Trắc nghiệm Ngữ văn 10 cánh diều bài Đại cáo bình Ngô
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm văn 10 bài Đại cáo bình Ngô- sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Tác giả của "Đại cáo bình ngô" là ai?
- A. Trần Hưng Đạo
- B. Lê Lợi
C. Nguyễn Trãi
- D. Nguyễn Bỉnh Khiêm
Câu 2: Đại cáo trong nhan đề tác phẩm được hiểu là:
- A. Bài văn nghị luận được vua chúa, thủ lĩnh dùng để công bố một việc, một vấn đề gì đó.
B. Bài văn nghị luận được vua chúa, thủ lĩnh dùng để công bố những việc trọng đại đến muôn dân.
- C. Bài văn nghị luận được viết bằng văn biền ngẫu có độ dài và dung lượng lớn.
- D. Bài văn nghị luận được viết ra vì đại nghiệp, đại sự.
Câu 3: Là một áng “thiên cổ hùng văn”, thành công quan trong, dễ thấy nhất của Đại cáo bính Ngô là đã kết hợp một cách tự nhiên, hài hòa giữa:
- Yếu tố lịch sử và yếu tố nghệ thuật
- Yếu tố lí trí và yếu tố cảm xúc
Yếu tố chính luận và yếu tố văn chương
- Yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình
Câu 4: Ở "Bình Ngô đại cáo", Nguyễn Trãi tố cáo giặc Minh về:
- A. Chủ trương đồng hóa.
- B. Chủ trương cai trị thâm độc
- C. Tội ác của giặc.
D. Cả B, C đều đúng.
Câu 5: Dòng nào sau đây khái quát không đúng những đóng góp của Nguyễn Trãi trong quá trình phát triển của văn học dân tộc
- A. Nghệ thuật viết văn chính luận kiệt xuất
- B. Nhà thơ trữ tình sâu sắc
- C. Là người tiên phong sáng tạo trong thơ Nôm, viết nhiều và hay nhất
D. Có nhiều bài sáng tác theo thể thơ thuần chất dân tộc nhất.
Câu 6: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất mối quan hệ giữa việc nhân nghĩa và yên dân được tác giả phát biệu trong câu: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
- Yên dân là mục đích của việc nhân nghĩa
- Yên dân là thước đo của việc nhân nghĩa
Yên dân là cái gốc của việc nhân nghĩa
- Yên dân là cốt lõi của việc nhân nghĩa
Câu 7: Theo bố cục, các nội dung cụ thể sau đây được sắp xếp theo trình tự thế nào trong bài Đại cáo bình Ngô ?
(1) Nêu luận đề chính nghĩa.
(2) Vạch rõ tội ác của kẻ thù
(3) Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa.
(4) Tuyên bố thành quả của kháng chiến, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.
- A. (1) – (2) – (4) – (3)
- B. (1) –(3)– (2) – (4)
- C. (1) – (4) – (2) – (3)
D. (1) – (2) – (3) – (4)
Câu 8: Câu văn nào mang ý nghĩa khái quát nhất về tội ác trời không dung đất không tha của quân Minh?
- A.Bại nhân nghĩa nát cả đất trời – Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.
B.Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn – Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
- C.Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ - Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.
- D.Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội – Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rữa sạch mùi.
Câu 9: Trong những tội ác của giặc Minh dưới đây, tội ác nào là man rợ nhất:
A. Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,/ Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
- B. Tàn hại cả giống côn trùng, cây cỏ.
- C. Người bị đem vào núi đãi cát tìm vàng khốn nỗi rừng sâu nước độc.
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 10: Trong bài Đại cáo bính Ngô, có đến tám lần tác giả sử dụng các từ ngữ tách dòng riêng như một kiểu câu văn đặc biệt: Từng nghe, vậy nên, vừa rồi, ta đây, lại ngặt vì, thế mà, trọn hay, bởi thế. Cách sử dụng loại câu văn như vậy, chủ yếu có tác dụng gì?
- A. Tách đoạn
- B. Chuyển tiếp
C. Tạo sự khúc chiết, mạch lạc cho văn bản
- D. Liên kết
Câu 11: Mục đích sáng tác Đại cáo bình Ngô là:
- A. Ca ngợi Lê Lợi, chủ soái của khởi nghĩa Lam Sơn.
- B. Tố cáo tội ác của quân xâm lược.
C. Tổng kết toàn diện cuộc kháng chiến chống quân Minh.
- D. Biểu dương sức mạnh công trạng của nghĩa quân Lam Sơn.
Câu 12: Giải nghĩa từ "Dân đen, con đỏ":
A. dân thường
- B. nô lệ
- C. quý tộc
- D. hoàng tộc
Câu 13: Tư tưởng bao trùm và xuyên suốt bài đại cáo là gì ?
- A. Yêu nước, thương dân
- B. Tự hào dân tộc
C. Yêu nước, nhân nghĩa
- D. Tinh thần nhân văn
Câu 14: Thể cáo là gì?
- A. là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống với những cảm xúc chất chứa, cô đọng, những tâm trạng dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ, trong ngôn ngữ hàm xúc, giàu hình ảnh, và nhất là có nhịp điệu.
- B. là phương pháp hay dạng thức văn bản tồn tại với nội dung chủ yếu là bàn về một đối tượng khác, đó có thể là một tác phẩm văn học, đời sống, chính trị, xã hội nhằm cung cấp tới người đọc những lý lẽ, dẫn chứng của bản thân có tính thuyết phục.
- C. Là một hình thức hoặc kỹ thuật của ngôn ngữ thể hiện một dòng chảy tự nhiên của lời nói và cấu trúc ngữ pháp.
D. Là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết.
Câu 15: Tác phẩm nào của Nguyễn Trãi được đánh giá là “Có sức mạnh của 10 vạn quân” (Phan Huy Chú)
- A. Đại cáo bình ngô
- B. Bang hồ di sự lục
- C. Ức trai thi tập
D. Quân trung từ mệnh tập
Câu 16: Có thể chia văn bản thành mấy phần?
- A. 2
- B. 3
C. 4
- D. 5
Câu 17: Trong bài Bình Ngô đại cáo, “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi là?
- A. Mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người trên cơ sở tình thương và đạo
- B. Tiêu trừ tham tàn bạo ngược, bảo đảm cuộc sống yên ổn cho dân.
C. Tiêu trừ bọn cướp nước, bán nước, mang lại cuộc sống bình yên hạnh phúc cho nhân dân.
- D. Là tình yêu thương nhân dân như con
Câu 18: Giá trị nghệ thuật của văn bản là gì?
- A. Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương
- B. Lí luận chặt chẽ, hợp lí lời lẽ hùng hồn
- C. Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: liệt kể, phóng đại, so sánh, đối lập….
D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 19: Tuấn kiệt như sao buổi sớm – Nhân tài như lá mùa thu ý nói:
- A. Trong hàng ngũ nghĩa quân khi ấy không có nhiều người tài.
B. Trong hàng ngũ nghĩa quân khi ấy còn rất hiếm người tài giỏi.
- C. Trong hàng ngũ nghĩa quân khi ấy hiếm người văn võ toàn tài.
- D. Trong hàng ngũ nghĩa quân khi ấy các hào kiệt đã hy sinh quá nhiều.
Câu 20: Cơ sở nhân nghĩa của bài cáo thể hiện rõ và đầy đủ ý nghĩa nhất trong từ ngữ nào?
- A. Điếu dân phạt tội
- B. Mưu phạt tâm công
- C. Mở đường hiếu sinh
D. Đại nghĩa, chí nhân.
Xem toàn bộ: Soạn bài Đại cáo bình Ngô
Bình luận