Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 10 cánh diều bài Tự đánh giá "Phép mầu" kì diệu của văn học

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm văn 10 bài Tự đánh giá "Phép mầu" kì diệu của văn học - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1:  Theo văn bản trên, một tác phẩm văn học được xem là hấp dẫn khi tác phẩm ấy khiến cho người đọc:

  • A. Mải mê đọc và quên hết nội dung của tác phẩm
  • B. Thích thú đi tìm những kiến thức ở ngoài tác phẩm
  • C. Cùng sống với thế giới do nhà văn sáng tạo ra
  • D. Thấy hiện ra trên trang sách cả một thế giới đương đại

Câu 2: Chiêm nghiệm của Nguyễn Đình Thi về việc "bừng thức tỉnh, tự nhận thấy rõ tâm hồn mình, thực sự tìm thấy mình" khi đến với văn học cho biết điều gì?

  • A. Vai trò của nhà văn đối với nghệ thuật
  • B. Sức mạnh của nghệ thuật vị nghệ thuật
  • C. Chức năng giải trí của văn học nghệ thuật
  • D. Khả năng thanh lọc tâm hồn của văn học

Câu 3: Hãy sắp xếp lại các ý sau cho đúng với trình tự: luận điểm, các lí lẽ, dẫn chứng mà tác giả đã trình bày ở phần 2.

A. Tác động thẩm mĩ có đặc điểm và quy luật riêng rất uyển chuyển.

B. Xin lấy một ví dụ, những suy nghĩ của Ta-go khi đọc Sếch-xpia.

C. Thường là trực tiếp, gần như bằng trực giác và bằng liên tưởng rất linh hoạt, chịu sự quy định của rất nhiều yếu tố.

D. Không nên nghĩ rằng tác động của tác phẩm cũng như sự liên hệ của người đọc bao giờ cũng phải thông qua con đường lô gích.

E. Rồi sau đó, ta mới có thể dùng tư duy lô gích để giải thích.

  • A. D - B - C - E - A
  • B. D - A - C - E - B
  • C. D - E - C - B - A
  • D. D - B - A - E - C

Câu 4: Nhận xét nào nêu đúng và đầy đủ những đặc điểm chung về ngôn từ trong các câu văn sau?

"Sự khô mòn của tình yêu thương, sự quen cho những cái không tốt, không đúng, không đẹp, sự lười biếng suy nghĩ, sự tính toán của mình - những cái đó làm cho con mắt người ta thường ngày mờ đi ít nhiều.".

"Trong tình yêu thắm thiết của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, trong tiếng rên xiết điên dại của vua Lia, trong ngọn lửa ghen ngày càng bùng cháy của Ô-then-lô, có một cái gì làm cho chúng tôi hăng say và phấn khởi.".

  • A. Giàu ẩn dụ, so sánh và nhạc tính
  • B. Giàu nhịp điệu, hình ảnh và cảm xúc
  • C. Giàu hình tượng và phong cách cá nhân
  • D. Giàu tính văn chương và tính thời sự

Câu 5: Phương án nào cho thấy đặc điểm của giọng điệu nghị luận trong đoạn văn sau?

"Không nên nghĩ rằng tác động của tác phẩm cũng như sự liên hệ của người đọc bao giờ cũng phải thông qua con đường lô gích. Tác động thẩm mĩ có đặc điểm và quy luật riêng rất uyển chuyển. Thường là trực tiếp, gần như bằng trực giác và bằng liên tưởng rất linh hoạt, chịu sự quy định của rất nhiều yếu tố. Rồi sau đó, ta mới có thể dùng tư duy lô gích để giải thích. Xin lấy một ví dụ...".

  • A. Độc thoại nhẹ nhàng để chia sẻ thông tin mới
  • B. Mạnh mẽ, sôi nổi để tranh luận về quan điểm
  • C. Gay gắt, phủ nhận ý kiến của đối phương
  • D. Đối thoại, trao đổi nhằm thuyết phục

Câu 6:  Ghép các lí lẽ, dẫn chứng ở cột B cho phù hợp với luận điểm ở cột A.

  • A. (1) - a, c; (2) - b, d
  • B. (1) - b, a; (2) - c, d
  • C.  1) - b, c; (2) - a, d
  • D. (1) - b, d; (2) - a, c

Câu 7: Câu văn cho biết quan điểm của tác giả về sự sáng tạo nghệ thuật trong văn bản:

  • A. Những vấn đề của tác phẩm nêu lên biến thành vấn đề của chính người đọc tự đặt ra với mình mà suy nghĩ.
  • B. Tác phẩm văn học tốt sẽ có tác dụng làm cho con người như "bừng thức tỉnh, tự nhận thấy rõ tâm hồn mình, thực sự tìm thấy mình".
  • C. Tác động thẩm mĩ có đặc điểm và quy luật rất uyển chuyển. Thường là trực tiếp, gần như bằng trực giác và bằng liên tưởng rất linh hoạt, chịu sự quy định của rất nhiều yếu tố
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 8: Điền từ vào chỗ trống:  Tác phẩm văn học tốt sẽ có tác dụng làm cho con người như "bừng thức tỉnh" bởi khi ta đọc một tác phẩm tốt, những nội dung trong đó sẽ hướng chúng ta đến những điều hay, ........ cho con người trong cuộc sống, từ đó mà chúng ta sẽ rút ra kinh nghiệm, bài học cho bản thân mình.

