Đáp án Ngữ văn 10 Cánh diều bài Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện
Đáp án bài Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 10 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN
Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong truyện "Người ở bến sông Châu" của Sương Nguyệt Minh.
Đáp án chuẩn:
Cuộc kháng chiến trường kỳ đã tạo ra nhiều anh hùng và trở thành đề tài hấp dẫn trong văn học và nghệ thuật. Nhân vật Dì Mây trong truyện ngắn "Người ở bến sông Châu" của Sương Nguyệt Minh phản ánh bản chất người lính và sự hy sinh, mất mát của người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh.
Câu chuyện kể về cuộc đời đau thương của dì Mây, một người phụ nữ đẹp nhưng gặp phải số phận bất hạnh. Dì đại diện cho thế hệ thanh niên hy sinh vì cách mạng, lăn lộn trên các nẻo đường Trường Sơn. Mối tình trong sáng của dì với chú San kết thúc trong nghịch cảnh: khi dì về quê, San đã lấy vợ vì tưởng dì hy sinh. Dù San xin được quay lại, dì Mây từ chối, cảm thấy "đau khổ và lỡ dở đã là quá đủ."
Dì Mây không chỉ chịu nỗi buồn mất người yêu mà còn các hậu quả do chiến tranh để lại: từ một người con gái xinh đẹp, dì trở thành tàn tật với chân giả và nạng gỗ. Dù vậy, dì tự hào vì đã dâng hiến thanh xuân cho cách mạng. Cuộc sống của dì khi trở về quê đầy đau xót và thay đổi, phản ánh sự kiên cường và bất hạnh của một người phụ nữ bị chiến tranh cướp đi tất cả: tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc.
Truyện đặt dì Mây vào những tình huống đau khổ và trớ trêu. Khi đứng trước lựa chọn tình yêu, dì dù còn thương chú San, vẫn cương quyết chia tay vì nghĩ mình chỉ là "một người đàn bà khổ." Tác giả tiếp tục đẩy dì vào tình huống khó khăn khi dì đỡ đẻ cho vợ chú San dù bị ngăn cản, và dì khóc sau khi thành công. Hình ảnh dì Mây hiện lên là một người phụ nữ xinh đẹp, gan dạ, và đầy lòng nhân ái, dù chịu nhiều đau khổ và thử thách do chiến tranh, vẫn quyết tâm đối mặt với số phận.
Nhà văn Sương Nguyệt Minh đã vô cùng thành công trong việc xây dựng nhân vật dì Mây, bởi nhờ có ông, mà chúng ta thấy được những góc khuất của chiến tranh, những câu chuyện buồn dưới thời chiến. Chưa bao giờ, trong văn học Việt Nam xuất hiện người phụ nữ trở về sau chiến tranh lại bi thương đến vậy. Từ đó, ta mới càng cảm thông hơn với những số phận của họ và thật biết ơn với những công lao của họ để chúng ta có được cuộc sống như ngày hôm nay.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận