5 phút soạn Văn 10 tập 2 cánh diều trang 50
5 phút soạn Văn 10 tập 2 cánh diều trang 50. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
VĂN BẢN. HỒI TRỐNG CỔ THÀNH
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
ĐỌC VĂN BẢN
CH1: Thái độ của Trương Phi và Quan Công như thế nào?
CH2: Vì sao Quan Công nhắc đến "nghĩa vườn đào"?
CH3: Vì sao cách xưng hô giữa Trương Phi và Quan Công đối lập nhau?
CH4: Em có bất ngờ với tình huống này không? Vì sao?
CH5: Khí phách và tài nghệ của Quan Công được thể hiện ra sao?
SAU KHI ĐỌC
CH1: Nêu các sự kiện chính của văn bản Hồi trống Cổ thành. Lí do dẫn đến sự hiểu lầm của Trương Phi đối với Quan Công?
CH2: Người kể chuyện đã khắc họa tính cách của Trương Phi và Quan Công thông qua những chi tiết, sự việc, tình huống nào
CH5: Với em, bài học sâu sắc nhất sau khi học văn bản Hồi trống Cổ Thành là gì?
CH3: Phân tích và đánh giá ý nghĩa chuyện được kể trong văn bản Hồi trống Cổ Thành
CH4: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng) so sánh tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công được thể hiện qua đoạn trích Hồi trống Cổ Thành.
PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI
ĐỌC VĂN BẢN
CH1: Thái độ của Trương Phi: Sau khi được báo tin, chẳng nói năng gì, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân đi tắt ra cửa bắc.
Thái độ của Quan Công: trông thấy Trương Phi mừng rỡ vô vùng, giao long đao cho Châu Thương cầm, tế ngựa lại đón.
CH2: Quan Công nhắc đến “nghĩa vườn đào” vì chàng ngạc nhiên trước thái độ của Trương Phi
CH3: Cách xưng hô giữa Trương Phi và Quan Công đối lập nhau bởi Quan Công vẫn luôn coi trọng Trương Phi, còn Trương Phi lại đng hiểu nhầm quan công.
CH4: Em vừa bất ngờ với tình huống này vì tình huống ấy càng làm mối nghi ngờ về Quan Công trong lòng Trương Phi rõ nét hơn.
CH5: Quan Công ngang tàn, anh dũng, tài nghệ giỏi, xuất chúng
SAU KHI ĐỌC
CH1: Các sự kiện chính của văn bản Hồi trống Cổ thành:
- Hành động bột phát, trong tâm thế chiến đấu với kẻ thù của Trương Phi khi nghe xong lời của Tôn Càn.
- Khi Trương Phi gặp Quan Công.
- Sự xuất hiện của Sái Dương, giải hiềm nghi và hai anh em đoàn tụ.
Lí do dẫn đến sự hiểu lầm của Trương Phi đối với Quan Công: Trương Phi hiểu lầm Quan Công đã phản bội lại mình.
CH2: Trương Phi là một dũng tướng, tính cách ngay thẳng, cương trực và đơn giản, nóng nảy. Quan Công là người hiểu chuyện, khéo léo
CH3:
Hối trống là chi tiết nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa
- Hồi trống thách thức: đây là hồi trống để thử thách lòng trung thành của Quan Công, thử thách tài năng của Quan Công
- Hồi trống đoàn tụ: ca ngợi tình nghĩa huynh đệ, ngợi ca tấm lòng trung nghĩa của các anh hung
- Biểu dương tinh thần cương trực của Trương Phi, lòng trung nghĩa của Quan Công
- Ca ngợi tình nghĩa vườn đảo của ba an hem Lưu – Quan – Trương
à Hồi trống Cổ Thành chính là linh hồn, kết tinh mọi yếu tố nội dung và nghệ thuật của văn bản.
CH4: Quan Công tỏ ra là người độ lượng, khiêm nhương, từ tốn trong khi đó Trương Phi lại hết sức nóng nảy. Trương Phi là con người cương trực, thẳng như làn tên bắn, sáng như tấm gương soi, không chấp nhận sự quanh co, lắt léo, đen trắng rõ rặng, với kẻ thù chỉ có thể nói chuyện bằng gươm giáo. Hội Trống Cổ Thành đã khắc họa được tính cách tưởng chừng đối lập của hai nhân vật của Tam quốc. Trương Phi ngay thẳng, Quan Công trung nghĩa.
CH5: Giữ gìn và học hỏi theo vẻ đẹp trong tính cách của Trương Phi và Quan Công: giàu lòng trung nghĩa, tận trung với vua
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
soạn 5 phút Văn 10 tập 2 cánh diều, soạn Văn 10 tập 2 cánh diều trang 50, soạn Văn 10 tập 2 CD trang 50
Bình luận