  • A. bổ ích
  • B. thú vị
  • C. đặc trưng
  • D. đặc biệt

Câu 9: Điền từ vào chỗ trống: Tác giả đưa ra ví dụ về "những suy nghĩ của Ta-go khi đọc Sếch-xpia" vì muốn làm ........ luận điểm khi đưa ra ví dụ về “những suy nghĩ của Ta-go khi đọc Sếch-xpia" là: Không nên nghĩ rằng tác động của tác phẩm cũng như sự liên hệ của người đọc bao giờ cũng phải thông qua con đường lô gích. Tác động thẩm mĩ có đặc điểm và quy luật riêng rất uyển chuyển.

  • A. khơi gợi
  • B. chứng minh
  • C. sáng tỏ
  • D. bình luận

Câu 10: Điền từ vào chỗ trống: “Những vấn đề của tác phẩm nêu lên biến thành những vấn đề của chính người đọc tự đặt ra với mình mà suy nghĩ." là một khi văn học có sức ...... làm cho người đọc hòa nhập vào cái thế giới do nhà văn sáng tạo, cùng sống với những nhân vật tưởng tượng như người thực thì những vấn đề của tác phẩm, vấn đề của nhân vật trong tác phẩm khiến người đọc tưởng như đó là vấn đề của chính mình ngoài đời.

  • A. mạnh
  • B. khỏ
  • C. hấp dẫn
  • D. diễn đạt

Câu 11: Nhan đề bào viết do ai đặt?

  • A. Tác giả
  • B. Bạn tác giả
  • C. Người thân tác giả
  • D. Người biên soạn

Câu 12: Tác giả của bài viết là ai? 

  • A. Nguyễn Đình Thi
  • B. Nguyễn Duy Bình
  • C. Nguyễn Hòa Bình
  • D. NguyễnDuy

Câu 13: Bài viết trích trong tác phẩm nào? 

  • A. Dạy văn dạy cái hay - cái đẹp
  • B. Tác Phẩm Và Lời Bình
  • C. Thi Nhân Việt Nam
  • D. Việt Nam Thi Ca Luận Và Văn Chương Xã Hội

Câu 14: "Dạy văn dạy cái hay - cái đẹp" do nhà xuất bản nào xuất bản?

  • A. NXN Trẻ
  • B. NXB Thông tin và Truyền thông
  • C. NXB Văn học
  • D. NXB Giáo dục

Câu 15: "Dạy văn dạy cái hay - cái đẹp" xuất bản năm bao nhiêu?

  • A. 1983
  • B. 1988
  • C. 1985
  • D. 1998

Câu 16: Các tác phẩm của tác giả? 

  • A. Coi trọng sự cảm thụ của học sinh trong giảng dạy văn học
  • B. Để trở thành chi âm tri kỷ với người sáng tác tìm hiểu thêm một ít về sự thống nhất giữa nội dung và hình thức trong tác phẩm văn học
  • C. Trao đổi về mấy vấn đề văn học hiện thực phê phán Việt Nam
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 17: Điền từ vào chỗ trống: Điều quan trọng của việc dạy văn là ............ ở học sinh khả năng cảm thụ cái đẹp của tác phẩm văn học, để qua đó giúp các em hiểu (chứ không phải nhớ thuộc lòng) tính nhân văn ẩn chứa sau từng bài thơ, áng văn. Vì vậy cần thiết kế chương trình dạy văn và tiếng Việt một cách khoa học, đồng thời kết hợp việc dạy văn với việc dạy các môn học xã hội nhân văn khác.

  • A. thắp sáng
  • B. trau dồi
  • C. đánh thức
  • D. bồi dưỡng

Câu 18: Tác giả từng là:

  • A. Dịch giả
  • B. Bác sĩ
  • C. Kĩ sư
  • D. Nhà thơ

Câu 19: Điền từ vào chỗ trống: Trong thời kỳ hiện đại hoá, công nghiệp hoá, thời kỳ mà con người như bị cuốn hút vào cơn cuồng phong của đồng tiền, cơn vũ bão của vật chất, văn chương chữ nghĩa gần như trở thành một.......... tầm thường, có cũng được mà không có cũng chẳng sao. Người ta lạ hoá văn chương, huyền bí hoá văn chương, biến văn chương thành cái gì đó thật xa vời, thật mông lung, nhưng không phải để tôn thờ văn chương mà là để biến nó thành một thứ “rẻ như bèo”. Hiếm người nhận thức ra giá trị đích thực của văn chương để đưa ra những phương cách phát huy hiệu quả việc dạy văn, những chương trình dạy văn hợp lý và những phương pháp dạy văn thích hợp.

  • A. bài viết
  • B. trang sức
  • C. tờ giấy
  • D. văn bản

Câu 20: Điền từ vào chỗ trống: Nếu như chúng ta ......... đúng mức đến việc thiết kế chương trình dạy văn và tiếng Việt một cách khoa học, có phương pháp, nếu chúng ta không kết hợp việc dạy văn với việc dạy các môn học xã hội nhân văn khác, nếu chúng ta nhắm mắt làm ngơ trước sự thờ ơ của học sinh, sinh viên trước văn chương, nghệ thuật thì e rằng, một ngày nào đó, tâm hồn Việt Nam sẽ trở nên khô cứng, con người Việt Nam sẽ trở nên lạnh lùng, dân tộc Việt Nam sẽ trở nên thực dụng.

  • A. chú ý
  • B. không quan tâm
  • C. quan tâm
  • D. để ý

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác