cáo lớn → dung lượng lớn. tính chất trọng đại. ● Bình: dẹp yên, bình định, ổn định. ● Ngô: giặc Minh. Bài cáo lớn ban bố về việc dẹp yên giặc Ngô.
2. Thể loại nghị luận xã hội trung đại * Nghị luận xã hội trung đại - Nghị luận xã hội trung đại thường được viết bằng các thể văn như: chiếu, hịch, cáo, thư,... phản ánh những vấn đề chính trị, xã hội và có giá trị nghệ thuật cao. - Đặc trưng: + Là thể văn tổng hợp “văn, sử, triết bất phân”, có sự kết hợp hài hoà giữa lí lẽ và cảm xúc, giữa tư tưởng và tình cảm của người viết; do vậy, văn bản vừa có tính thuyết phục của lí lẽ, vừa giàu màu sắc biểu cảm nghệ thuật. + Nghị luận trung đại thường được viết bằng văn biền ngẫu, từ ngữ trang trọng, uyên bác, giàu tính ước lệ, tượng trưng. + Tác giả thường là các bậc vua, chúa, thủ lĩnh hoặc được vua, chúa, thủ lĩnh uỷ nhiệm soạn thảo các văn bản. Các tác giả được uỷ thác thường là những nhà văn hoá lỗi lạc hoặc có địa vị, uy tín cao trong triều đình và xã hội. + Nội dung: Văn bản nghị luận không chỉ thể hiện tư tưởng, tình cảm của các bậc vua, chúa, thủ lĩnh, đại diện cho tư tưởng thời đại, ý chí, khát vọng của cả quốc gia, dân tộc, mà còn chứa đựng trí tuệ, tình cảm và tài năng văn chương của mỗi tác giả. * Thể loại văn bản Đại cáo bình Ngô - Thể loại: Cáo, để phản ánh những vấn đề trước dân chúng về những công việc và sự kiện có tính chất quốc gia.
- Bài Đại cáo được viết bằng văn biền ngẫu ((loại văn có ngôn ngữ đối ngẫu, các vế đối thanh B-T, từ loại, có vần điệu, sử dụng điển cố, ngôn ngữ khoa trương).
3. Bố cục văn bản * Bố cục: - Phần 1: (mở đầu) Bài Đại cáo khẳng định tư tưởng nhân nghĩa, tinh thần yêu nước, thương dân – mục đích của cuộc kháng chiến, khẳng định chủ quyền độc lập và lịch sử oanh liệt của nước Đại Việt. - Phần 2: Lên án tội ác man rợ của kẻ thù với nhân dân ta. - Phần 3: Kể lại quá trình khởi nghĩa đầy gian khổ nhưng cuối cùng đã thắng lợi vẻ vang; Ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần nhân nghĩa, tài trí thao lược của lãnh tụ cuộc khởi nghĩa và của quân dân ta trong cuộc kháng chiến trường kì giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. - Phần 4 (tổng kết): Mở ra một kỉ nguyên mới – kỉ nguyên hòa bình, độc lập dân tộc, quyết tâm xây dựng một nhà nước Đại Việt tự chủ và thịnh vượng. * Nhận xét: Qua bố cục trên có thể thấy được hệ thống kết cấu của cả bài Đại cáo. Giữa các phần của bài Đại cáo có mối liên hệ mật thiết với nhau. Phần trước là tiền đề, cơ sở cho việc triển khai phần sau. Phần sau làm rõ các vấn đề được nêu lên ở phần trước. Tất cả được sắp xếp theo một hệ thống chặt chẽ bao gồm luận đề, các luận điểm ở từng phần, các chứng cứ, lập luận. * Mục đích: Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi viết Đại cáo bình Ngô nhằm: - Bố cáo trước bàn dân thiên hạ về chiến thắng của quân dân Đại Việt trước quân Minh xâm lược. - Khẳng định chủ quyền độc lập của nước Đại Việt. - Lên án tội ác của kẻ thù. - Kể lại quá trình khởi nghĩa đầy gian khổ, hi sinh nhưng cuối cùng đã thắng lợi vẻ vang của quân dân Đại Việt. - Ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần nhân nghĩa, tài trí thao lược của quân dân ta trong cuộc kháng chiến trường kl giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. - Thể hiện khát vọng về một kỉ nguyên mới: xây dựng một nhà nước Đại Việt tự chủ và thịnh vượng trong hoà bình, độc lập. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 10 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác